Chất kháng khuẩn thực vật - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Chất kháng khuẩn thực vật



Mục lục
Chương 1: Khái niệm chung . . 4
1.1 Khái niệm . . 4
1.2. Cơ chế kháng khuẩn . . 4
Chương 2: Những hợp chất kháng khuẩn thực vật . . 4
2.1. Alkaloids . . 4
2.1.1. Khái niệm về alkaloid . . 4
2.1.2. Phân loại . . 7
2.1.3. Danh pháp . . 7
2.1.4. Phân bố trong thiên nhiên . 8
2.1.5. Tính chất . . 9
2.1.6. Một số alkaloid có tính kháng khuẩn . 11
2.2. Terpenoids và tinh dầu . . 14
2.2.1. Khái niệm . . 14
2.2.2. Thành phần cấu tạo . . 14
2.2.3. Tính chất . . 18
2.2.4. Tính kháng khuẩn . . 19
2.2.5. Ứng dụng của tinh dầu trong ngành công nghệ thực phẩm . 21
2.3. Phenol đơn và acid phenolic . . 21
2.4. Các hợp chất khác . . 30
Chương 3: Ứng dụng . 39
3.1. Actiso . . 44
3.2. Quế . . 46
3.3. Nhân sâm . . 49
Tài liệu tham khảo . . 52
Chương 1: Khái niệm chung
1.1 Khái niệm
 Kháng khuẩn thực vật là tên gọi chung chỉ các hợp chất hữu cơ có trong thực vật có tác dụng
tiêu diệt hay kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật. Các chất kháng khuẩn thường có tác dụng
đặc hiệu lên các loài vi sinh vật khác nhau ở một nồng độ thường rất nhỏ.
 Những tính chất này có thể thuộc nhiều cấu trúc hóa học khác nhau như alkaloid, tannin,
flavonoid, tinh dầu…
1.2. Cơ chế kháng khuẩn
 Ức chế quá trình tổng hợp vách của vi khuẩn (vỏ) của vi khuẩn. Gồm có penicillin, bacitracin,
vancomycin. Do tác động lên quá trình tổng hợp vách nên làm cho vi khuẩn dễ bị các đại thực
bào phá vỡ do thay đổi áp suất thẩm thấu.
 Ức chế chức năng của màng tế bào. Gồm có: colistin, polymycin, gentamicin, amphoterricin.
Cơ chế làm mất chức năng của màng làm cho các phân tử có khối lượng lớn và các ion bị
thoát ra ngoài.
 Ức chế quá trình sinh tổng hợp protein:
o Nhóm aminoglycosid gắn với receptor trên tiểu phân 30S của ribosome làm cho quá trình
dịch mã không chính xác.
o Nhóm chloramphenicol gắn với tiểu phân 50S của ribosome ức chế enzyme
peptidyltransferase ngăn cản việc gắn các acid amin mới vào chuỗi polypeptide.
o Nhóm macrolides và lincoxinamid gắn với tiểu phân 50S của ribosome làm ngăn cản quá
trình dịch mã các acid amin đầu tiên của chuỗi polypeptide.
 Ức chế quá trình tổng hợp acid nucleic:
o Nhóm refampin gắn với enzyme RNA polymerase ngăn cản quá trình sao mã tạo thành
mRNA (RNA thông tin).
o Nhóm quinolone ức chế tác dụng của enzyme DNA gyrase làm cho hai mạch đơn của
DNA không thể duỗi xoắn làm ngăn cản quá trình nhân đôi của DNA.
o Nhóm sulfamide có cấu trúc giống PABA (p aminobenzoic acid) có tác dụng cạnh tranh
PABA và ngăn cản quá trình tổng hợp acid nucleotid.
o Nhóm trimethoprim tác động vào enzyme xúc tác cho quá trình tạo nhân purin làm ức chế
quá trình tạo acid nucleic.
Chương 2: Những hợp chất kháng khuẩn thực vật
2.1. Alkaloids
2.1.1. Khái niệm về alkaloid
Alcaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân dị vòng, có phản ứng kiềm,
thường gặp trong thực vật và đôi khi trong động vật, thường có dược lực tính mạnh và cho phản
ứng hóa học với một số thuốc thử gọi là thuốc thử chung của alcaloid.
Alkaloid là amin nguồn gốc tự nhiên do thực vật tạo ra, nhưng các amin do động vật và nấm tạo
ra cũng được gọi là các ancaloit. Nhiều ancaloit có các tác động dược lý học đối với con người và
các động vật khác. Tên gọi của ancaloit trong một số ngôn ngữ phương Tây có lẽ có nguồn gốc
từ alkali/ancali (kiềm); và ban đầu thuật ngữ này được sử dụng để miêu tả bất kỳ một bazơ hữu
cơ nào có chứa nitơ. Các ancaloit thông thường là các dẫn xuất của các axít amin và phần nhiều
trong số chúng có vị đắng. Chúng được tìm thấy như là các chất chuyển hóa phụ trong thực vật
(ví dụ khoai tây hay cà chua), động vật (ví dụ các loại tôm, cua, ốc, hến) và nấm. Nhiều ancaloit
có thể được tinh chế từ các dịch chiết thô bằng phương pháp chiết axít-bazơ.
Đã từ lâu các nhà khoa học tìm thấy trong cây các hợp chất tự nhiên, những hợp chất này
thường là những acid hay những chất trung tính. Đến năm 1806 một dược sĩ là Friedrich
Wilhelm Sertuner phân lập được một chất từ nhựa thuốc phiên có tính kiềm và gây ngủ mạnh đã
đặt tên là morphin. Năm 1810 Gomes chiết được chất kết tinh từ vỏ cây Canhkia và đặt tên là
“Cinchonino”, sau đó P.J. Pelletier và J.B. Caventou lại chiết được hai chất có tính kiềm từ hạt
một loài Strychnos đặt tên là strychninvà brucin. Đến năm 1819 một dược sĩ là Wilhelm
Meissner đề nghị xếp các chất có tính kiềm lấy từ thực vật ra thành một nhóm riêng và ông để
nghị gọi tên là alkaloid do đó người ta ghi nhận Meissner là người đầu tiên đưa ra khái niệm về
alkaloid và có định nghĩa: Alcaloid là những hợp chất hữu cơ, có chứa nitơ, có phản ứng kiềm và
lấy từ thực vật ra.
Sau này người ta đã tìm thấy alcaloid không những có trong thực vật mà còn có trong động
vật như: Samandarin, samanin lấy từ tuyến da con Salamandra maculosa và S.altra.

/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status