Công nghệ - Thức ăn thủy sản - pdf 16

Download miễn phí Đồ án Công nghệ - Thức ăn thủy sản



Mục lục
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG 5
1. VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI NGHỀ NUÔI THỦY SẢN 6
2. ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CƠ BẢN CỦA ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN 7
3. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG THỨC ĂN HIỆN NAY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 7
3.1. Nguồn thức ăn nhân tạo 8
3.2. Vấn đề thức ăn tự nhiên 8
3.3. Nhận thức về vị trí của thức ăn trong nuôi thủy sản 8
3.4. Vấn đề chế biến thức ăn 8
3.5. Vấn đề sử dụng thức ăn trong các hình thức nuôi 8
CHƯƠNG 2 : THỨC ĂN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 9
1. GIỚI THIỆU - PHÂN LOẠI 9
2. NHÓM NGUYÊN LIỆU CUNG CẤP PROTEIN 9
2.1. Nhóm protein động vật 10
2.2. Nhóm protein thực vật 12
2.3. Một số nhóm cung cấp protein khác 13
3. NHÓM NGUYÊN LIỆU CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG 13
3.1. Nhóm cung cấp tinh bột 13
3.2. Dầu động thực vật 14
4. SỬ DỤNG PROBIOTIC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 14
4.1. Kết quả thực nghiệm trên cá 15
4.2. Kết quả thực nghiệm trên các loài giáp xác (crustaceans) 16
5. CÁC CHẤT PHỤ GIA 17
5.1. Chất kết dính 17
5.2.Chất chống oxy hóa 18
5.3. Chất kháng nấm 18
5.4. Chất tạo mùi (chất dẫn dụ) 18
5.5. Sắc tố 19
5.6. Premix vitamin – khoáng 19
5.7. Acid amin tổng hợp 19
6. CÁC CHẤT PHẢN DINH DƯỠNG VÀ CÁC CHẤT ĐỘC TRONG NGUYÊN LIỆU CHẾ BIẾN THỨC ĂN THỦY SẢN 20
6.1. Độc tố có nguồn gốc thực vật 20
6.2. Độc tố có nguồn gốc vi sinh vật 22
CHƯƠNG 3 : NĂNG LƯỢNG TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN 26
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM NĂNG LƯỢNG 26
1.1. Năng lượng thô (Gross ennergy-GE) 26
1.2. Năng lượng tiêu hóa (Digestible energy- DE) 27
2. NHU CẦU NĂNG LƯỢNG CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN 28
3. CÁC NGUỒN THỨC ĂN CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG 28
CHƯƠNG 4 : NHU CẦU DINH DƯỠNG 29
PHẦN 1 : PROTEIN VÀ ACID AMIN 29
1. GIỚI THIỆU 29
2. VAI TRÒ CỦA PROTEIN 29
3. NHU CẦU PROTEIN CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN 29
3.1. Định nghĩa 29
3.2. Nhu cầu protein 30
4 . NHU CẦU VỀ ACID AMIN 30
4.1 Acid amin không thiết yếu 30
4.2 Acid amin thiết yếu 30
PHẦN 2 : LIPID VÀ ACID BÉO 31
1. GIỚI THIỆU 31
2. VAI TRÒ CỦA CÁC LIPID 32
2.1 Cung cấp năng lượng 32
2.2 Hoạt hóa và cấu thành enzyme 32
2.3 Tham gia cấu trúc màng tế bào 32
2.4 Vận chuyển các vitamin và một số chất khác 33
3. NHU CẦU LIPID CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN 33
4. NHU CẦU ACID BÉO THIẾT YẾU 34
5. PHOSPHOLIPID VÀ NHU CẦU PHOSPHOLIPID 35
6. CHOLESTEROL VÀ NHU CẦU CHOLESTEROL 35
PHẦN 3 : CARBOHYDRATE 37
1. GIỚI THIỆU 37
1.1 Tinh bột 37
1.2 Dextrin 38
1.3 Glycogen 38
1.4 Cellulose 38
2. VAI TRÒ CARBOHYRATE TRONG THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN 38
3. NHU CẦU CARBOHYDRATE CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN 38
4. CHẤT XƠ TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN 39
PHẦN 4 : VITAMIN 40
1. GIỚI THIỆU 40
2. TÍNH CHẤT VÀ NHU CẦU VITAMIN CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN 40
2.1. Nhóm vitamin tan trong nước 40
2.2. Nhóm vitamin tan trong chất béo 43
PHẦN 5 : MUỐI KHOÁNG 45
1. GIỚI THIỆU 45
2. CHỨC NĂNG CỦA MUỐI KHOÁNG 46
3. KHOÁNG ĐA LƯỢNG 46
3.1. Calci (Ca) và Phosphorus (P) 46
3.2. Magneium (Mg) 47
3.3. Các khoáng đa lượng khác 47
4. CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG 48
4.1. Kẽm (Zn) 48
4.2. Sắt (Fe) 48
4.3. Đồng (Cu) 49
CHƯƠNG 5 : QUY TRÌNH SẢN XUẤT 50
5. SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO TÔM 50
5.1. Quy trình sản xuất 50
5.2. Thuyết minh quy trình 51
CHƯƠNG 6 : SẢN PHẨM 69
1. ĐỘ BỀN TRONG NƯỚC CỦA THỨC ĂN VIÊN 69
2. BẢO QUẢN THỨC ĂN 69
2.1. Nhiệt độ và độ ẩm 70
2.2. Tác động của vi sinh vật 70
2.3. Tác động của côn trùng và các loài gặm nhấm 71
2.4. Sự biến đổi hoá học trong quá trình bảo quản 71
2.5. Phương pháp bảo quản 71
3. TIÊU CHUẨN THỨC ĂN HỖN HỢP 71
3.1. Độ ẩm 72
3.2. Kích thước 72
3.3. Tiêu chuẩn cảm quan 73
3.4. Tiêu chuẩn dinh dưỡng 73
4. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI THỨC ĂN HỖN HỢP 73
5. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 73
6. TIÊU CHUẨN NGÀNH MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN THỦY SẢN CỤ THỂ 74
CHƯƠNG 7 : TIÊU CHUẨN – KHẨU PHẦN ĂN – THIẾT LẬP CÔNG THỨC 84
1. KHÁI NIỆM 84
1.1. Tiêu chuẩn ăn 84
1.2. Nội dung tiêu chuẩn ăn 84
1.3. Khẩu phần ăn 85
2. THIẾT LẬP CÔNG THỨC THỨC ĂN 86
2.1. Các nguyên tắc trong thiết lập công thức thức ăn 86
2.2. Phương pháp tổ hợp công thức 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

terol... Trong đó cholesterol được xem như là loại có ảnh hưởng lớn nhất đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của nhiều loại giáp xác (Teshima và Kanazawa, 1983). Một số loài giáp xác như cua và tôm hùm sẽ chuyển hoá cholesterol ngoại sinh thành cholesteryl esters, corticoids, kích thích tố sinh dục, và kích thích tố lột xác (Kanazawa, 1985; Teshima và Kanazawa, 1971). Thí nghiệm của Teshima và ctv (1982) trên tôm P. japonicus cho thấy, khi bổ sung 1% cholesterol vào thức ăn cho loài tôm này đã làm gia tăng tỷ lệ sống cũng như tốc độ tăng trưởng. Nhu cầu cholesterol của tôm sú P. monodon được đề nghị bởi Wu (1986) là 0,5%.
Một vài lưu ý khi thức ăn bị oxy hóa lipid (ôi dầu) :
Lipid bị oxy hóa giảm lượng acid béo cần thiết cho ĐVTS
Gây độc cho ĐVTS, nguyên nhân là quá trình oxy hóa chất béo tạo các sản phẩm như andehyt, ketons ... đây là những chất gây độc cho ĐVTS.
Quá trình oxy hóa lipid sẽ làm cho thức ăn còn mùi hôi, vị khó ăn nên ảnh hưởng đến sự bắt mồi, hiệu quả sử dụng thức ăn.
Sản phẩm ĐVTS khi sử dụng thức ăn bị oxy hóa có mùi hôi khó chịu, mỡ tích lũy sẽ bị vàng hay nâu sậm.
Một số dưỡng chất cần thiết bị phân hủy (Vitamin A, B6, C, D, E và carotenoid).
Giá trị dinh dưỡng của thức ăn giảm.
Một số dấu hiệu khi ĐVTS sử dụng thức ăn có chứa chất béo bị oxy hóa:
Xuất huyết, lượng hồng cầu giảm và cá có triệu chứng thiếu máu
Trương bụng và phồng gan
Giảm ăn và FCR tăng cao
Sinh trưởng chậm
Mòn vây và teo cơ
Tăng tỷ lệ chết
Để tránh hiện tượng oxy hóa chất béo nên sử dụng chất kháng oxy hóa. Các chất kháng oxy hóa như vitamin E, phenols, quinones, tocopherols và gallic acid, ascorbic acid, citric acid. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất người ta thường dùng các chất kháng oxy hóa nhân tạo như:
BHT (Butylated Hydroxy Toluen)
BHA (Butylated Hydroxy Anisole)
Ethoxyquin
Ngoài ra thức ăn cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để tránh hiện tượng oxy hóa.
PHẦN 3 : CARBOHYDRATE
1. GIỚI THIỆU
Carbohydrate được xem là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng rẻ tiền nhất cho ĐVTS. Sự tiêu hóa carbohydrate biến động rất lớn giữa các loài và phụ thuộc vào thành phần của carbohydrate trong nguyên liệu. Năng lượng trao đổi (ME) carbohydrate của ĐVTS dao động lớn từ 0 kcal/g (cellulose) đến 3.8 kcal/g (đường đơn). Carbohydrate chiếm tỷ lệ trên 75% ở thực vật, trong khi ở động vật hiện diện với số lượng nhỏ và tồn tại chủ yếu dưới dạng glycogen.
Carbohydrate (Glucid) chứa C, H, O. Công thức tổng quát của (CH2O)n hay Cx(H2O)y. Carbohydrate được chia làm hai nhóm chính: nhóm đường và nhóm không đường:
Nhóm đường bao gồm monosaccharide (đường đơn): như glucose, galactose, mannose, fructose và oligosaccharide (đường đa): Sucrose, lactose, maltose... Nhóm này không phải là thành phần quan trọng trong thức ăn của động vật thủy sản.
Nhóm không đường: tinh bột, dextrin, glycogen, cellulose, pectin, hemicellulose... trong đó tinh bột vai trò quan trọng trong thức ăn thủy sản.
1.1 Tinh bột
Tinh bột là chất dự trữ trong thực vật. Trong hạt có thể chiếm đến 70%, trong trái, khoai củ có thể đến 30%. Tinh bột hiện diện trong tế bào thực vật dưới dạng các hạt tinh bột bao gồm amylose (20-30%) và amylopectin (70-80%).
Amylose: gồm chuỗi không phân nhánh (α-1,4) các đơn vị glucose.
Amylopectin: gồm chuỗi chính (α-1,4) và các nhánh ngang (α-1,6).
1.2 Dextrin
Là sản phẩm trung gian của sự thủy phân tinh bột và glycogen. Thường được sử dụng làm chất kết dính trong thức ăn thủy sản. Trong nghiên cứu về khả năng sử dụng carbohydrate cho tôm cá, dextrin thường được sử dụng như nguồn cung cấp carbohydrate.
1.3 Glycogen
Glycogen là dạng dự trữ carbohydrate trong gan và cơ của động vật thủy sản. Cấu trúc là một polysaccharides có nhánh giống như tinh bột nhưng có trọng lượng phân tử lớn hơn, chuỗi có 5.000-25.000 đơn vị glucose.
1.4 Cellulose
Là một glucosan, có cấu trúc theo kiểu liên kết 1-4 β-glucose với khoảng 8.000 phân tử β-glucose liên kết lại. Cellulose có ở tất cả thực vật vì nó là chất chính yếu của vách tế bào thực vật. Cellulose hiện diện nhiều trong cám gạo (>12%), một nguồn nguyên liệu quan trọng trong thức ăn cho động vật thủy sản.
2. CHỨC NĂNG CARBOHYRATE TRONG THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
Carbohydrate là nguồn năng lượng chủ yếu cho toàn bộ hoạt động sống cơ thể.
1gr carbohydrate (oxy hóa) = 4,19 Kcal
Trong khẩu phần thức ăn khi carbohydrate tăng lên thì sự phân giải lipid và protein trong cơ thể sẽ giảm đi, thì năng lượng chủ yếu do carbohydrate cung cấp. Do đó carbohydrate được xem là nguồn cung cấp năng lượng cùng với protein và lipid.
Quá trình dự trữ năng lượng ở dạng glycogen và chuyển hóa thành lipid dự trữ trong cơ thể ĐVTS.
Carbohydrate là một trong những thành phần cấu tạo tổ chức cơ thể như glucoprotein có trong màng tế bào. Trong công nghệ chế biến, carbohydrate là đóng vai trò là chất kết dính quan trọng.
3. NHU CẦU CARBOHYDRATE CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
Khả năng sử dụng carbohydrate của động vật thủy sản thì khác nhau, đặc biệt là giữa các loài, trong đó tính ăn là khâu quyết định đến khả năng sử dụng carbohydrate của ĐVTS. Những loài ăn tạp, thực vật có khả năng sử dụng carbohydrate tốt hơn loài ăn động vật.
Có những loài tôm cá không có nhu cầu về carbohydrate là do chúng có khả năng tổng hợp carbohyrate thông qua con đường biến dưỡng glucose (gluconeogenesis) hay thỏa mãn về nhu cầu năng lượng sử dụng từ lipid và protein.
Tuy nhiên việc bổ sung carbohydrate vào thức ăn cho ĐVTS với các mục đích :
Giảm giá thành: do carbohydrat là nguồn cung cấp năng lượng rẻ tiền
Giảm việc sử dụng protein như là nguồn năng lượng (hoạt động thay thế protein của carbohydrate), từ đó protein cung cấp từ thức ăn được động vật thủy sản sử dụng cho sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn tăng.
Tăng độ bền trong nước (chất kết dính trong thức ăn)
Giảm mức độ nát, bụi của thức ăn (kết dính các thành phần với nhau)
4. CHẤT XƠ TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN
Chất xơ là thành phần phổ biến trong thức ăn thực vật. Hiện nay, thức ăn chế biến thường sử dụng một lượng lớn nguồn nguyên liệu có nguồn gốc thực vật nên tỷ lệ xơ trong thức ăn cao. Chất xơ có thể chia làm 2 nhóm: nhóm tan trong nước và nhóm không tan trong nước.
Thông thường đối với thức ăn cá có tỷ lệ chất xơ trong thức ăn được đề nghị không quá 10%, riêng đối với thức ăn tôm tỷ lệ này thường không quá 4%. Một vài điểm cần lưu ý đối với chất xơ:
Chất xơ kích thích nhu động co bóp của ống tiêu hoá làm cho thức ăn di chuyển dễ dàng để tống cặn bã, độc hại ra ngoài. Chất xơ có tác dụng làm gia tăng tốc độ thức ăn đi qua đường tiêu hóa nên nó tác dụng làm tăng lượng thức ăn ĐVTS ăn vào.
Hàm lượng chất xơ cao sẽ làm giảm hoạt động của một số enzyme. Đặc biệt là lignin liên kết với protein làm giảm khả năng tiêu hoá protein.
Khi chất xơ quá nhiều thì hàm lượng các dưỡng chất khác thấp, làm cho động vật phải ăn nhiều lên để đủ chất dinh dưỡng, điều này dẫn tới lượng phân thải ra nhiều (tăng COD trong ao nuôi).
Chất xơ trong thức ăn sẽ làm giảm khả năng kết dính khi ép viên thức ăn.
PHẦN 4 : VITAMIN
1. GIỚI THIỆU
So sánh với các thành phần d
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status