Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên thuộc trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên thuộc trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 3
I-/ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH XUẤT KHẨU. 3
1-/ Tính tất yếu khách quan của thương mại quốc tế. 3
2-/ Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu. 5
3-/ Một số hình thức xuất khẩu chủ yếu. 7
II-/ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU. 9
1-/ Nghiên cứu thị trường. 9
2-/ Lựa chọn bạn hàng và cách giao dịch. 12
3-/ Lập phương án kinh doanh. 12
4-/ Đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá. 13
5-/ Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 14
III-/ NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ. 18
A-/ Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. 18
B-/ Nhóm nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp. 21
III-/ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP. 22
1-/ Quan niệm về hiệu quả kinh doanh thương mại quốc tế
của doanh nghiệp. 22
2-/ Phân loại hiệu quả kinh tế. 22
3-/ Các chỉ tiêu hiệu quả. 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TINH DẦU
VÀ CÁC SẢN PHẨM TỰ NHIÊN TẠI CÔNG TY TINH DẦU
VÀ CÁC SẢN PHẨM TỰ NHIÊN 26
I-/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NHIỆM VỤ
CỦA CÔNG TY. 26
1-/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 26
2-/ Chức năng nhiệm vụ của công ty. 26
3-/ Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban
trong công ty. 27
4-/ Môi trường kinh doanh của công ty. 30
II-/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 1995-1999 33
1-/ Đặc điểm mặt hàng sản xuất kinh doanh. 33
2-/ Tình hình hoạt động kinh doanh chung của công ty. 34
III-/ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU TINH DẦU
TẠI CÔNG TY GIAI ĐOẠN 1995-1999. 36
1-/ Tổ chức hoạt động kinh doanh xuất khẩu tinh dầu tại công ty. 36
2-/ Tình hình hoạt động xuất khẩu. 41
V-/ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU TINH DẦU
VÀ CÁC SẢN PHẨM TỰ NHIÊN TẠI CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 1995-1999. 50
VI-/ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU TẠI CÔNG TY VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI. 58
1-/ Những ưu điểm: 58
2-/ Những nhược điểm và nguyên nhân: 59
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TINH DẦU VÀ CÁC SẢN PHẨM
TỰ NHIÊN (ENTEROIL) 61
I-/ VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG TINH DẦU TRONG NƯỚC
VÀ TRÊN THẾ GIỚI. 61
1-/ Thị trường tinh dầu trên thế giới. 61
2-/ Thị trường nhập khẩu tinh dầu trên thế giới. 63
3-/ Thị trường tinh dầu nội địa. 65
II-/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
TINH DẦU VÀ CÁC SẢN PHẨM TỰ NHIÊN TRONG THỜI GIAN TỚI. 67
III-/ MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TINH DẦU
VÀ CÁC SẢN PHẨM TỰ NHIÊN. 69
1-/ Những thuận lợi của công ty. 69
2-/ Những khó khăn của công ty. 70
IV-/ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VỀ PHÍA CÔNG TY. 71
1-/ Lập phòng Marketing trong công ty. 72
2-/ Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường. 74
3-/ Mở rộng thị trường xuất khẩu. 75
4-/ Tạo nguồn hàng ổn định vững chắc. 76
5-/ Nâng cao chất lượng tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên xuất khẩu. 77
6-/ Đa dạng hoá sản phẩm. 78
7-/ Khuyếch trương quảng cáo hàng xuất khẩu với bạn hàng. 78
8-/ Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. 79
9-/ Nhân tố con người. 80
IV-/ CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT VỚI NHÀ NƯỚC NHẰM ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TINH DẦU VÀ CÁC SẢN PHẨM
TỰ NHIÊN. 81
1-/ Thành lập hiệp hội tinh dầu. 81
2-/ Chính sách khuyến khích xuất khẩu đối với mặt hàng tinh dầu. 82
3-/ Cơ chế quản lý. 83
4-/ Đầu tư cho ngành tinh dầu. 83
5-/ Một số chính sách hỗ trợ khác. 84
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hân tích những thông tin cần thiết để giải quyết Marketing. Bởi vậy nghiên cứu thị trường đang ngày một đóng vai trò quan trọng để giúp các nhà kinh doanh đạt hiệu quả cao trong kinh doanh thương mại quốc tế.
Do đặc điểm của mặt hàng tinh dầu và hương liệu là mặt hàng đặc biệt ít được tiêu dùng rộng rãi so với các mặt hàng khác nên chính sách về thị trường có một số nét khác biệt. Công ty phải tìm kiếm thị trường và khách hàng chứ không thể lựa chọn thị trường như các mặt hàng có thị trường rộng rãi khác. Sau đây là một số chính sách xâm nhập và tiếp cận thị trường nước ngoài của công ty.
- Công ty tiến hành quảng cáo, giới thiệu về công ty (lợi thế của công ty, mặt hàng công ty cần xuất khẩu) qua Fax gửi đến bạn hàng đồng thời gửi các quyển quảng cáo về công ty cho các bạn hàng. Nếu trong trường hợp khách hàng yêu cầu công ty có thể gửi cả mẫu chào hàng qua đường chuyển phát nhanh.
- Công ty tiến hành quảng cáo rộng rãi qua các tạp chí, các sách giới thiệu ngành hàng mặt hàng của Việt Nam (như quảng cáo trên quyển “Việt Nam Directory 1999-2000”, “Giới thiệu Việt Nam toàn thế giới”, “Nông nghiệp Việt Nam trên đường hiện đại hoá”, “Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam”).
Về phương pháp nghiên cứu thị trường công ty chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tại văn phòng thông qua các sách báo trong và ngoài nước như: tạp chí thương mại, bản tin kinh tế và giá cả Việt Nam, thông tấn xã,... Ngoài ra còn dựa vào các thông tin về thị trường của các văn phòng thương mại, các hợp đồng thương mại quốc tế, các ấn phẩm bằng tiếng Anh của Hiệp hội tinh dầu thế giới,... phương pháp nghiên cứu tại chỗ cũng được công ty sử dụng thông qua các cuộc phỏng vấn qua điện thoại, các cuộc phỏng vấn cá nhân trực tiếp.
Sau khi tìm được khách hàng hay tạo được mối quan hệ với khách hàng và nhận được đơn đặt hàng, công ty tiến hành kí kết các hợp đồng xuất khẩu.
b. Ký kết hợp đồng xuất khẩu.
Sau khi đã chào hàng và nhận được đơn đặt hàng của bạn hàng, công ty sẽ tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu. Thường bạn hàng của công ty là người nước ngoài nên việc đàm phán trực tiếp trước khi ký kết hợp đồng ít khi diễn ra. Thông thường công ty thường phát hành các hợp đồng xuất khẩu dưới hình thức “Hợp đồng mua bán hàng hoá” (Sale contract) hay “Bản chào hàng kiêm hoá đơn chiếu lệ” (Offer proforma imvoice) qua Fax. Có một số trường hợp khách hàng tự phát hành hợp đồng, Fax lại cho công ty hay gửi cho công ty qua đường Bưu điện hợp đồng gốc.
(Phần phụ lục gồm Đơn chào hàng và một số hợp đồng của công ty đã ký kết).
c. Tổ chức thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu.
Đối với một số mặt hàng (như xá xị, sả,...) có thể giữ được lâu và dễ tìm khách hàng xuất khẩu công ty có thể thu mua trước và tích trữ trong kho. Còn đối với một số mặt hàng khó bảo quản và khó tìm bạn hàng (như hoa hồi, pơmu, bạc hà,...) thì khi tìm được bạn hàng công ty mới tiến hành thu mua.
Công tác thu mua được công ty thực hiện như sau:
Công ty đặt các trạm thu mua tại Vinh - Nghệ An, các cơ sở chưng cất chế biến tại các lò nấu ở huyện được vận chuyển và tập kết về các trạm thu mua tại Vinh. Hàng tháng cán bộ thu mua tại trạm tập hợp lại và hàng hoá được vận chuyển ra Hà Nội theo lệnh điều động của giám đốc công ty. Do đặc thù của mặt hàng này mà trong quá trình thu mua vấn đề chất lượng được đặt lên hàng đầu để đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu. Đối với tinh dầu xá xị, tinh dầu sả cán bộ thu mua tại các trạm tự kiểm tra chất lượng còn một số tinh dầu khác như tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà,... đòi hỏi tính kỹ thuật cao nên phải đưa về công ty để kiểm tra chất lượng bằng máy móc hiện đại.
Ngoài ra công ty còn đặt các trạm thu mua tinh dầu ở Phúc Yên, và chi nhánh số 1 ở Khánh Hoà (hình thức thu mua tương tự như trên).
Sau khi hàng được đưa về công ty, tinh dầu sẽ được các xưởng sản xuất tinh chế lại theo đúng yêu cầu kỹ thuật chất lượng và yêu cầu của khách hàng.
d. Thực hiện hợp đồng mua bán.
Sau khi hợp đồng được ký kết công tư - với tư cách là một bên ký kết - có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng đó. Đây là một công việc phức tạp nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và luật quốc tế, đồng thời phải đảm bảo được quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của đơn vị. Nội dung của công việc này bao gồm những bước sau:
- Công ty yêu cầu bạn hàng mở L/C và tiến hành kiểm tra L/C nếu hợp đồng qui định sử dụng cách tín dụng chứng từ.
- Xin giấy phép xuất nhập khẩu.
Giấy phép xuất nhập khẩu là tiền đề quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác trong mỗi chuyến hàng xuất khẩu hay nhập khẩu.
Trước đây công ty tinh dầu phải xin giấy phép xuất khẩu của Bộ thương mại cho từng lô hàng. Hiện nay, đối với các doanh nghiệp giấy phép này được thay bằng “Giấy đăng ký kinh doanh”. Như vậy phần thủ tục về xin giấy phép xuất khẩu đã được xoá bỏ. Sau khi có giấy đăng ký kinh doanh của công ty có thể sử dụng nó như giấy phép xuất nhập khẩu.
- Chuẩn bị hàng xuất khẩu.
Thu gom tập trung thành từng lô hàng để xuất khẩu. Quá trình thu gom này diễn ra ở các điểm thu gom đặt tại các tỉnh như thành phố Vinh, Phúc Yên, Khánh Hoà. Tinh dầu sau khi được thu gom và đem về công ty chế biến phải được đóng gói bao bì trước khi xuất khẩu. Mặt hàng tinh dầu có đặc tính là dễ cháy, dễ bay hơi và rất khó bảo quản. Vì thế công tác đóng gói bao bì là rất quan trọng. Phần lớn các mặt hàng tinh dầu (chất lỏng) được đóng gói vào các thùng tròn bằng thép (steel drum). Riêng một số mặt hàng phải đóng vào Container thôgn thoáng và chống ẩm.
- Kiểm tra chất lượng.
Công ty tinh dầu được Nhà nước cho phép tự cấp giấy chứng nhận phẩm chất cho mặt hàng tinh dầu xuất khẩu. Vì vậy công ty tự kiểm tra hàng trước khi xuất khẩu và chịu trách nhiệm khi có vấn đề liên quan đến chất lượng hàng xuất khẩu xảy ra. Tuy nhiên trong một số trường hợp (theo yêu cầu của khách hàng) hàng tinh dầu cũng được kiểm tra chất lượng ở các đơn vị có kinh nghiệm như “Vina control”, “Omic”,...
- Thuê tàu:
Đối với hợp đồng ký kết theo giá CIF hay CFR (CPT) công ty phải đứng ra thuê tàu và trả cước phí vận chuyển. Còn đối với hợp đồng ký theo giá FOB công ty sẽ đứng ra thuê tàu khi có yêu cầu của khách, ở trường hợp này cước phí vận chuyển do bên khách hàng trả công ty chỉ đứng ra thuê hộ và nhận tiền hoa hồng. Do đặc điểm của mặt hàng tinh dầu nên trọng lượng những lô hàng xuất khẩu thường không lớn và không cồng kềnh nên công ty có thể thuê tàu kết hợp chuyên trở với nhiều hàng hoá khác hay cũng có thể thuê riêng một chuyến tàu để chuyên trở hàng.
- Mua bảo hiểm.
Cũng như các loại hàng hoá xuất khẩu thông thường khác công ty phải mua bảo hiểm cho mỗi chuyến hàng xuất khẩu. Đối với hợp đồng ký theo giá CIF công ty phải mua bảo hiểm theo điều kiện C (tức là bảo hiểm tổn thất riêng). Ngoài ra với hợp đồng ký theo CFR...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status