Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần Việt Kim - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG 1: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 8
I_ Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa 8
1_ Khái niệm 8
2_ Đặc điểm 9
2.1_ Chủ thể 9
2.2_Hình thức 9
2.3_ Đối tượng 10
2.4_Nội dung 10
2.4.1_ Đối tượng của hợp đồng 11
2.4.2_ Số lượng, chất lượng 11
2.4.3_ Giá, cách thanh toán 11
2.4.4_ Thời hạn, địa điểm, cách thực hiện hợp đồng 11
3_ Nguồn luật điều chỉnh 12
3.1.Qúa trình phát triển của pháp luật hợp đồng 12
3.1.1. Pháp luật hợp đồng trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung 12
3.1.2.Pháp luật trong thời buổi kinh tế thị trường 12
3.2. Nguồn luật điều chỉnh 13
II_ Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 14
1_ Chế độ pháp lý về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 14
1.1_ Nguyên tắc 14
1.2_ Trình tự giao kết hợp đồng 15
1.2.1_ Đề nghị giao kết hợp đồng 15
1.2.2_ Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 17
1.3_ Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 17
2_Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 18
2.1_ Nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán 18
2.2_ Nghĩa vụ các bên trong thực hiện hợp đồng 19
2.2.1_ Nghĩa vụ của bên bán 19
2.2.2_ Nghĩa vụ cơ bản của bên mua 23
2.3_ Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng 24
3_ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá 25
3.1_ Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá 26
3.2. Các trường hợp miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 28
4_ Giải quyết tranh chấp 29
4.1. Thương lượng giữa các bên 29
4.2. Hòa giải giữa các bên 30
4.3. Giải quyết tại Trung tâm trọng tài 30
4.4. Giải quyết tại Tòa án 31
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VÈ VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT KIM 33
I_Tổng quan về công ty cổ phần Việt Kim 33
1_ Giới thiệu chung 33
1.1_Giới thiệu chung về công ty cổ phần Việt Kim 33
1.2_ Lĩnh vực hoạt động và cơ cấu tổ chức 36
1.2.1_ Cơ cấu tổ chức 36
1.2.2_ Chức năng nhiệm vụ 37
1.3_ Chi nhánh Hà Nội của công ty cổ phần Việt Kim 40
1.3.1. Chi nhánh Hà Nội của công ty cổ phần Việt Kim 40
1.3.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 41
2_Hoạt động của công ty trong những năm gần đây 42
2.1_ Những thành tựu của công ty Việt Kim 42
2.2_ Những hoạt động của công ty có liên quan đến lao động 46
II_Ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phẩn Việt Kim 49
1_Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần Việt kim 49
2_ Qúa trình giao kết 50
2.1_ Căn cứ giao kết hợp đồng 50
2.2_Chủ thể giao kết hợp đồng 52
2.3_ Đề nghị giao kết hợp đồng 53
2.4_Hình thức và nội dung hợp đồng giao kết 54
3_ Việc thực hiện hợp đồng tại công ty 66
3.1. Thực hiện điều khoản về chất lượng, số lượng 66
3.2. Thực hiện điều khoản về địa điểm, cách giao nhận hàng hóa 66
3.3. Thực hiện điều khoản về giá cả và thanh toán 67
3.4. Thanh lý hợp đồng 68
4. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng 69
5. Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng và biện pháp giải quyết tranh chấp 70
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CP VIỆT KIM 72
I. Nhận xét về quá trình áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty CP Việt Kim 72
1. Những kết quả đã đạt được: 72
2. Những khó khăn 74

Hiện nay trong nền kinh tế thị trường đặc biệt khi tham gia vào WTO,tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ là hoạt động chính, là vấn đề tất yếu của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ được coi là mạch máu của hoạt động lưu thông hàng hóa, là khâu không thể thiếu được của quá trình sản xuất hàng hóa. Tiêu thụ hàng hóa ( bán hàng hóa ) gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, quyết định sống còn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào theo đuổi mục tiêu lợi nhuận.
Các giao dịch mua bán hàng hóa theo đó mà diễn ra và chiếm một số lượng chủ yếu trong các giao dich dân sự. Sử dụng pháp luật là công cụ thực hiện các giao dịch dân sự , và gắn liền với các hoạt động mua bán hàng hóa là hợp đồng mua bán hàng hóa. Các hoạt động trao đổi, mua bán của các doanh nghiệp hiện nay dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp cũng đều đã sử dụng hợp đồng mua bán như một công cụ hữu hiệu để thỏa thuận các điều khoản giữa các bên. Việc các bên thỏa thuận quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ngoài những thỏa thuận chung có quy định trong luật định thì còn bao gồm những thỏa thuận theo điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp. Bởi vậy việc tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh việc cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong thời đại mở cửa giao lưu buôn bán với thế giới.
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Việt Kim do nhận thức được vai trò to lớn của hợp đồng mua bán hàng hóa diễn ra quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng trong mua bán hàng hóa mà em đã quyết định chọn để tài: “ Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần Việt Kim ” làm chuyên để thực tập tốt nghiệp.
Cấu trúc đề tài bao gồm 3 phần chính như sau:
_ Chương 1: Chế độ pháp lý chung về hợp đồng mua bán hàng hóa.
_Chương 2: Thực tiễn về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần Việt Kim.
_Chương 3: Các biện pháp nhằm khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty CP Việt Kim.

Do thời gian được tìm hiểu về công ty chưa nhiều, vốn kiến thức còn những hạn chế nhất định,nên trong quá trình thực hiện chuyên đề không tránh sẽ xảy ra những thiếu xót. Em mong nhận được những đóng góp từ phía các thầy cô, cán bộ nhân viên từ phía công ty Việt Kim để giúp cho chuyên đề của em được ngày càng hoàn thiện hơn.
Đồng thời em xin được gửi lời Thank chân thành đến những người đã giúp em hoàn thành tốt đề tài này. Em xin được Thank cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thuỷ _ Trường Đại học KTQD, anh Vũ Ngọc Sơn và chị Phạm Thị Duyên là nhân viên công ty cổ phần Việt Kim là những người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.

CHƯƠNG 1: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA
I_ Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa
1_ Khái niệm
Hiện nay hợp đồng mua bán hàng hóa là loại hợp đồng thông dụng của hợp đồng dân sự, chiếm một số lượng lớn. Tại điều 388 Luật dân sự có nêu khái niệm chung về hợp đồng dân sự: Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đối với hoạt động mua bán hay hợp đồng mua bán hàng hóa cũng là sự xác lập, thay đổi quyền sở hữu đối với tài sản. Mua bán hàng hóa tức là sự thỏa thuận giữu hai bên trong đó bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa cho bên mua đồng thời bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán. Các điều khoản có liên quan đến nội dung hợp đồng hay cách thức thực hiện hợp đồng đều sẽ do 2 bên tự thỏa thuận với nhau để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên. Điều này có được quy định trong điều 428 Luật dân sự như sau: hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,ta sẽ xem xét hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các tố chức cá nhân có đăng ký kinh doanh mà quan hệ với nhau vì mục đích lợi nhuận. Theo khoản 8 điều 3 Luật TM 2005 có quy định: hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Như vậy về khái niệm chung không có gì khác so với hợp đồng dân sự hay hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường. Trong luật TM không có nêu khái niệm về hợp đồng thương mại mà chỉ có hoạt động thương mại, trong đó mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại. Các hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhuận, và đây là điểm khác biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng trong hoạt động thương mại. Khi so sánh giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng mua bán hàng hóa theo tính chất hợp đồng thì hợp đồng dân sự có tính chất dân sự còn hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất thương mại. Hợp đông mua bán được giao kết bởi các thương nhân và mục đích giao kết hợp đồng là để sinh lợi giữa các bên, đó gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất thương mại. Như vậy, các hợp đồng được giao kết không nhằm mục đích lợi nhuận là hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất dân sự.



w2WNNk6ZZ6X5wx9
AC0E44FZCzw7gkR
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status