Những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. - pdf 16

Link tải miễn phí luận văn
A. MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh – người anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, một nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta và nhân loại, Người đã để lại cho chúng ta một tài sản tinh thần vô cùng to lớn, đó là một hệ thống tư tưởng của Người về nhiều mặt như: vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc, tư tưởng về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam, tư tưởng về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhưng trong đó, tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc của Người là tư tưởng có giá trị nổi bật, đó là một trong những nhân tố quan trọng nhất bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đó là tư tưởng xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh và đã trở thành chiến lược cách mạng của Đảng ta, gắn liền với những chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

B. NỘI DUNG
I. Những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
1. Những giá trị truyền thống tạo nên sức mạnh dân tộc.
Những giá trị truyền thống dân tộc bao gồm: chủ nghĩa yêu nước và tinh thần đấu tranh cho độc lập, tự do; tinh thần nhân nghĩa và tinh thần đoàn kết, sự tương thân, tương ái, vị tha của dân tộc, tinh thần lạc quan, ý thức tự lực, tự cường…
Những giá trị truyền thống đó được hình thành và củng cố trong những điều kiện chính trị, môi trường, nền kinh tế, cấu trúc xã hội của Việt Nam qua hàng nghìn năm tạo nên một sức mạnh vô địch của cả dân tộc.
Những giá trị truyền thống đó đã trở thành tình cảm tự nhiên, một triết lí nhân sinh, một phép ứng xử và tư duy lý luận, tư duy chính trị, chi phối đạo làm người của người Việt Nam, xuyên suốt chiều dài lịch sử như: một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao, giặc đến nhà đàn bà cũng đánh…
Những giá trị truyền thống còn được các anh hùng dân tộc ở các thời kì lịch sử khác nhau đúc kết lên thành phương pháp đánh giắc giữ nước.
Từ đó, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là cơ sở đầu tiên và sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
2. Quá trình tổng kết thực tiễn những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam, cách mạng thế giới.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam: vận mệnh của đất nước đòi hỏi một lực lượng lãnh đạo mới có khả năng đề ra đường lối phương pháp cách mạng đúng đắn, quy tụ và tập hợp lực lượng toàn dân tộc, đoàn kết toàn dân và quốc tế.
Thực tiễn phong trào thế giới: cách mạng Mỹ, Pháp là những cuộc cách mạng “chưa đến nơi” vì cách mạng thành công mà nhân dân vẫn bị áp bức, bóc lột. Chỉ có cuộc cách mạng tháng 10 Nga là “đến nơi” vì sau cách mạng, quyền được giao cho dân chúng số nhiều, không phải trong tay một bọn ít người.
Phong trào cách mạng ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ đã đem lại bài học bổ ích về việc tập hợp lực lượng yêu nước tiến bộ để tiến hành cách mạng.
3. Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.
• Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
• Nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử
• Giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng phải trở thành giai cấp dân tộc
• Liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng cách mạng
• Đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế
Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế tro

H71E6o4POpEja7X
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status