Chuyên đề Tập đoàn kinh tế nhà nước và Tái cấu trúc khu vực kinh tế nhà nước - pdf 16

Download miễn phí Chuyên đề Tập đoàn kinh tế nhà nước và Tái cấu trúc khu vực kinh tế nhà nước



Theo thống kê, số lượng doanh nghiệp khu vực nhà nước sau quá trình tổ chức lại đã giảm đi đáng kể, chỉ còn khoảng trên 11% so với thời điểm đầu năm 1990. Ngoài ra còn có sự sụt giảm mạnh số lượng DNNN ở Trung ương và địa phương quản lý, từ 2.908 xuống còn 1.256 doanh nghiệp, chiếm 38% tổng số doanh nghiệp khu vực này.
Nhìn chung, qua một thời gian tiến hành cải cách và đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã bước đầu ghi được dấu ấn bằng những bước phát triển khả quan, song mô hình này cũng dần bộc lộ những mặt yếu kém. Khu vực kinh tế nhà nước được ưu đãi nhiều song mang lại chẳng được bao nhiêu; khối doanh nghiệp tư nhân có tiềm lực lớn nhưng thiếu đi sự hỗ trợ từ phía Nhà nước nên vẫn phải tự mình bươn chải; nhóm đầu tư nước ngoài cũng không mang lại nhiều lợi ích như chúng ta mong đợi. Rõ ràng, môi trường đầu tư trong nước đang tồn tại những bất cập cần được tháo gỡ.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;
Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề;
Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần.
Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.
Nhược điểm
Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.
Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
Việc cổ phần hóa chưa được thực hiện đều khắp trong các lĩnh vực.
Hình thức thực hiện cổ phần hóa ở VN
Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hay kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hay kết hợp vừa bán toàn bộ vốnnhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Tái cấu trúc tài chính
Cấu trúc tài chính bao gồm nợ ngắn hạn, nợ trung và dài hạn, vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Cấu trúc tài chính trừ đi nợ ngắn hạn sẽ cho ta cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Một cấu trúc vốn hợp lý phải đảm bảo sự hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả, có chi phí sử dụng vốn thấp và rủi ro chấp nhận được, phù hợp với điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Sự kết hợp giữa hai nguồn vốn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, tùy thuộc vào quyết định của người quản lý trên cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.
Tái cấu trúc vốn là thật sự quan trọng và cần thiết cho mọi doanh nghiệp. Hiểu theo nghĩa hẹp, đây là quá trình tổ chức, sắp xếp lại các nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc lựa chọn và thực hiện các quyết định tài trợ của doanh nghiệp nhằm đạt được một cấu trúc vốn hợp lý, thích ứng với từng giai đoạn phát triển, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra. Hiểu theo nghĩa rộng, quá trình này còn bao gồm cả việc lựa chọn và đa dạng hóa các kênh huy động vốn, tổ chức hoạt động kinh doanh hiệu quả, làm lành mạnh hóa tình hình tài chính...trong từng thời kỳ nhất định để từ đó gia tăng giá trị doanh nghiệp.
Đánh giá lại quy trình kinh doanh
Quy trình kinh doanh (gồm các chiến lược, các quy trình, công nghệ và con người) là yếu tố quan trọng cần tái cơ cấu. Doanh nghiệp cần xác lập lại mục tiêu để định ra chiến lược phát triển mới, có thể co hẹp lại, cũng có thể mở rộng ra ở một ngành hay lĩnh vực nhất định. Việc đánh giá lại tận gốc rễ quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh có thể khiến doanh nghiệp phải thay đổi mạnh mẽ cơ cấu tổ chức và các quy trình thủ tục trong hoạt động, nhưng lại rất cần thiết.
Tái cấu trúc công tác quản trị
Quản trị doanh nghiệp yếu kém thì nhà đầu tư bên ngoài sẽ trả giá thấp cho giá trị doanh nghiệp. Ngân hàng, đối tác, khách hàng sẽ “tăng hệ số” cho doanh nghiệp nếu chất lượng quản trị tốt. Nói cách khác, vì người đi vay đạt điểm cao cho nhiều tiêu chí sẽ được vay dễ dàng hơn, lãi suất thấp hơn; người vay khong đủ tiêu chuẩn thì rủi ro cao hơn, lãi vay sẽ cao hơn. Do đó, để giảm thiểu chi phí vốn vay, việc nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, kích thích sử dụng tối đa các nguồn lực, tạo môi trường cho sự sáng tạo ra đời cũng cần được chú trọng.
Tìm đối tác chiến lược và xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Những đối tác ngắn hạn thường nhằm vào mục tiêu ngắn hạn. Trong giai đoạn khó khăn chỉ có đối tác chiến lược thực sự mới có thể tiếp tục chung vai sát cánh. Một đối tác chiến lược rất quan trọng mà do đặc thù lịch sử phát triển, nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua, đó là đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp.
Văn hóa công ty là nhân tố quan trọng gắn liền với thương hiệu, là nhân tố gắn kết nhân sự với công ty. Doanh nghiệp cần sự đoàn kết để có sức mạnh của tập thể vượt qua những lúc khó khăn. Việc xây dựng, vun đắp văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi một quá trình lâu dài. Khi doanh nghiệp đạt đến một nền tảng văn hóa riêng thì người lãnh đạo phải biết khơi dậy nó đúng lúc để sức mạnh của doanh nghiệp được nhân lên bội phần. Đây chính là lúc văn hóa doanh nghiệp cần được khơi dậy mạnh mẽ nhất.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC VÀ TÌNH HÌNH TÁI CẤU TRÚC KHU VỰC KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
Trong báo cáo phát triển kinh tế xã hội có nói “Khu vực kinh tế nhà nước đang được tổ chức lại, đổi mới và chiếm 38,4% GDP, chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào những lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế”. Còn trong Bản trình bày của Đoàn Chủ tịch về ý kiến thảo luận các đại biểu đối với văn kiện Đại hội X của Đảng CSVN có giải thích về vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước như sau: “…vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước không phải thể hiện ở số lượng doanh nghiệp nhiều hay ít, tỷ trọng đóng góp GDP cao hay thấp mà ở chỗ, đó là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển”. Chúng ta hãy xem xét “vai trò chủ đạo” của khu vực kinh tế nhà nước qua vài số liệu cụ thể như sau :
Vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong vòng 16 năm qua (1995 – 2010) tăng gấp hơn 10 lần (từ 72,4 nghìn tỷ đồng tăng lên 830,3 nghìn tỷ đồng), trong đó vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Từ năm 1998 đến năm 2003, tỷ trọng này luôn chiếm trên 50%, cao nhất là năm 2000, vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước chiếm 59,14%; sau đó có giảm trong những năm tiếp theo từ năm 2004 đến nay, cụ thể năm 2007 là 37,2%, năm 2008 là 33,9%, năm 2009 là 40,6%, năm 2010 là 38,1%, nhưng nhìn chung vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm một phần lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển của xã hội.
Hình 1. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phân theo thành phần kinh tế (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Tổng lư...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status