Cải cách thuế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và tầm quan trọng cho đến năm 2020. Nợ công ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

PHẦN I: THỰC TRẠNG VÀ CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VÀ TẦM QUAN TRỌNG ĐẾN NĂM 2020 3
1.1. Những lý luận chung về thuế 3
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế 3
a. Khái niệm: 3
b. Đặc điểm của Thuế: 3
c. Vai trò - chức năng của Thuế 3
1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của thuế: 4
1.2. Thực trạng hệ thống thuế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 4
1.2.1. Những thành tựu quan trọng đạt được của hệ thống thuế hiện hành 4
1.2.2. Những thuận lợi trong cải cách chính sách thuế ở nước ta 5
1.2.3. Những khó khăn và hạn chế trong cải cách chính sách thuế ở nước ta 6
1.2.4. Những thử thách của việc cải cách chính sách thuế: 6
1.3. Định hướng cải cách chính sách thuế ở Việt Nam 7
1.3.1. Ý nghĩa 7
1.3.2. Mục tiêu 7
1.3.3. Yêu cầu cấp bách phải cải cách hệ thống thuế hiện hành 8
a. Vấn đề tài khóa 8
b. Vấn đề tái phân phối thu nhập và công bằng xã hội 8
c. Vấn đề hiệu quả trong phân bổ nguồn lực 8
d. Vấn đề hành chính thuế 8
1.4. Cải cách chính sách thuế ở Việt Nam hiện nay và xu hướng đến năm 2020 9
1.4.1. Nguyên tắc và định hướng của việc cải cách chính sách thuế 9
1.4.2. Cải cách chính sách thuế ở Việt Nam 9
a. Kiến nghị sửa đổi trong một số luật thuế 10
b. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và thủ tục hành chính thuế 11
c. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế 11
d. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm 12
e. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế 12
f. Đẩy mạnh dịch vụ tư vấn thuế 12
PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 13
2.1. Những lý luận chung về Nợ Công 13
2.1.1 Khái niệm, mục đích của nợ công 13
a. Khái niệm 13
b. Mục đích vay của Chính Phủ 13
2.1.2 Sử dụng vốn vay của chính phủ 14
2.1.3 Các hình thức vay nợ của chính phủ 14
2.2. Thực trạng của nợ công 15
2.2.1. Nợ công đã vượt ngưỡng báo động 15
2.2.2. Thâm hụt ngân sách cao ảnh hưởng tới tính bền vững của nợ công 16
2.2.3. Nợ công sẽ còn tăng lên trong thời gian tới 16
2.2.4. Sử dụng nợ công không hiệu quả 17
2.2.5. Việc xác định nợ công vẫn còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến công tác quản lý vĩ mô của nhà nước 17
2.3. Giải pháp cho vấn đề nợ công ở Việt Nam 18
2.3.1. Giải pháp về chính sách và công cụ quản lý: 18
2.3.2. Giải pháp trong việc tổ chức thực hiện quản lý nợ công: 18
PHẦN I: THỰC TRẠNG VÀ CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VÀ TẦM QUAN TRỌNG ĐẾN NĂM 2020
1.1. Những lý luận chung về thuế
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế
a. Khái niệm:
- Về kinh tế học, thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công.
- Về phân phối TN thì thuế là hình thức phân phối và phân phối lại TSPXH và TNQD
- Về người nộp thuế, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc.
Vậy: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các pháp nhân, thể nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội.
b. Đặc điểm của Thuế:
- Thuế luôn gắn liền với quyền lực Nhà nước: Thuế là nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được quy định trong Hiến Pháp.
- Thuế là một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư bắt buộc phải nộp cho Nhà nước: Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị buộc người nộp thuế chuyển giao một phần thu nhập cho nhà nước thông qua quy định pháp luật về thuế
- Thuế là hình thức chuyển giao thu nhập không mang tính chất hoàn trả trực tiếp: Thuế không mang tính chất đối giá, mà nhận được lợi ích do NN cung cấp cho cộng đồng xã hội ( CSHT, KTTT…)
c. Vai trò - chức năng của Thuế
- Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước: nguồn thu từ thuế chiếm trên 90% tổng thu và ổn định ngân sách nhà nước

Năm Tỷ lệ thu NSNN/GDP (%)
(không kể tăng thu do giá dầu thô tăng giá) Tỷ lệ thuế, phí/GDP (%) Tỷ lệ bội chi NSNN/GDP (%)
2004 24,2 20,2 4,85
2005 23,8 21,1 4,86
2006 25,2 22,6 5
2007 27,5 23,8 6
2008 26,9 23,9 4,58
2009 24,7 24 6,9

- Điều tiết nền kinh tế: Khi sử dụng công cụ thuế, nhà nước có thể mở rộng hay thu hẹp một ngành kinh tế nào đó, đồng thời điều chỉnh giá cả thị trường, hạn chế lạm phát, thực hiện việc bảo hộ nền sản xuất trong nước
- Thuế là công cụ để điều tiết thu nhập, hướng dẫn tiêu dùng và thực hiện công bằng xã hội: Nhà nước đánh thuế cao đối với mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng và đánh thuế thấp đối với mặt hàng thiết yếu, khuyến khích tiêu dùng.Nguồn thuế thu được, một phần được sử dụng để phân phối lại cho các đối tượng chính sách, khó khăn trong xã hội.
1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của thuế:
- Nguyên tắc công bằng: Tất cả các đạo luật thuế đều đưa ra điều kiện đối với đối tượng nộp thuế, bất kỳ công dân nào đáp ứng các điều kiện này thì phải nộp thuế, không phân biệt giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp….
- Nguyên tắc hiệu quả: đối với nền kinh tế được thể hiện về hiệu quả việc phân bổ nguồn lực của xã hội, giảm bớt chi phí hành chính, tạo thuận tiện cho người nộp thuế.
- Nguyên tắc minh bạch, rõ ràng, cụ thể: xác định rõ ràng đối tượng nộp thuế, chịu thuế, quy định cụ thể mức thuế phải nộp, thời hạn nộp thuế, miễn giảm, ưu đãi thuế cũng như xử lý vi phạm.
- Nguyên tắc linh hoạt: là khả năng dễ thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh kinh tế mới, đảm bảo can thiệp ở mức độ, thời điểm và đối tượng thích hợp tạo ra sự ổn định và đáp ứng mục tiêu .
1.2. Thực trạng hệ thống thuế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
1.2.1. Những thành tựu quan trọng đạt được của hệ thống thuế hiện hành
Từ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986), đất nước ta triển khai thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội.Sau gần 25 năm đổi mới, trải qua ba bước cải cách lớn đến nay ngành thuế đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ:
- Đã xây dựng được hệ thống chính sách thuế ngày càng hoàn thiện, làm cơ sở pháp lý để huy động nguồn lực và là công cụ để Đảng và Nhà nước điều chỉnh sự phát triển nền kinh tế - xã hội. Hệ thống thuế nước ta bao gồm 9 sắc thuế chủ yếu, được chế tài bằng 6 luật, 3 pháp lệnh, áp dụng thống nhất đối với mọi đối tượng nộp thuế của các thành phần kinh tế tạo nên nguồn thu của ngân sách nhà nước.





a75fft4EZ4mgIQW
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status