Quản lí khách hàng thư viện - pdf 16

Download miễn phí Khóa luận Quản lí khách hàng thư viện



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: 3
GIỚI THIỆU TRUNG TÂM THÔNG TIN THUỘC TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG 3
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3
I: CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM: 3
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm thông tin: 3
2. Chức năng - Nhiệm vụ: 4
II: NGUỒN LỰC THÔNG TIN: 4
1.Nguồn tư liệu: 4
2. Công nghệ và truyền tải thông tin: 6
3.Cán bộ thông tin: 7
III: CÁC DỊCH VỤ THÔNG TIN TC - ĐL - CL: 7
1. Dịch vụ thư viện: 7
2. Dịch vụ hỏi đáp: 7
3. Dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc: 8
4. Dịch vụ xây dựng và chuyển giao cơ sở dữ liệu: 8
5. Dịch vụ cập nhật tiêu chuẩn: 8
6. Dịch vụ dịch thuật: 8
7. Đại lý phát hành sách: 9
8. Dịch vụ đào tạo: 9
9. Dịch vụ cung cấp các sản phẩm điện tử: 9
10. Trung tâm quảng bá về những nhận thức và kiến thức về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng thông qua việc biên soạn và phát hành các ấn phẩm định kỳ và không định kỳ: 9
11. Thông tin phục vụ các doanh nghiệp Vừa và Nhỏ: 10
12. Mạng lưới thành viên Thông tin TC_ĐL_CL (viết tắt theo tiếng Anh là SICNET): 10
13 . Mạng thông tin TCVN-Net: 11
IV: HƯỚNG CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: 12
1.Sự cần thiết của việc ứng dụng Tin học trong hoạt động của Trung tâm: 12
2.Lựa chọn ngôn ngữ viết chương trình: 14
3.Mục đích của chương trình: 16
CHƯƠNG II: 17
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ PHÂN TÍCH THIẾT – KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN 17
I: KHÁI QUÁT VỀ THÔNG TIN QUẢN LÝ: 17
1. Định nghĩa Hệ thống thông tin (HTTT): 17
2. Tầm quan trọng của HTTT: 18
3. Các công đoạn của phát triển hệ thống: 18
II: THÔNG TIN PHỤC VỤ QUẢN LÝ: 22
1. Hệ thống tin học phục vụ quản lý 22
Sơ đồ quản lý hệ thống 22
2.Phương pháp xây dựng một hệ thống thông tin quản lý 23
2.1.Phương pháp tổng hợp 23
2.2.Phương pháp phân tích 24
2.3.Tổng hợp và phân tích 24
3.Các bước xây dựng hệ thống thông tin quản lý 24
3.1.Đặt vấn đề và xác định tính khả thi: 10% 24
3.2.Phân tích: 25% 24
3.3.Xây dựng: 50% 25
3.4.Cài đặt hệ thống: 15% 25
4.ứng dụng tin học trong công tác quản lý 25
4.1Tin học hoá toàn bộ 25
4.2.Tin học hoá từng phần 26
III: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG TIN HỌC QUẢN LÝ. 26
IV:GIỚI THIỆU VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VISUAL BASIC: 31
1: Tổng Quan về Visual Basic: 31
2.Một số định nghĩa 33
3.Tìm hiểu về Visual Basic 34
3.1.Thuộc tính, cách và sự kiện 34
3.2.cách 36
3.3.Sự kiện 36
CHƯƠNG III: 40
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHO BÀI TOÁN 40
QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG THƯ VIỆN 40
I: HỆ THỐNG THÔNG TIN CỦA TRUNG TÂM: 40
1: Luồng thông tin của nghiệp vụ quản lý khách hàng Thư viện: 41
2: Sơ đồ luồng thông tin quản lý khách hàng thư viện: 42
II: THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO CHƯƠNG TRÌNH “QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG THƯ VIỆN ”: 44
III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÁC SƠ ĐỒ DỮ LIỆU: 47
1: Sơ đồ chức năng nghiệp vụ: 47
1.1 Chức năng quản lý giao dịch gồm có: 47
1.2 Chức năng quản trị hệ thống: 50
IV: SƠ ĐỒ DÒNG DỮ LIỆU: 51
1: Sơ đồ DFD quản lý giao dịch mức 1:
2: Sơ đồ DFD Quản trị hệ thống mức 1: 55
V: MỘT SỐ THUẬT TOÁN CỦA CHƯƠNG TRÌNH: 57
1: Thuật toán kiểm tra mật khẩu truy cập chương trình: 57
2: Thuật toán cập nhật phiếu yêu cầu. 58
3: Thuât toán lập báo cáo: 59
VI.MỘT SỐ FORM CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH: 60
Kết luận . 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ớc xây dựng hệ thống thông tin quản lý
Việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý gồm 4 giai đoạn:
3.1.Đặt vấn đề và xác định tính khả thi: 10%
Tiến hành khảo sát hệ thống hiện tại, phát hiện các nhược điểm của nó để có thể đưa ra các biện pháp khắc phục.
Xác định tính khả thi của đề án, từ đó định hướng cho giai đoạn sau.
3.2.Phân tích: 25%
Tiến hành phân tích cụ thể hệ thống hiện tại
Dựa trên các công cụ xây dựng lược đồ khái niệm
Trên cơ sở tiến hành xây dựng lược đồ cho những hệ thống mới
3.3.Xây dựng: 50%
Thiết kế tổng thể: Xác định vai trò, vị trí của máy tính trong hệ thống mới, xác định rõ các khâu phải xử lý thủ công.
Thiết kế chi thiết: Thiết kế các khâu sử lý thủ công trước khi đưa vào xử lý bằng máy. Xác định và phân phối các thông tin đầu ra. Thiết kế các phương pháp thu thập, xử lý các thông tin cho máy.
3.4.Cài đặt hệ thống: 15%
Thiết lập các tệp cơ sở dữ liệu, các giao diện giành cho người sử dụng vận hành bảo trì và chạy thử hệ thống.
Hướng dẫn, đào tạo người sử dụng cho hệ thống mới.
4.ứng dụng tin học trong công tác quản lý
Hiện nay, trong hoàn cảnh thông tin quản lý ngày càng nhiều và đa dạng, việc áp dụng các phương pháp quản lý thủ công đơn điều một cách máy móc sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu thực tế. Thông tin được xử lý tạm thời sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm làm ảnh hưởng đến những hoạt động của hệ thống. Việc áp dụng tin học vào trong quản lý sẽ nâng cao hoạt động của hệ thống lên rất nhiều.
Có 2 phương pháp để ứng dụng tin học trong việc quản lý:
4.1Tin học hoá toàn bộ
Đó là tin học đồng thời tất cả các chức năng quản lý và thiết lập một cấu trúc hoàn toàn tự động hoá thay đổi cho cấu trúc cũ.
Ưu điểm: các chức năng quản lý được tin học hoá theo một cách triệt để nhất, bảo đảm tính nhất quán trong toàn bộ hệ thống, tránh được sự thừa thông tin.
Nhược điểm: Phương pháp này thực hiện lâu và khó khăn, đầu tư ban đầu về trang thiết bị lớn, hệ thống không có tính mềm dẻo, dễ phát sinh ra lỗi của hệ thống mới mà khi thiết kế chưa lường tới. Mặt khác, khi thay đổi toàn bộ hệ thống cũ sẽ vấp phải thói quen của những người làm việc trong hệ thống cũ.
4.2.Tin học hoá từng phần
Đây là quá trình tin học hoá từng chức năng quản lý theo một trình tự nhất thiết theo yêu cầu của từng bộ phận trong một tổ chức. Việc thiết kế các phân hệ của hệ thống được thực hiện một cách độc lập với những giải pháp riêng so với các phân hệ khác. Các phân hệ này thường được cài đặt ứng dụng trong hoạt động của các hệ phân tán.
Ưu điểm: Tính đơn giản khi thực hiện, vì các công việc được phát triển tương đối độc lập với nhau, đầu tư ban đầu không lớn. Một trong những ưu điểm được đánh giá cao trong phương pháp này là không kéo theo những thay đổi cơ bản và sâu sắc về cấu trúc của hệ thống nên dễ chấp nhận được. Mặt khác, sự phát triển và thay đổi về sau của phân hệ này sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của phân hệ khác nên tăng được tính mềm dẻo.
Nhược điểm: Tính nhất quán không cao trong toàn bộ hệ thống, do đó không tránh khỏi sự trùng lặp và sự dư thừa thông tin.
Thực tế người ta thường kết hợp cả hai phương pháp nhằm giảm tối thiểu những nhược điểm của từng phương pháp. Nhưng trong quản lý kinh tế, dù phương pháp này hay phương pháp khác thì phải tính đến sự phù hợp của hệ
IiI: phân tích, thiết kế hệ Thống tin học quản lý.
Nhìn một cách tổng thể, quá trình xây dựng một hệ thống thông tin quản lý gồm các bước sau:
Xuất phát từ những sự kiện cụ thể trong thực tế để thiết lập mô hình khái niệm, sau đó chuyển sang mô hình logic và cuối cùng chuyển sang mô hình vật lý.
Việc thiết kế một hệ thống quane lý theo mô hình quan hệ chính là việc biến một mo hình thực tế theo cách nhìn của người dùng thành một phần mềm tương ứng. Các thực thể dưới con mắt của người dùng sẽ chuyển thành các file cơ sở dữ liệu. Các chức năng mà người dùng yêu cầc sẽ trở thành các chương trình ứng dụng.
Trong quá trình phát triển một hệ thống, thiết kế là một giai đoạn quan trọng nhất, nó ảnh hưởng to lớn đến chất lượng và hiệu quả cuối cùng của hệ thống. Bản thân từ “Hệ thống” đã bao hàm một tập hợp các ứng dụng được tổ chức một cách chặt chẽ, hợp lý.
Néu như chúng được xây dựng tuỳ tiện không theo một thiết kế thông nhất thì sẽ khó khăn cho việc tương tác, liên hệ giữa chúng và vì vậy không thể tạo nên một hệ thống hoàn hảo được.
Mặt khác, việc thiết kế cơ sở dữ liệu cũng vô cùng quan trọng, nó không những đảm bảo cho việc tránh dư thừa dư liệu nâng cao hiệu quả hệ thống mà còn tác động tới sự hoạt động và tươnh tác giữa chương trình. Và quan trọng hơn nữa , một hệ thống chỉ có thể mở rộng, sửa đổi dễ dàng để đáp ứng các yêu cầu luôn biến động nếu như nó dựa trên một thiết kế tốt, nếu không quá trình bảo trì hệ thống sẽ thực sự trử thành gánh nặng, chưa kể đến quá trình bị đào thải. Thực trạng việc xây dựng hệ thông thông tin quản lý ở nước ta cho thấy rõ điều này. việc coi nhẹ phần phân tích và thiết kế đã dẫn đến tình trạng có những hệ thống không thể tồn taị quá ba tháng vì không thể mở rộng và thay đổi để đáp ứng những yêu cầu của người dùng, có những hệ thống chi phí bảo trì lớn gấp nhiều lần chi phí xây dựng. Do đó gần đây việc phân tích thiết kế hệ thống đã được coi trọng hơn vì vai trò và tầm quan trọng không thể phủ nhận của nó.
Từ trước đến nay có nhiều phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống ra đời cùng với việc trợ giúp các nhà phân tích, thiết kế thể hiện và phát triển các ý đồ của mình.
MERISE là một trong các phương phápphân tích và thiết kế hệ thống thông tin tin học hoá phục vụ quản lý doanh nghiệp. Đặc trưng đầu tiên, quan trọng hơn cả của MERISE là thể hiện một cách nhìn tổng thể về hệ thống tin học hoá theo cách gắn bó được thiết kế một hệ thống thông tin tin học hoá quản lý với việc hiện đại hoá tổ chức.
Theo MERISE, khi việc phân tích và thiết kế hệ thống cần chú ý đến ba vấn đề:
Nhìn mộ hệ thống quản lý dưới 3 hệ thống thành phần:
Hệ thống lãnh đạo
Hệ thống thông tin
Hệ thống tác nghiệp
Tách nghiên cứu dữ liệu và phần xử lý riêng biệt.
Chia nghiên cứu, tiếp cận từng mức gồm 3 mức: mức quan niệm, mức tổ chức và mức kỹ thuật.
Mức quan niệm: nhằm mục đích trả lời câu hỏi vì sao hệ thống đó tồn tại? Bước thể hiện tính ổn định của mô hình quan niệm và mục tiêu ràng buộc của hệ thống.
Mức tổ chức: trả lời câu hỏi ai? Bao giờ? ậ đâu? Từ câu hỏi này dưa ra vị trí làm việc cho các đối tượng trong hệ thống, mục đích là tìm ra được cách tổ chức tốt nhất.
Mức kỹ thuật: trả lời câu hỏi về máy móc, thiết bị.... là những công cụ làm việc của tổ chức.
Mức
Dữ liệu
Xử lý
Quan niệm
Mô hình quan niệm dữ liệu
Mô hình quan niệm xử lý
Tổ chức
Mô hình tổ ch
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status