Đề tài Đánh giá về hoạt động quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước Việt nam thời gian qua và những kiến nghị - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Đánh giá về hoạt động quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước Việt nam thời gian qua và những kiến nghị



MỤC LỤC
 
LờI Mở ĐầU 1
I. Một số vấn đề cơ bản về nhiệm vụ quản lý ngoại hối của NHNN. 2
1. Muc đích quản lý ngoại hối của NHNN 2
1.1. Khái niệm về quản lý ngoại hối. 2
1.2. Mục đích quản lý ngoại hối của NHNN 2
II. Cơ chế quản lý ngoại hối 6
1. Cơ chế tự do ngoại hối 6
1.1.Cơ chế quản lý. 6
1.2. Cơ chế Nhà nước thực hiện quản lý hoàn toàn. 6
1.4. Cơ chế quản lý có điều tiết. 7
III. nội dung hoạt động ngoại hối của nhtư 7
1. Hoạt động mua bán ngoại hối. 7
1.1.Mua bán trên thị trường trong nước 8
1.2. Mua bán trên thị trường quốc tế 8
2. Hoạt động quản lý ngoại hối của NHTƯ. 9
IV. Thực trạng quản lý và hoạt động ngoại hối của NHNN Việt Nam hiên nay. 9
1. Hệ thống văn bản chính sách. 9
2. Về tỷ giá: 11
3. Về lãi suất. 13
4. Về giao dịch vãng lai. 14
Những kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của nhtư trong thị trường tiền tệ. 16
1. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản chính sách về quản lý ngoại hối theo một số yêu cầu cụ thể sau: 16
2. Nâng cao tính chuyển đổi cho VND 17
1.1.Hoàn thiện thị trường hối đoái, một trong những điều kiện thiết lập tính chuyển đổi cho VND. 18
1.2. Gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. 18
3. Tiếp tục đẩy mạnh công nghệ ngân hàng. 19
TàI liệu tham khảo 22
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tiết tỉ giá để thực hiện mục tiêu của chính sách kinh tế. Nếu NHTƯ muốn xác lập một tỉ giá ổn định nghĩa là giữ cho tỉ giá không tăng, không giảm thì NHTƯ hay là mua vào một số ngoại tệ chuyển từ nước ngoài vào trong nước làm cho quỹ dự trữ ngoại hối tăng sẽ tương ứng hay NHTƯ sẽ bán ngoại tệ ra để đáp ứng nhu cầu của thị trường khi có luồng ngoại tệ chảy ra nước ngoài, quĩ dự trữ ngoại hối giảm xuống tương ứng.
II. Cơ chế quản lý ngoại hối
1. Cơ chế tự do ngoại hối
Cơ chế tự do ngoại hối nghĩa là ngoại hối được tự do lưu thông trên thị trường, cân bằng ngoại hối do thị trường quyết định mà không có sự can thiệp của nhà nước do vậy tỉ giá, giá cả ngoại hối sẽ phù hợp với sức mua của đồng tiền trên thị trường.
Vào năm 1973 đến năm 1980, tỉ giá được thả nổi hoàn toàn va được hầu hết các nước áp dụng, nó được hình thành theo quan hệ cung cầu trên thị trường mà không chịu bất cứ một sự can thiệp nào của Chính phủ. Trong giai đoạn này các tỉ giá thả nổi dường như hoạt động trôi chảy, cán cân thanh toán quốc tế dao động trở lại cân bằng một cách tự nhiên theo quan hệ cung cầu. Phải thừa nhận rằng sự thả nổi tỉ giá đã tạo cho các NHTƯ khả năng kiểm soát các mức cung tiền của họ và lựa chọn tỉ lệ lạm phát mà mình mong muốn. Tuy nhiên trên thực tế tỷ giá thả nổi không có khả năng cách ly hoàn toàn các nước khỏi những cú sốc do chính sách của nước ngoài dội vào và đồng tiền các nước dường như biến động thất thường theo sự lên xuống của đồng tiền trụ cột USD. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi bị hoài nghi. NHTƯ các nước không thể thờ ơ trước giá trị đồng tiền của nước mình trên thị trường ngoại hối và họ đã liên tiếp can thiệp vào thị trường ngoại hối để thay đổi gía trị đồng tiền của mình.
1.1.Cơ chế quản lý.
Hiện nay hầu hết các nước đều áp dụng cơ chế có sự quản lý của Nhà nước song tuỳ từng nước có mức độ quản lý và can thiệp khác nhau.
1.2. Cơ chế Nhà nước thực hiện quản lý hoàn toàn.
Trong giai đoạn 1995 đến 1998, mặc dù nhiều nước trên thế giới đang áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi và thả nổi có quản lý nhưng các nước trong hệ thống XHCN, với cơ chế kế hoặch hoá tập trung, Nhà nước luôn can thiệp mạnh vào mọi mặt của hoạt động kinh tế, thì quả thực cơ chế hối đoái thả nổi không thể tồn tại và phát huy tác dụng, thay vào đó là cơ chế tỷ giá cố định. Việt nam cũng không nằm ngoài khuôn khổ ấy. Tỷ giá chính thức của Việt nam được công bốvào ngày 25 tháng 11 năm 1995, là tỷ giá giữa đồng Việt nam và nhân dân tệ Trung quốc: 1VNĐ =1470 nhân dân tệ. Bên cạnh các tỷ giá chính thức( tỷ giá mậu dịch), Nhà nước còn đưa ra hai loại tỷ giá khác là: tỷ giá phi mậu dịch và tỷ giá kết toán nội bộ. Như vậy chế độ tỷ giá của Việt nam lúc này là chế độ đa tỷ giá. Hệ thống tỷ giá đã gây không ít khó khăncho việc quản lý đIều hành của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, kinh tế đối ngoại, đồng thời để lại hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Chính vì vậy, nhu cầu đổi mới cơ chế tỷ giá nói riêng và đổi mới lĩnh vực tài chính tiền tệ nói chungtở thành vấn đề cấp bách.
1.4. Cơ chế quản lý có điều tiết.
Để khắc phục sai lầm của các cơ chế tỉ giá không phù hợp vơi điều kiện nền kinh tế thị trường, chế độ tỉ giá có sự điều tiết của Nhà nước ra đời- được hình thành theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường nhưng có sự can thiệp và điều tiết của NHTƯ. Loại hình tỷ giá này hiện nay đang được áp dụng hầu hết ở các nước, tuy nhiên mức độ đIều tiết của mỗi nước không hoàn toàn giống nhau.
Đối với Việt nam sau Đại hội Đảng toàn quốc lần VI bắt đầu đổi mới nền kinh tế, từng bước xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển dần sang cơ chế thi trường có sự quản lý của Nhà nước. Đây là thời kỳ có sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng quản lý và đIều hành kinh tế của đất nươcs,nhất là trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Tỷ giá hối đoái, khâu đột phá có vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình cải cách được đảm bảo quan tâm. Tháng 3 năm 1989 Nhà nước chính thức công bố bỏ kết toán nội bộ, xoá bỏ mọi chế độ trợ giá cho các hoạt động ngoại thương. Tỷ giá chính thức được NHNN công bố căn cứ vào chỉ số lạm phát, lãi suất, cơ chế thanh toán, và tham khảo diễn biến tỷ giá trên thị trường tự do và giá vàng trên thị trường quốc tế và trong nước. Trên cơ sở tỷ giá này, các NHTM xây dựng một tỷ giá riêng cho mình trong giao dịch hàng ngày với biên độ dao động cho phép. Nhìn chung những giải pháp trên đã góp phần cải tạo phần nào tình hình trên thị trường ngoại hối, xoá bỏ tình trạng bất hợp lý trong mua bán, thanh toán, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
III. nội dung hoạt động ngoại hối của nhtw
1. Hoạt động mua bán ngoại hối.
Tại mục 1, đIều 13, chương IV về quản lý quỹ bình ổn giá vàng ghi rõ: NHNN thực hiện can thiệp thị trường ngoại hối trong nước thông qua các ngiệp vụ:
Mua ngoại hối bằng đồng Việt nam.
Bán ngoại hối thu đồng Việt nam.
Như vậy, một trong những hoạt động chính của NHNN là mua bán ngoại hối trên thị trường trong nước và quốc tế.
NHTƯ tham gia vào hoạt động mua bán ngoại hối với tư cách là người can thiệp, giám sát, điều tiết nhưng đồng thời cũng là người mua bán cuối cùng. Nội dung của phương án can thiệp mua bán ngoịa hối bao gồm: thời điểm can thiệp, loại ngoại tệ can thiệp, tỷ giá hay giá vàng can thiệp, số lượng ngoại tệ hay vàng can thiệp, hình thức can thiệp ( spot, swap, forward và các hình thức giao dịch ngoại hối khác ) và đối tác thực hiện can thiệp. Thông qua việc mua bán ngoại tệ, NHTƯ thực hiện giám sát và đIều tiết thị trường theo mục tiêu của chính sách tiền tệ, đồng thời theo dõi diễn biến tỷ giá đồng bản tệ để chủ động quyết định hay phối hợp với NHTƯ các nước khác củng cố sức mua đồng tiền này hay đồng tiền khác để đảm bảo trật tự trong quan hệ quốc tế có lợi cho mình.
1.1.Mua bán trên thị trường trong nước
NHTƯ là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng , tác động trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ của các NHTM. Một đặc đIểm nổi bật của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là sự mất cân đối trong giao dịch. Tuỳ theo từng giai đoạn của nền kinh tế, lúc thừa ngoại tệ mọi NHTM đều đặt lệnh bán (1994 –1995), lúc căng ngoại tệ mọi NHTM đều đặt lệnh mua (1997 – 1998). Lẽ ra để cân đối ngoại tệ trên thị trường, NHNN phải can thiệp thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ, nhưng đIều này không được thực hiện như mong đợi. Khi cầu ngoại tệ hợp lý không được thoả mãn, niềm tin của các thành viên vào thị trường giảm dần, các NHTM trực tiếp kinh doanh tiền tệ với nhau không thông qua thị trường. Điều này không chỉ làm giảm tồn quỹ ngoại hối mà còn làm giảm vai tro điều tiết của NHTƯ. Vì vậy để thực hiện tốt chức năng điều tiết thị trường, NHTƯ sẵn sàng thoả mãn các nhu ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status