Thực trạng quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Thực trạng quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam



MỤC LỤC
A.Đặt vấn đề 1
B. Nội dung 2
I. Sự cần thiết phải xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 2
1. Kinh tế thị trường 2
1.1 Khái niệm 2
1.2 Đặc trưng của kinh tế thị trường 3
2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 3
2.1 Khái niệm 3
2.2 Bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 3
2.3 Tính tất yếu khách quan phải xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 6
II. Thực trạng quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 9
1. Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 9
2. Những thành tựu đã đạt được trong những năm qua 13
3. Một số hạn chế còn tồn tại cần khắc phục 15
III. Giải pháp xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam trong những năm tới 16
1. Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam 16
2. Một số giải pháp cụ thể 18
2.1 Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần 18
2.2 Mở rộng và nâng cao kinh tế đối ngoại 18
2.3 Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh 20
C. KẾT LUẬN 21
D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

lượng sản xuất còn ở trình độ thấp kém và không đồng đều, nên tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất thích ứng với nó là nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần kinh tế.
Nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt nam cho phép chúng ta khai thác, xây dựng, phát huy mọi nguồn lực trong nước, tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài (vốn, công nghệ quản lý…) góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng tạo ra khối lượng sản phẩm đa dạng, dồi dào, phong phú làm nâng cao đời sống nhân dân. Đây là điều kiện để chúng ta thực hiện thắng lợi con đường tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa.
Nhưng nền kinh tế nhiều thành phần cũng tạo ra những hạn chế: cạnh tranh không lành mạnh, tạo ra sự phân hóa xã hội, dễ đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa... Vì vậy, trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo.
1.2.3.Thực hiện nhiều hình thức phân phối theo thu nhập trong đó phân phối theo lao động là chủ yếu.
Do nền kinh tế Việt nam dựa trên sự đa dạng hóa quan hệ sử hữu về tư liệu sản xuất nên chúng ta phải thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập khác nhau gồm: phân phối theo lao động, phân phối theo vốn, tài sản, phân phối ngoài thù lao thông qua quỹ phúc lợi xã hội và tập thể… trong đó phân phối theo lao động là hình thức phân phối được thực hiện chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất.
Phân phối theo lao động thể hiện tính ưu việt của xã hội xã hội chủ nghĩa nên lấy phân phối theo lao động là chủ yếu.
1.2.4.Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Là nền kinh tế thị trường thì tất yếu vận động theo cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường có rất nhiều mặt tích cực đặc biệt là kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa phong phú, đa dạng, dồi dào với chất lượng tốt, giá thành hạ, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó, cơ chế thị trường cũng sinh ra nhiều khuyết tật như ô nhiễm môi trường, độc quyền, khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát, và tạo ra sự bất công bằng trong xã hội.
Những hạn chế này không phải là bản chất của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây dựng (nghĩa là cơ chế thị trường dễ bị chệch hướng xã hội chủ nghĩa). Do vậy, trong nền kinh tế thị trường Việt nam, Nhà nước phải điều tiết nền kinh tế thị trường thông qua các công cụ: pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác… để khác phục những khuyết tật của kinh tế thị trường làm cho nền kinh tế phát triển đúng hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2.5. Là nền kinh tế mở, hội nhập.
Việt Nam đã thực hiện nhất quán chính sách đa phương hoá, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại. Từ năm 1990, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, Hoa Kỳ, với các tổ chức IMF, WB, gia nhập ASEAN và thực hiện các cam kết với AFTA; là thành viên của APEC; ký kết Hiệp Định Thương mại với Hoa Kỳ; hiện Việt nam đang là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, và vừa qua đã là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.
2.3 Tính tất yếu khách quan phải xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay. Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở nhận thức tính quy luật phát triển của thời đại và sự khái quát, đúc rút từ kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường thế giới, đặc biệt là từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và ở Trung Quốc, để đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm sử dụng kinh tế thị trường thực hiện mục tiêu từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường. Cũng có thể nói kinh tế thị trường là "cái phổ biến", còn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là "cái đặc thù" của Việt Nam, phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của Việt Nam.
Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa đây không phải là kinh tế thị trường tự do theo kiểu tư bản chủ nghĩa, cũng không phải là kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung quan liêu; và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, bởi vì như trên đã nói, Việt Nam đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tuy có nhưng chưa đầy đủ các yếu tố của chủ nghĩa xã hội.
Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu của văn minh nhân loại, phát huy vai trò tích cực của kinh tế thị trường trong việc thúc đẩy phát triển sức sản xuất, xã hội hóa lao động, cải tiến kỹ thuật - công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều của cải, góp phần làm giàu cho xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; đồng thời phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, như chạy theo lợi nhuận đơn thuần, cạnh tranh khốc liệt, bóc lột và phân hóa giàu nghèo, ít quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội. Đây cũng là sự lựa chọn tự giác con đường và mô hình phát triển trên cơ sở quán triệt lý luận Mác - Lê-nin, nắm bắt đúng quy luật khách quan và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
- Việt Nam là một nước nghèo, kinh tế - kỹ thuật lạc hậu, trình độ xã hội còn thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lý tưởng của những người cộng sản và nhân dân Việt Nam, là khát vọng ngàn đời thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam. Nhưng đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào ? Đó là câu hỏi lớn và cực kỳ hệ trọng, muốn trả lời thật không đơn giản. Suốt một thời gian dài, Việt Nam, cũng như nhiều nước khác, đã áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Xô-viết, mô hình kinh tế kế hoạch tập trung mang tính bao cấp. Mô hình này đã thu được những kết quả quan trọng, nhất là đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đất nước có chiến tranh. Nhưng về sau mô hình này bộc lộ những khuyết điểm; và trong công tác chỉ đạo cũng phạm phải một số sai lầm mà nguyên nhân sâu xa của những sai lầm đó là bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội, không tôn trọng quy luật khách quan, nhận thức về chủ nghĩa xã hội không đúng với thực tế Việt Nam.
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn hơn và đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12-1986) đã đề ra đường lối đổi mới t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status