Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tình hình đổi mới ở nước ta hiện nay - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tình hình đổi mới ở nước ta hiện nay


Trong điều kiện đổi mới đất nước một nhiệm vụ trọng đại đang đứng trước toàn Đảng, toàn dân ta là thực hiện một bước cải cách nền hành chính Nhà nước. Mục tiêu của công cuộc cải cách đó là nhằm xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng quyền lực và từng bước không ngừng hoàn thiện để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc Nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội. Đảng lãnh đạo nhân dân lao động làm chủ chỉ có thể thực hiện được thông qua pháp luật và được bảo đảm bằng pháp luật. Một xã hội tiến bộ có kỷ cương, nề nếp, chủ yếu được điều chỉnh bằng pháp luật, không chỉ với ý nghĩa là một sức mạnh cưỡng chế mà còn là công cụ giáo dục.
Vì vậy tui chọn đề tài “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tình hình đổi mới ở nước ta hiện nay” để làm niên luận.
Mục đích đề tài:
+ Nghiên cứu một cách có hệ thông quan điểm lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và của Đảng và Nhà nước ta về pháp chế xã hội chủ nghĩa.
+ Phân tích thực trạng pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay từ đó đề ra một số phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa hiện nay của nước ta.

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. Qan niệm về pháp chế xã hội chủ nghĩa
Ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã hình thành lý thuyết về pháp chế xã hội chủ nghĩa. Xét về nội dung, những quan niệm về pháp chế rất gắn với những quan niệm về nhà nước pháp quyền, vì pháp chế xã hội chủ nghĩa là một phương pháp của chuyên chính vô sản thì nhà nước pháp quyền cũng là một phương pháp để quản lý xã hội.
- Pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các viên chứ và mọi công dân phải triệt để tuân theo và chấp hành thường xuyên nghiêm chỉnh những luật, những văn bản dưới luật.
Xã hội là một cộng đồng người. Trong tập thể đó thường xuyên nảy sinh những quan hệ mà bất kỳ xã hội nào cũng có những quy tắc, những tiêu chuẩn xã hội hợp lý điều chỉnh tương ứng để thực hiện việc tổ chức đời sống xã hội. Trong những hệ thống các vi phạm xã hội điều chỉnh các quan hệ xã hội, thì hệ thống quy phạm pháp luật có vị trí quan trong trong việc bảo đảm lợi ích cơ bản và mục tiêu xã hội.
Hiệu lực của những văn bản pháp luật có được pháp huy hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, việc các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước và công dân tuân theo và chấp hành pháp luật là yếu tố cơ bản. Điều đó quyết định ảnh hưởng của pháp luật đối với xã hội. Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa thể hiện mối tương quan giữa hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, hành vi xử sự của công dân với những quy phạm pháp luật.
Pháp chế chỉ có thể được củng cố ,tăng cường chỉ có một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ phù hợp với cơ sở kinh tế và xã hội.
Pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước phải được tiến hành theo đúng luật, mọi nhân viên Nhà nước đều phải nghiêm chỉnh và triệt để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo luật định. Chống mọi khuynh hướng, biểu hiện lợi dụng quyền hạơ thoái thác, không tuân theo và chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ pháp luật của mình. Do đó hiến pháp xác định : Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta. Nguyên tắc này là thống nhất đối với tất cả các cơ quan Nhà nước. Điều này bảo đảm hiệu lực quản lý Nhà nước cần thiết cho việc tổ chức lại các quan hệ xã hội, tránh khỏi những sự lợi dụng, những lỗ hổng để phá rối trật tự, kỷ cương xã hội chủ nghĩa. Lênin đã chỉ ra rằng : “hễ hơi làm trái pháp luật, hơi làm mất trật tự Xô viết một chút, thế là đã có một lỗ hổng cho bọn thù địch của người lao động lợi dụng ngay”.
Trong xã hội ta các đoàn thể và các tổ chức quần chúng ngày cnàg được Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện để các tổ chức này phát huy vai trò của mình tỏng quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Mỗi tổ chức đoàn thể để có cách và nguyên tắc hoạt động riêng. Song các tổ chức ấy vẫn phải tôn trọng và tuân theo nguyên tắc pháp chế nghĩa là trong tổ chức và hoạt động của mình. Các đoàn thể phải dựa trên cơ sở những quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành. Đồng thời, các đoàn thể và tổ chức quần chúng phải có trách nhiệm động viên giáo dục thành viên của mình tôn trọng và tuân theo pháp luật nhà nước.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 2
I. Qan niệm về pháp chế xã hội chủ nghĩa 2
II. Những yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa 4
1. Quán triệt nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật 5
2. Tất cả các văn bản pháp luật của Nhà nước đều phải được quán triệt để tôn trọng và chấp hành một cách nghiêm chỉnh, không có một ngoại lệ nào đối với các quy phạm còn có hiệu lực, chưa được huỷ bỏ hay sửa đổi
3. Mọi người phải bình đẳng trước pháp luật - pháp luật bình đẳng trước mọi người 6
4. Bảo vệ các quyền và tự do của công dân đã được pháp luật quy định là một yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa 7
III. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới hiện nay ở nước ta 8
1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tăng cường pháp chế xa hội chủ nghĩa 8
2. Nội dung tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện đổi mới hiện nay ở nước ta 9
CHƯƠNG II 15
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở ĐỊA PHƯƠNG 15
I. Phương hướng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa hiện nay ở địa phương 15
1. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương, khi ban hành văn bản pháp quy phải bảo đảm đúng pháp luật. Tổ chức thi hành pháp luật của Nhà nước thống nhất và thông suốt ở địa phương 15
2. Các tổ chức Đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước 16
II. Các giải pháp cơ bản về tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 17
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế ở nước ta
2. Kiện toàn các cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan tư pháp trong địa phương 18
3. Đổi mới công tác cán bộ 19
4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật 20
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 21
I. Kết luận 21
II. Kiến nghị 22



U7qV7Rk3g7sO20k
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status