Tiểu luận: nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Thực Trạng năng suất lao động Việt Nam
Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống, đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) và một chỉ tiêu đầu vào (lao động làm việc). Đây là một chỉ tiêu khá tổng hợp nói lên năng lực sản xuất của một đơn vị hay cả nền kinh tế - xã hội.
Hiện nay có thể chức năng suất lao động theo 3 chỉ tiêu: hiện vật, giá trị và thời gian lao động nhưng ở Việt Nam, năng suất lao động được tính toán theo chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng.
Từ số liệu thống kê về GDP về tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế và lao động làm việc có trong Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê, ta tính được mức năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2005 -2007.
Nếu tính theo giá cố định (giá năm 1994) và nghiên cứu biến động của năng suất lao động ta thấy 5 năm qua năng suất lao động chung toàn nền kinh tế quốc dân của Việt Nam liên tục tăng lên với tốc độ tăng năng suất lao động năm sau gấp hơn 2 lần năm trước. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội giai đoạn 2005 - 2007
Năm ĐVT 2005 2006 2007
Năng suất lao động Triệu/người /năm 19,62 22,46 29
Tôc độ tăng NSLĐ (%) % 5,51 14,46 29
Nguồn: Tổng cục thống kê
Năng suất lao động của Việt Nam đang từng bước được nâng cao, tuy nhiên hiện thời đạt xấp xỉ 1.700USD/lao động/năm nhưng còn rất thấp thua xa so với nhiều nước trong khu vực.rất thấp. Chỉ số nói trên của Việt Nam mới bằng khoảng 50% của những nước thuộc tốp trung bình trong khu vực như Indonesia, Philippin. So với Thái Lan, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng khoảng 30%. Trong khi năng suất lao động của Việt Nam chưa vượt qua con số 2.000 USD/lao động/năm, chỉ số này của Brunei hơn 60.000USD, Singapo hơn 50.000USD, Malaysia hơn 14.000USD. Nếu so sánh với các nước ngoài khu vực ví dụ như Mỹ- là nước có năng suất cao nhất thì năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1,6%
Với năng suất thấp như vậy thì khả năng tích lũy trong nước thấpvì giá trị thặng dư chẳng còn được bao nhiêu. Cụ thể là tỷ lệ tích lũy so với GDP năm 2007 của nước ta lên đến 41,65%, sau khi trừ đi chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu (nhập siêu) tới 13,43%, thì tích lũy trong nước chỉ còn bằng 28,22%, thấp hơn Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ, càng thấp xa so với Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là tích lũy có một phần quan trọng còn phụ thuộc vào nước ngoài. Năng suất lao động thấp chẳng những làm cho giá trị thặng dư, tích lũy thấp mà còn làm cho tiêu dùng bình quân đầu người thấp.



IMHJ4YodC07u6fo
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status