Đặc trưng của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và thực trạng nền kinh tế nước ta - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
I. Vai trò của Nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 2
1. Sự phát triển các quan điểm đường lối chủ trương của Đảng ta về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 2
2.Các chủ trương chính sách lớn của Đảng, Nhà nước đối với việc xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 3
3. Sự phát triển của các ngành kinh tế trong quá trình thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và chính sách của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế 5
II. Đặc trưng của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và thực trạng nền kinh tế nước ta 8
1. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 8
2. Thực trạng nền kinh tế nước ta 11
III. Một số giải pháp cơ bản nhằm đổi mới và tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước ta hiện nay 13
C. KẾT LUẬN 15
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .16
A. ĐẶT VẤN ĐỀ


Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI đã được thực hiện hơn 20 năm. Hơn 20 năm qua thế giới vàđất nước đã có rất nhiều biến đổi phức tạp, tạo ra cả thời cơ và thách thức. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, công cuộc đổi mới đất nước đã vàđang giành được những thành tựu to lớn và quan trọng, góp phần ổn định chính trị, đưa đất nước không ngừng phát triển và có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế. Trong những thành tựu to lớn đạt được 20 năm đổi mới, những thành tựu đạt được trong lĩnh vực kinh tế là vô cùng quan trọng, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đánh giá cao và ghi nhận với đường lối thực hiện "nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cósự quản lý của Nhà nước". Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được Đảng cộng sản Việt Nam đưa ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI vàđược coi như là đặc trưng của thời kỳ quá độ lên CNXH ở đất nước ta.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước được xuất phát từ thực tế của nước ta và sự vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mới
Thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được coi như là một giải pháp cơ bản, quan trọng trong đường lối đổi mới đất nước mà Đảng ta xác định trong suốt 20 năm qua từ Đại hội VI đó là: Dứt khoát từ bỏ mô hình kinh tế phi hàng hóa, phi thị trường, mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần còn được xác định rõ trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ năm 1991 đó là "Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước". Và cho đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII lại đưa ra quan niệm mới và rất quan trọng "sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành mục tiêu phát triển nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc đã được xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi CNXH đã được xây dựng". Đến Đại hội IX khái niệm "Kinh tế thị trường" được chính thức nêu lên trong văn kiện Đại hội - khẳng định kinh tế thị trường của ta không phải là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Đại hội IX đưa ra khái niệm "Kinh tế thị trường định hướng XHCN" xem đó là mô hình tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1. Sự phát triển các quan điểm đường lối chủ trương của Đảng ta về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩaở Việt Nam
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủđạo; kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể tạo thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân; kinh tế tư nhân kể cả kinh tế tư bản tư nhân là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Và thực tếđã chứng minh, ngày nay vai trò của nền kinh tế tư nhân đang và sẽ có xu hướng tăng lên vì lợi ích của đất nước và chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân trong mọi ngành nghề mà luật pháp không cấm kể cả kinh tế tư nhân qui mô lớn. Vấn đềđặt ra là phải có những chính sách và giải pháp tạo điều kiện để các thành phần kinh tế càng phát triển, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực vừa không làm mất động lực phát triển, vừa chủđộng khống chế phân hóa hai đầu, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa phải được thể hiện ngay trong sự vận động của mỗi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường nước ta. Vàđặc trưng của đổi mới tư duy kinh tếở nước ta có thểđược khẳng định khái quát như sau:
+ Từ tư duy hiện vật sang tư duy hàng hóa, tư duy thị trường.
+ Từ tư duy bao cấp ỷ lại, thụđộng sang tư duy chủđộng sáng tạo
+ Từ tư duy kinh tế "khép kín" sang tư duy mở, chủđộng hội nhập kinh tế
+ Từ tư duy đơn sở hữu, sang tư duy đa sở hữu, đa thành phần.
+ Từ không thừa nhận đến thừa nhận đa dạng hóa hình thức phối, kể cả phân phối theo vốn, tài sản.



5s4kWtW5mq2dcL7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status