Quan điểm toàn diện với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Quan điểm toàn diện với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam



 
MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề 1
B. Nội dung 3
1. Sự cần thiết phải xây dựng kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam 3
1.1. Lý thuyết chung về kinh tế thị trường 3
1.1.1. Khái niệm về kinh tế thị trường 3
1.1.2. Những đặc điểm của kinh tế thị trường 3
1.2. Đặc điểm và yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam 4
1.2.1. Đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam 5
1.2.2. Những yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội
chủ nghĩa 5
2. Vai trò của kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa trong
công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 6
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hị trường, nó là nền kinh tế nhiều thành phần, vừa có quá trình tư nhân hoá vừa có quá trình quốc hữu hoá. Kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá phát triển ở mức độ cao, nó không chỉ là công nghệ, phương tiện để phát triển kinh tế - xã hội mà còn là những quan hệ kinh tế, xã hội, nó bao gồm cả các yếu tố của lực lượng sản xuất và một hệ thống sản xuất. Kinh tế thị trường là kiểu tổ chức kinh tế hình thành và phát triển do những đòi hỏi khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất, nó là cách sở hữu kinh tế của sự phát triển.
Những đặc điểm của kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá, nó trải qua 3 giai đoạn phát triển là giai đoạn chuyển từ kinh tế hàng hoá giản đơn sang kinh tế thị trường, giai đoạn phát triển kinh tế thị trường tự do và giai đoạn phát triển kinh tế thị trường hiện đại.
Trong nền kinh tế thị trường, mối quan hệ giữa người và người được biểu hiện thông qua thị trường, tức là thông qua hoạt động trao đổi, mua bán bằng tiền, thông qua quan hệ hàng - tiền. Quan hệ hàng - tiền có ý nghĩa rất to lớn đối với người tiêu dùng, người sản xuất và ngày càng được mở rộng.
Kinh tế thị trường nảy sinh, hoạt động một cách khách quan trong những điều kiện lịch sử nhất định, nó là nhân tố phát triển sức sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xã hội tiến lên. Kinh tế thị trường phản ánh trình độ văn minh và sự phát triển xã hội.
Quá trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường là quá trình mở rộng phân công lao động xã hội, phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng chúng vào thực tiễn. Sự phát triển của kinh tế thị trường gắn liền với sự phát triển của văn minh nhân loại, của khoa học kỹ thuật, của lực lượng sản xuất.
Kinh tế thị trường có những đặc trưng cơ bản như: phát triển kinh tế hàng hoá, mở rộng thị trường, tự do kinh doanh, tự do thương mại, tự định giá cả, đa dạng hoá sở hữu, phân phối...
Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng có một số khuyết tật vốn có như : tính tự phát mù quáng, nạn thất nghiệp, khủng hoảng có chu kỳ, tính cạnh tranh tàn nhẫn dẫn đến phá sản, sự phân hoá giàu cùng kiệt và bất công xã hội... Kinh tế thị trường cũng là môi trường thuận lợi để phát sinh, phát triển nhiều loại tệ nạn như trộm cắp, ma tuý...
Nền kinh tế thị trường có nhiều mặt phù hợp với mục tiêu Xã hội chủ nghĩa, thúc đâỷ kinh tế - xã hội phát triển nhưng cũng có những mặt không phù hợp với mục tiêu Xã hội chủ nghĩa. Vì vậy kinh tế thị trường chỉ là phương tiện để Đảng ta thực hiện mục tiêu xây dựng Xã hội chủ nghĩa, làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Do đó khi nói nước ta phát triển nền kinh tế thị trường thì phải xác định rõ đó là kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
1.2 Đặc điểm và yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ chức kinh tế dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường và có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội cần biết kế thừa và phát triển những thành tựu của nhân loại, sử dụng văn minh của kinh tế thị trường, loại bỏ những khuyết tật của nó để xây dựng chủ nghĩa xã hội có hiệu quả, định hướng Xã hội chủ nghĩa là phải vì lợi ích nhân dân, tư tưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ công bằng xã hội. Vì vậy, kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa nhằm phục vụ lợi ích nhân dân và góp phần thực hiện mục tiêu giải phóng con người. Trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa thì mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, nền kinh tế lấy các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa - nghĩa là các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu xã hội, sở hữu tập thể làm nền tảng với mục tiêu là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Từ đó, ta có thể tổng kết một số đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
1.2.1 Đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
-Nền kinh tế mà nước ta xây dựng là nền kinh tế thị trường hiện đại với tính chất xã hội hiện đại.
-Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
-Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
-Cơ chế vận hành của nền kinh tế được thực hiện thông qua cơ chế thị trường với sự quản lý, điều tiết của Nhà nước.
-Hội nhập, mở cửa với kinh tế thế giới trên cơ sở đảm bảo độc lập, chủ quyền dân tộc.
-Đảm bảo công bằng xã hội.
-Thực hiện phân phối theo lao động và vốn là chủ yếu.
1.2.2 Những yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Qua những đặc điểm trên, ta thấy để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa thì phải biết phát huy mặt tốt và hạn chế những mặt xấu của kinh tế thị trường, do đó, yêu cầu đặt ra là:
-Phải giải quyết vấn đề công bằng xã hội cho phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế.
-Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước.
-Lấy việc giải phóng sức sản xuất làm căn cứ chủ yếu để hoạch định cơ cấu thành phần kinh tế, hình thức sở hữu.
-Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, làm cho kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
-Nâng cao vai trò làm chủ của người lao động trong nền kinh tế thị trường, đảm bảo thực hiện công bằng xã hội ngày càng tốt hơn.
-Thực hiện phân phối công bằng tạo động lực cho sự phát triển.
1.3 Vai trò của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nó góp phần to lớn trong việc giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, phát triển nền kinh tế, động viên các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội, cải thiện đời sống người dân. Phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa đã xoá bỏ được nền kinh tế tự túc tự cấp, làm cho phân công lao động phát triển, đa dạng hoá các ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động. Nó còn tạo điều kiện cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất; từ đó năng suất, chất lượng, chủng loại hàng hoá tăng lên. Ngoài ra, kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa còn là động lực để phát huy chức năng động, sáng tạo ở mỗi người, tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoản...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status