Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH (từ 1975 đến nay) - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH (từ 1975 đến nay)



MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
CHƯƠNG I : TÍNH TẤT YẾU CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
Ở VIỆT NAM
I. Thời kỳ quá độ lên CNXH theo quan điểm của CN Mác – Lênin
II. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
CHƯƠNG II: NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH (TỪ 1975 ĐẾN NAY)
I. Giai đoạn 1 (từ 1975 đến 1986)
II. Giai đoạn 2 (từ 1986 đến nay)
III. Những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ mở cửa
KẾT LUẬN
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

MỞ ĐẦU
Kinh tế là nền tảng cho sự ổn định chính trị và con đường phát triển của đất nước. Một nền kinh tế vững chắc và phát triển lành mạnh sẽ là động lực thúc đẩy để đất nước đi lên. Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề phát triển kinh tế đang được đặt ra đối với toàn Đảng toàn dân. Sự phát triển của nền kinh tế có sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng. Trải qua một thời gian kiên trì với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), Đảng và Nhà nước ta đã rút ra những bài học kinh nghiệm đối với sự phát triển của đất nước nói chung và sự phát triển của kinh tế nói riêng. Từ khi đất nước giành được độc lập dân tộc, nền kinh tế nước ta đã trải qua các thời kỳ khác nhau:
- Từ 1945 đến 1954: nền kinh tế thời chiến
- Từ 1954 đến 1975: xây dựng CNXH ở miền Bắc làm hậu phương vững chắc cho miền Nam chống Mỹ cứu nước.
- 1975 đến nay: Tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh và thực hiện bước quá độ lên CNXH trong phạm vi cả nước, trong đó có một thời gian dài đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế do nền kinh tế mang tính chất bao cấp, quan liêu.
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng đã định hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, và đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng đã đi đến xây dựng phương hướng phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Trải qua những bước thăng trầm, cho đến nay, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển và hằng năm đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh và giàu đẹp. Tuy nhiên, những thách thức đối với kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại, bởi thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ đấu tranh gay go, phức tạp giữa một bên là giai cấp công nhân liên minh với các giai cấp và tầng lớp lao động khác (chủ yếu là nông dân và trí thức) với một bên là các giai cấp bóc lột và tàn dư thế lực phản động chưa bị đánh đổ hoàn toàn.
Với những lí do trên đây, tui quyết định lựa chọn đề tài tiểu luận “Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH (từ 1975 đến nay)”.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I : TÍNH TẤT YẾU CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
Ở VIỆT NAM
I. Thời kỳ quá độ lên CNXH theo quan điểm của CN Mác – Lênin
Theo Mác và Ăngghen, hình thái kinh tế xã hội cộng sản phát triển từ thấp đến cao theo 2 giai đoạn, từ giai đoạn xã hội chủ nghĩa (làm theo năng lực, hưởng theo lao động) lên giai đoạn cộng sản chủ nghĩa (làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu). Thời kỳ quá độ chính là bước đầu tiên, nằm trong giai đoạn thấp CNXH, tức là thời kỳ chuyển đổi giữa CNTB và CNXH, xây dựng tiền đề cho CNXH. CNTB và CNXH khác nhau căn bản, thể hiện ở chỗ: CNTB là chế độ áp bức bóc lột, tồn tại dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, trong xã hội các giai cấp có mâu thuẫn đối kháng; còn CNXH là chế độ đã xóa bỏ áp bức bóc lột, là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và các giai cấp trong xã hội không có sự đối kháng. Vì thế, một thời kỳ chuyển dần từ CNTB sang CNXH là cần thiết. Thời gian cho bước quá độ ấy không có giới hạn, mà theo như Lênin đã nói “cần có một thời kỳ quá độ khá lâu dài” hay Lênin ví nó như “những cơn đau đẻ kéo dài” bởi tính chất phức tạp và đấu tranh gay go của nó. Bước quá độ phải tuỳ từng trường hợp vào xuất phát điểm, trình độ phát triển của mỗi đất nước, và sự vững mạnh về tư tưởng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân ở nước đó.
Khi phân tích đặc điểm và tính chất của CNTB, Mác và Ăngghen có nêu ra khả năng quá độ lên CNCS ở các nước lạc hậu tiền CNTB. Sau này, Lênin đã có sự kế thừa luận điểm này của Mác và Ăngghen, đồng thời đi sâu phân tích để chỉ rõ khả năng quá độ bỏ qua CNTB. Việc đi lên CNXH diễn ra trong phạm vi từng nước riêng lẻ hay một số nước, không thể diễn ra cùng lúc trên toàn thế giới. Khi CNXH đã thắng lợi ở một nước thì điều này sẽ làm tiền đề để các nước khác quá độ lên CNXH, kể cả các nước lạc hậu, bởi lúc này, thời đại quá độ lên CNXH trên toàn thế giới đã được mở ra. Tuy nhiên, việc quá độ lên CNXH ở các nước lạc hậu còn đòi hỏi một số điều kiện nhất định :
- Những nước lạc hậu phải có Đảng Cộng sản cầm quyền, sử dụng khối liên minh công – nông – trí thức để xây dựng nhà nước XHCN.
Giai cấp công nhân ở các nước đó phải có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản của các nước tiên tiến đã giành thắng lợi trong cách mạng vô sản.
CNTB lỗi thời về mặt lịch sử, CNXH là chế độ mới tiến bộ hơn, ưu việt hơn để thay thế.
Mặt khác, các nước lạc hậu quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN qua con đường quá độ gián tiếp, tức là thực hiện nhiều bước quá độ nhỏ, phù hợp với tình hình kinh tế và chính trị của nước đó.
Trong thời kỳ quá độ, giai cấp công nhân đã nắm quyền lãnh đạo chính quyền. Tuy nhiên, các thế lực phản động và tàn dư của xã hội cũ vẫn chưa bị đánh gục hoàn toàn và luôn có âm mưu lật đổ, chống phá giai cấp công nhân. Vì thế trong thời kỳ này, các mâu thuẫn tồn tại một cách khá rõ nét. Đặc điểm cơ bản nhất của thời kỳ quá độ là những yếu tố của xã hội cũ và xã hội mới song song tồn tại và đan xen với nhau, đồng thời chúng có sự đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống : từ kinh tế (tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó các thành phần vừa mang tính chất thống nhất, vừa mang tính đối kháng nhau), đến xã hội (nhiều giai cấp, tầng lớp cùng tồn tại, họ vừa đấu tranh vừa liên minh với nhau), văn hoá - hệ tư tưởng (hệ tư tưởng thống trị của giai cấp công nhân cùng tồn tại với các hệ tư tưởng khác)… Vì thế, giai cấp công nhân cần có hệ tư tưởng vững chắc, nếu không rất dễ bị thất bại trong cuộc đấu tranh phức tạp và lâu dài để xây dựng một tiền đề vững chắc cho việc đi lên CNXH.
II. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1954 sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc và trong cả nước vào năm 1975. Đặc thù trong bước quá độ của Việt Nam là từ một nước phong kiến lạc hậu, với nền sản xuất nhỏ chủ yếu dựa vào nông nghiệp bỏ qua chế độ CNTB để tiến thẳng lên CNXH. Đó không phải là một sự lựa chọn mang tính tự phát hay rập khuôn so với các nước XHCN khác mà nó phải dựa vào cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tiễn phát triển của cách mạng Việt Nam, cả về những yếu tố khách quan và chủ quan.
Thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu khách quan và bất cứ quốc gia nào cũng phải trải qua. Như vậy, việc đi lên CNXH của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với quy luật của lịch sử, mặc dù xuất phát điểm của Việt Nam lại là từ một nước lạc hậu. Đó là bước phát triển đi từ hình thái kinh tế xã hội thấp đến hính thá...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status