Vài nét về chương trình ngữ dụng trong sách giáo khoa Trung học Phổ thông – ban Khoa học tự nhiên - pdf 16

Download miễn phí Chuyên đề Vài nét về chương trình ngữ dụng trong sách giáo khoa Trung học Phổ thông – ban Khoa học tự nhiên



Câu hỏi để phân tÝch ngữ liệu rõ ràng, dễ hiểu. Việc cã kèm theo câu hỏi gợi mở giúp học sinh tiếp cận vấn đề từng bước là rất khoa học. Câu hỏi đặt ra ở hai phần, có logic trình tự hợp lí. Mỗi câu hỏi đề cập đến một vấn đề của hoạt động giao tiếp, đi từ đối tượng thực hiện hoạt động giao tiếp (nhân vật giao tiếp), qua sự luân phiên lượt lời của hoạt động giao tiếp đến hoàn cảnh giao tiếp để từ đó hiểu nội dung cuộc giao tiếp, nhằm mục tiêu cuối cùng là hiểu mục đích giao tiếp, kết quả giao tiếp. Câu hỏi phân tích về các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp được đặt ra với số lượng lớn là phù hợp với yêu cầu rèn luyện, nâng cao kĩ năng phân tích, lĩnh hội và tạo lập văn bản trong giao tiếp của bài học. Nhìn chung không có câu nào quá khó.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ình sách giáo khoa líp 12, phân môn Tiếng Việt, kiến thức ngữ dụng được thể hiện ở một đơn vị kiến thức “Hàm ý hội thoại”, giới hạn trong ba tiết.
Qua ba tiết học về “Hàm ý hội thoại”, học sinh phải đạt một số chuẩn kiến thức sau.
- Học sinh cần nắm được là khái niệm “Hàm ý hội thoại”, nhận diện được hàm ý mà người nói, người viết gửi gắm trong phát ngôn, từ đó hiểu đúng ý của người nói.
- Học sinh lÝ giải được hàm ý trong hội thoại, mối liên quan giữa tác dụng của hàm ý với hoàn cảnh giao tiếp.
- Học sinh cũng cần nắm được một số cách thức tạo câu có hàm ý.
Kiến thức phân bố đồng đều cho cả ba tiết (mỗi tiết có cả lí thuyết và luyện tập). Ở 2 tiết đầu học sinh nhận thức về vai trò của hàm ý trong hội thoại và cách thức nhận diện hàm ý đó. ĐÕn tiết 3, học sinh được làm quen với các cách thức để tạo ra hàm ý và việc vận dụng chúng trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Học sinh líp 12 sẽ có những thuận lợi nhất định, vì kiến thức về các phương châm hội thoại đã được học ở các líp học dưới.
4. Nhận xét chung
Nhìn chung chuẩn kiến thức mà các bài ngữ dụng đặt ra trong chương trình sách giáo khoa trung học phổ thông không quá khó đối với học sinh. Trong những thời lượng cho phép, dưới sự gợi mở của giáo viên, học sinh hoàn toàn có thể đạt được các chuẩn kiến thức được đề ra. Kiến thức ngữ dông ở các líp 10, 11, 12 có sự liên thông với nhau và liên thông với kiến thức ngữ dụng trung học cơ sở. Càng ở các líp trên, kiến thức càng được mở rộng dùa trên những nền tảng đã có.
III. Nội dung kiến thức.
1. Chương trình sách giáo khoa líp 10.
1.1. Phần lí thuyết.
Bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiết 1)
* Ưu điểm
- Về tính vừa sức: kiến thức ngữ dông trong chương trình líp 10 là vừa sức với học sinh. Những kiến thức về hoạt động giao tiếp, nhân vật giao tiếp, vai giao tiếp, lượt lời, hoàn cảnh, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp... đều là những kiến thức học sinh đã được tiếp cận từ các líp dưới.
- Về nội dung bài học: nội dung bài học được trình bày ngắn gọn, rõ ràng nên học sinh dễ tiếp nhận, dễ ghi nhí ngay kiến thức.
- Về cấu trúc bài học: cÊu trúc bài học chia làm 2 phần: lí thuyết “thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” và “bài tập” vào 2 tiết tách rời nhau. Học sinh có điều kiện về thời gian để có thể nắm chắc lí thuyết và chuẩn bị bài tập ở nhà trước. Học sinh sẽ phát huy được tính chủ động tích cực trong giê học việc luyện tập sẽ có hiệu quả hơn,.
- Về ngữ liệu: trong phần 1, ngữ liệu Hội nghị Diên Hồng ngắn gọn, rõ ràng, bảo đảm đủ thông tin cho học sinh phân tích để hiểu được hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Văn bản đưa ra đã quen thuộc với học sinh từ chương trình Trung học cơ sở nên dễ tiếp cận, dễ trả lời chính xác các câu hỏi do sách giáo khoa đặt ra.
Câu hỏi để phân tÝch ngữ liệu rõ ràng, dễ hiểu. Việc cã kèm theo câu hỏi gợi mở giúp học sinh tiếp cận vấn đề từng bước là rất khoa học. Câu hỏi đặt ra ở hai phần, có logic trình tự hợp lí. Mỗi câu hỏi đề cập đến một vấn đề của hoạt động giao tiếp, đi từ đối tượng thực hiện hoạt động giao tiếp (nhân vật giao tiếp), qua sự luân phiên lượt lời của hoạt động giao tiếp đến hoàn cảnh giao tiếp để từ đó hiểu nội dung cuộc giao tiếp, nhằm mục tiêu cuối cùng là hiểu mục đích giao tiếp, kết quả giao tiếp. Câu hỏi phân tích về các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp được đặt ra với số lượng lớn là phù hợp với yêu cầu rèn luyện, nâng cao kĩ năng phân tích, lĩnh hội và tạo lập văn bản trong giao tiếp của bài học. Nhìn chung không có câu nào quá khó.
- Phần ghi nhí: súc tích, phân ý rành mạch và đảm bảo được những nội dung kiến thức cơ bản nhất học sinh cần nằm được về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
* Khuyết điểm
- Không thống nhất giữa đề mục bài học và phần ghi nhí:
Trong phần ghi nhí, sách giáo khoa chia ra 3 nội dung ghi nhớ cơ bản là khái niệm về hoạt động giao tiếp, hai quá trình hình thành hoạt động giao tiếp và các nhân tố chi phối đến hoạt động giao tiếp. Tuy nhiên, phần đề mục của tiết học lại chỉ đề cập đến “Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” rất dễ khiến học sinh hiểu rằng bài học chỉ tìm hiểu về khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
ĐÓ thống nhất với nội dung bài học còng nh­ kiến thức cơ bản cần nắm cuối bài, nên sửa mục I thành “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”.
- Không thống nhất giữa câu hỏi gợi mở và phần ghi nhí:
Mục đầu tiên của Ghi nhớ nêu khái niệm hoạt động giao tiếp là “hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói và dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động”. Mục 2 của Ghi nhớ nêu lên: “Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện) và lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện). Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác”. Nhưng trong cả hai phần hệ thống câu hỏi phân tích ngữ liệu không có câu nào đề cập đến hai nội dung này.
Nếu những “kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” chỉ được đưa ra ở phần ghi nhí hay trong quá trình giáo viên giảng, học sinh sẽ bị đặt vào thế bị động, áp đặt tiếp nhận kiến thức. Do đó cần thiết phải có mặt câu hỏi về hai nội dung trên để học sinh tự phát hiện và lĩnh hội hai vấn đề đó.
Chẳng hạn, trước khi đưa ra 2 ngữ liệu 1 và 2 cùng các hệ thống câu hỏi phân tích ngữ liệu, giáo viên có thể yêu cầu học sinh chia làm 2 nhóm đồng thời tạo lập hai cuộc giao tiếp: mét nửa líp giao tiếp bằng ngôn ngữ nói về chủ đề học tập; nửa líp còn lại giao tiếp bằng ngôn ngữ viết bằng cách viết một tờ đơn. Sau đó giáo viên đưa ra câu hỏi để học sinh tiếp cận vấn đề:
+ Hoạt động bàn bạc về thời tiết và viết đơn xin nghỉ học là hoạt động giao tiếp. Hoạt động đó được tạo lập nh­ thế nào? Nhằm mục đích gì?
+ Khi thực hiện một hoạt động giao tiếp, chúng ta đã thực hiện những hành động gì? Sử dụng phương tiện gì là chủ yếu? Ngoài ra còn dùng những phương tiện nào?
Đưa thêm hoạt động này vào giê học, học sinh vừa hiểu rõ được về hoạt động giao tiếp, vừa được áp dụng kiến thức vào thực tiễn để bước đầu hoàn thành kĩ năng.
- Về ngữ liệu: ở mục 2, ngữ liệu được chọn là bài Tổng quan văn học Việt Nam có dung lượng quá dài và ở mức độ khó đối với học sinh. Việc đưa ngữ liệu dài sẽ làm học sinh phân tán, khó tập trung vào kiến thức cần nắm. Hơn nữa, trong ngữ liệu, người tạo lập và người tiếp nhận văn bản đều không thể xác định cụ thể, hoàn cảnh tạo lập giao tiếp cũng không rõ ràng, học sinh khó trả lời một cách chính xác các câu hỏi. Nên chọn một đoạn trong văn bản hay thay bằng một ngữ liệu ngắn hơn: một bài thơ, một bài ca dao hay một truyện cư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status