Hướng nghiệp sinh viên - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Hướng nghiệp sinh viên



MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU CHUNG 2
1.1 Đặt vấn đề 2
1.2 Định nghĩa 2
1. 3 Mục đích – mục tiêu 3
II. GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO SINH VIÊN 3
2. 1 Định nghĩa 3
2.2 Tâm lý lứa tuổi và cuộc sống 3
2.3 Thực trạng 4
III. HỒ SƠ XIN VIỆC 6
3. 1 Đơn xin việc 6
3.2 Sơ yếu lý lịch 7
3.4 Các tài liệu chứng minh thành tích 8
IV. KHẢO SÁT CÔNG TY 9
4.1 Thu thập thông tin 9
4.2 Công ty Diginet Corporation 9
4.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 9
4.2.2 Sản phẩm, đối tác, khách hàng 10
4.2.3 Liên hệ công ty 14
4.2.4 Tuyển dụng 14
4.2.4.1 Vị trí tuyển dụng: 14
4.2.4.2 Đơn xin việc, Sơ yếu lý lịch 15
4.2.4.2.1 Đơn xin việc 15
4.2.4.2.2 Sơ yếu lý lịch 16
V. KỸ NĂNG MỀM 18
5.1 Định nghĩa 18
5.2 Chín kỹ năng cơ bản 19
VI. MỞ RỘNG 19
6.1 Khi làm đề tài này nhóm được học hỏi về các kỹ năng nào ? 19
6.2 Các đề nghị cho việc học môn học này ? 19
6.3 Sinh viên cần chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai ? 20
LỜI CẢM ƠN 20
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Tp Hồ Chí Minh
Khoa Toán – Tin Học
--------oOo-------
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM VÀ HỌC TẬP
Hướng Nghiệp Sinh Viên
GVHD: PGS. TS Đặng Đức Trọng
Nhóm thực hiện: Điểm 10 Chất Lượng
1. Phan Thanh Liêm 0711123
2. Trịnh Thị Mỹ Linh 0711128
3. Phạm Thị Quyên 0711322
4. Nguyễn Duy Khương 0711111
5. Trần Minh Hoàng 0711099
6. Mai Hoàng Lộc 0711121
7. Phan Lê Trung 0711248
8. Trần Hữu Hồng 0711085
9. Phạm Thị Sang 0711191
10. Nguyễn Đình Khôi 0711110
11. Lê Đình Lĩnh 0711139
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 5 NĂM 2010
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề
Hiểu biết về nghề nghiệp tương lai đóng góp một cách quan trọng vào nhân cách và cuộc sống của tuổi trẻ. Với ước vọng nghề nghiệp, cố gắng thực hiện được mục tiêu này, dù vẫn còn ở trường trung học, tuổi trẻ được bạn bè nể nang, làm tăng thêm lòng tự tin, tự trọng và nhân cách. Ngược lại, không có ý tưởng thích đáng về nghề nghiệp, tuổi trẻ tỏ ra thiếu niềm tin, thiếu tự trọng, không định hướng được hướng đi cho nghề nghiệp tương lai, thường gặp những hoàn cảnh bất lợi cho cuộc sống sau này.
Trong những năm vừa qua, việc giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học và Đại học có được nhắc đến thường xuyên trên các phương tiện truyền thông như: sách, báo, .. hay trên các diễn đàn giáo dục nhưng hầu hết là chỉ đưa ra mục tiêu phấn đấu chứ chưa thực sự có một biện pháp cụ thể nào. hay nếu có chỉ ở một mức chung chung nên không thể giải quyết được phần đông nhu cầu của học sinh, sinh viên hiện nay. Cho nên, ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng ngồi lại để cùng nhau bàn một lối đi mở cho vấn đề về Giáo Dục Hướng Nghiệp.
1.2 Định nghĩa
“Trên bình diện xã hội, hướng nghiệp được hiểu là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục học, y học, xã hội học, kinh tế học…nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân” TS. Trần Thị Hương (Chủ biên), GIÁO DỤC HỌC PHỒ THÔNG, Thành phố Hồ Chí Minh, NXB ĐHSP TP.HCM,2009,trang 55 – 56.
.
Giáo dục hướng nghiệp giúp cho học sinh, sinh viên nhận thức đúng về nghề và khả năng của bản thân, trong đó vai trò của người giáo viên, nhà trường, gia đình, xã hội là hết sức quan trọng trên con đường giúp các em định hướng nghề nghiệp tương lai của bản thân.
Như vậy, công tác hướng nghiệp có 3 nhiệm vụ cơ bản là: định hướng nghề, tư vấn nghề, tuyển chọn nghề.
1. 3 Mục đích – mục tiêu
Sau khi đổi mới (năm 1986), nước ta bắt đầu hình thành nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được điều đó, Đảng và nhà nước ta từ lâu đã quan tâm tới việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nguồn nhân lực để thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra. Bộ GDĐT được giao nhiệm vụ phải tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động GDHN là:
Thứ nhất là giúp học sinh, sinh viên hiểu và hiểu rõ nhu cầu nghề nghiệp của nước ta nói chung, của từng địa phương trong nước nói riêng.
Thứ hai là phải tổ chức các buổi thực tế tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp để học sinh, sinh viên tận mắt chứng kiến các hoạt động đang diễn ra, từ đó xác định nghề nghiệp tương lai một cách chính xác, hiệu quả nhất.
Thứ ba đó là nắm vững cơ sở khoa học, các kỹ năng cần thiết của hoạt động lao động. Sự kết hợp của lý thuyết lẫn thực tiễn sẽ hình thành nên học vấn nghề nghiệp, tạo kỹ năng thích ứng nhanh nhất với nghề nghiệp tương lai.
Thứ tư là phải hình thành cho học sinh, sinh viên các tiêu chí trong việc chọn nghề. Đó là sở thích, sở trường, đam mê, khả năng của bản thân hay là nhu cầu hiện tại cũng như trong thời gian tới của xã hội.
Điều cuối cùng hết sức quan trọng, đó là giúp học sinh cuối cấp, sinh viên năm cuối chọn được nghề nghiệp trên cơ sở các tiêu chí đã được đưa ra ở trên.
II. GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO SINH VIÊN
2. 1 Định nghĩa
Lứa tuổi này bao gồm những em có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên tốt nghiệp THPT đang học tập tại các trường học viện, đại học, cao đẳng.
2.2 Tâm lý lứa tuổi và cuộc sống
Ở lứa tuổi này, sự hình thành các mối quan hệ trở nên cần thiết như bạn cùng lớp, cùng nhóm, cùng sở thích, tình bạn khác giới, tình yêu đôi lứa…Có thể nói họ đã có năng lực giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ xã hội. Họ năng động, sáng tạo, linh hoạt hơn trong việc giải quyết các khó khăn. Việc quan trọng nhất của họ vẫn là học tốt ngành đã chọn để sau khi tốt nghiệp định vị cho bản thân một nghề để nuôi sống bản thân.
2.3 Thực trạng
- Hướng nghiệp cho sinh viên: có hay không ?
Hiện nay, việc hướng nghiệp cho sinh viên thật sự chưa được đầu tư. Chẳng hạn người ta mặc định rằng, học sư phạm ra thì đi dạy, học y dược ra thì làm bác sỹ…còn những ngành nghề khác học ra sẽ làm gì. Ví dụ như ngành xã hội học, hải dương học…Phải chăng nhà trường cần tổ chức hướng nghiệp cho sinh viên trước khi tốt nghiệp, để họ có đủ năng lực, kỹ năng để hoàn thành tốt và xuất sắc nghề mà mình đã học chứ không phải đào tạo lại. Hầu hết các trường tại Việt Nam chưa chú trọng vào vấn đề này, điều đó khiến một bộ phận lớn sinh viên không biết con đường vào đời của mình sẽ như thế nào.
- Chọn 1 nghề và những ứng dụng khác
Trong suy nghĩ chúng ta vẫn tưởng rằng hướng nghiệp chỉ là sự lựa chọn một nghề nghiệp mà mình yêu thích, chọn một trường đại học phù hợp với mình. Nhưng theo như thuật ngữ hướng nghiệp nếu được hiểu chính xác nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp, quản lý nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp.
Trong đó việc chọn nghề chỉ là một giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi người. Qua đó có thể thấy rằng việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên là hết sức cần thiết, liên tục và kéo dài từ khi bước chân vào giảng đường cho đến khi họ tốt nghiệp.
VD: Sinh viên năm I: cần được hướng dẫn những kỹ năng cần thiết như làm thế nào có thể hòa nhập môi trường đại học, làm thế nào để có một phương pháp học đại học hiệu quả; còn sinh viên năm cuối: cần được đào tạo kỹ năng để tìm một công việc tốt, kiến thức xây dựng một kế hoạch nghề nghiệp cho năm năm, mười năm...
- Hướng nghiệp ở các đại học
“Theo một khảo sát mới nhất tại Trường đại học Bách khoa TP.HCM về công tác hướng nghiệp cho sinh viên: có 52,6% sinh viên năm cuối chưa có kế hoạch tìm việc cho mình; 46,3% sinh viên hiện nay chưa có ý định tự trau dồi về nghề nghiệp; 44,8% sinh viên không hình dung về nghề nghiệp của mình sau năm năm. Trên 80% sinh viên tự nhận rằng kỹ năng xin việc dưới mức trung bình” Hướng nghiệp cho sinh viên: Đang bị bỏ quên [online]. Địa chỉ: [truy ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status