Đề án Thực trạng và giải pháp của việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở nước ta trong giai đoạn hiện nay - pdf 16

Download miễn phí Đề án Thực trạng và giải pháp của việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở nước ta trong giai đoạn hiện nay



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
NỘI DUNG ĐỀ ÁN 3
I. Một số vấn đề lý luận cơ bản 3
1. Nguồn nhân lực 3
2. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 4
3. Yêu cầu của quá trình CNH-HĐH đối với nguồn nhân lực 6
II. Thực trạng của việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay 7
1. Thực trang của nguồn nhân lực 7
2. Thực trạng của công tác đào tạo 9
3. Thực trạng về sử dụng nguồn nhân lực 12
III. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực
1. Giải pháp trong việc đào tạo nhân lực 15
2. Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực phục vụ cho CNH-HĐH 18
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động cao.
Như vậy có thể thấy đây là một khái niệm được xác đinh theo tư tưởng mới, khong bó hẹp trong phạm vi trình độ lực lương sản xuất đơn thuần, kỹ thuật đơn thuần mà còn bao gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cả về dịch vụ, quản lý kinh tê-xã hội…
Có thể thấy CNH trước hết là phải gắn liền với hiện đại hoá. Hiện nay trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại nên phải tranh thủ ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng này, tiếp cận kinh tế tri thức để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành,các khâu, các lĩnh vực sản xuất xã hội.
Mặt khác có thể thấy CNH nhằm mục tiêu độc lập và CNXH. Hoạt động này là tất yếu nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tăng thêm sức mạnh bảo vệ dân tộc.
Hơn nữa, hiện nay nước ta phát triển CNH-HĐH trong điều kiện cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết của nhà nước. Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi phải có sự vận dụng khách quan các quy luật kinh tế, mà trước hết là quy luật thị trường. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế mở hiện nay, thực hiện cũng có thuận lợi là nước ta có thể tận dụng, tranh thủ thành tựu của thế giới và sự giúp đữ quốc tế, nhưng cũng có nhiều khó khăn như tác động tiêu cực từ nền kinh tế thế giới… có thể thấy một trong những yêu cầu của CNH-HĐH là phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế độc lập tự chủ.
Từ những đặc điểm trên ta thấy việc tiến hành CNH-HĐH là một tất yếu khách quan.
Việt nam đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuất XHCN mới đựơc thiết lập còn chưa hoàn thiện, hơn nữa còn bỏ qua thời kỳ quá độ lên CNXH nên gặp nhiều khó khăn. Mà CNXH muốn tồn tại, phát triển được cần phả có một nền kinh tế phát triển và ổn định, có nền tảng cơ sở vật chất vững chắc. Vì vậy quá trình CNH chính là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất chủ nghĩa.
Chính vì tầm quan trọng đó nên từ thập niên 60 của thế kỷ XX Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối CNH và coi đó là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. Thực hiện CNH là tạo ra điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết về con người và khoa học công nghệ, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế… để không ngừng tăng thêm năng suât lao động, tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao được vai trò của con người-nhân tố trung tâm của nền kinh tế XHCN. CNH-HĐH tạo điều kiện vật chất để xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ vững mạnh, tạo tiền đề xây dựng nền quốc phòng an ninh… để xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam.
Chính vi vậy mà CNH-HĐH được coi là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Đảng ta đã đề ra các nội dung cơ bản, trước hêt là “phát triển lực lượng sản xuất-cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH trên cơ sở thực hiện cơ khí hoá nền sản xuất xã hội và áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại”; chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá, hợp lý và hiệu quả cao; thiết lập quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng CNXH. Cụ thể, trong những năm trước mắt Đảng ta đặc biệt coi trọng CNH-HĐH nông nghiệp ở nông thôn, ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ và có chon lọc một số cơ sở công nghiệp nặng, cải tạo, mở rộng nâng cấp, xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng vật chất của nền kinh tê; phát triển nhanh dịch vụ, du lịch; phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ và mở rọng hoạt động đối ngoại.
Để hoàn thành các nhiệm vụ đã để ra đòi hỏi phải không ngừng tạo dựng nên các tiền đề như nguồn vốn, khoa học công nghệ, kinh tế đối ngoại và đặc biệt đầo tạo sử dụng nguồn nhân lực vì đây cũng là một yếu tố quan trọng quyết định thành công sự nghiệp CNH-HĐH.
3. Yêu cầu của quá trình CNH-HĐH đối với nguồn nhân lực
Như trên chung ta đã thấy được tầm quan trọng của CNH-HĐH và sự tác động to lớn của nó với sự phát triển nền kinh tế xã hội và trong bất kỳ lĩnh vực gì thì nhân tố con người cũng là một nhân tố quan trọng nhất.
CNH-HĐH không chỉ đòi hỏi phải có vốn, kỹ thuật, tài nguyên mà còn cần phát triển một cách tương xứng năng lực của người sử dụng những phương tiện đó. Vì để phát triển đất nước cần sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Muôn bắt kịp sự tiến bộ của thế giới thì cần đào tạo người lao động về năng lực chuyên môn, kỹ thuật… để có thể áp dụng một cách tối đa thàh tựu của khoa học vào sản xuất. Nguồn nhân lực cần qua đào tạo, được sử dụng một cách hợp lý. CNH-HĐH đòi hỏi người lao động phải có sưc khoẻ và thể lực tốt. Muốn vậy phải đảm bảo vấn đề dinh dưỡng, phát triển y tế, cải thiện môi trường sống… nhằm chăm sóc tốt sức khoẻ và nâng cao thể lực cho người lao động. Trong nguồn nhân lực mới này việc xây dựng giai cấp công nhân là 1 nhiệm vụ trọng tâm. Vì chỉ khi nào giai cấp công nhân trưởng thành về chính trị, có trình độ tổ chức, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng làm chủ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới… thì mới có thể làm nòng cốt của liên minh công-nông-tri, tập hợp và đoàn kết với các thành phần khác, phấn đấu xây dựng thành công sự nghiệp CNH-HĐH. Chúng ta cần có 1 nguồn nhân lực đồng bộ trong mọi lĩnh vực, phải được tiến hành với tốc độ và quy mô thích hợp với từng thời kỳ phát triển.
Vì vậy xác định nguồn nhân lực phải được qua đào tạo và được bố trí sử dụng tốt để họ có thể phát huy đầy đủ khả năng, sở trường và nhiệt tình lao động sáng tạo để tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đóng gop xứng đáng vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng và không kém phần khó khăn với Đảng và nhà nước.
II. Thực trạng của việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay
1. Thực trang của nguồn nhân lực
Như phần lý luận đã trình bày, việc đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp là một vấn đề không đơn giản, đòi hỏi phải có những biện pháp, đường lối chính sách cụ thể. Thực tế trong thời gian vừa qua nguồn lực này đã được Đảng và nhà nước quan tâm hơn, đã có nhiều bước chuyển biến đáng kể. Có thể thấy Việt Nam là một đất nước đang phát triển có dân số khá đông, lượng dân trong độ tuổi lao động cao. Nêu được đào tạo đúng hướng và sử dụng có hiệu quả thì chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy cho sự phát triển đi lên của CNH-HĐH đất nước.
Nhìn nhận một cách tổng thể khách quan, trong quá trình lao động sản xuất, người Việt Nam mạng nhiều ưu điểm ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status