Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân - hệ quả phân tích cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á 1997 - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân - hệ quả phân tích cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á 1997



MỤC LỤC
A/ PHẦN MỞ ĐẦU.
 
B/ PHẦN NỘI DUNG.
 
I/LÝ THUYẾT MANG TÍNH TRIẾT HỌC.
1/ các định nghĩa về nguyên nhân-kết quả.
2/mối quan hệ biện chứng giữa nguyê nhân và kết quả.
3/ ý nghĩa phương pháp luận.
II /VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ CHÂU Á 1997.
1/ những nguyên nhân
2/hậu quả của cuộc khủng hoảng đối với tài chính tiền tệ thế giới và khu vực.
 
C/PHẦN KẾT LUẬN.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

TIểu LUậN TRIếT HọC
Đề TàI:
vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân- hệ quả phân tích cuộc khủng hoảng kinh tế châu á 1997.
A/ PHầN Mở ĐầU:
Năm 1997 được coi là năm khủng hoảng của hệ thống tài chính- tiền tệ Châu á. khởỉ phát từ thị trường Thái Lan (7-1997) đã lan tràn sang khắp khu vực và gây những tác hại nghiêm trọng đối với tăng trưởng kinh tế khu vực Châu á cũng như toàn cầu .Cuộc khủng hoảng của cả người đi vay và người cho vay trong một hệ thống kinh tế phụ thuộc lẫn nhau trên qui mô toàn thế giới đã tạo ra những chấn động tài chính đối với hầu hết các nền kinh tế và các khu vực ... Làm đau đầu các nhà chức trách .Để tìm hiểu vấn đề này ta phải trả lời các câu hỏi được đặt ra là : Nguyên nhân do đâu ? Hậu quả ra sao? Thiệt hại đối với từng ngành kinh tế như thế nào?Cuộc khủng hoảng có phải là mang tính chu kì ? Nội dung và hình thức cuộc khủng hoảng tài chính –tiền tệ diễn ra ở Châu á đã dẫn đến mối quan hệ kinh doanh đối với các nhà đầu tư nước ngoài? Bản chất sâu xa của vấn đề là gì? Những khả năng gì tồn tại trước và sau khi cuộc khủng hoảng xảy ra? Với kiến thức của sinh viên năm thứ nhất mới tiếp cận bộ môn triết học em sẽ phân tích vấn đề này duới góc độ triết học bằng cặp phạm trù nguyên nhân –kết quả.
B/Giải quyết vấn đề:
I/lý thuyết mang tính triết học
1/Định nghĩa về nguyên nhân-kết quả.
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hay giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đởi nhất định .
Còn kết quả là những biến đổi do nguyên nhân tạo ra..
2/Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan ,tính khách quan này quy định mối liên hệ nhân quả dựa trên lập trường duy vật biên chứng .Do tính phổ biến của nó nên một nguyên nhân sinh ra nhều kết quả và ngược lại .Khi xem xét một mối liên hệ nhân quả cụ thể trong thời gian thì nguyên nhân có trước kết quả vì chỉ có sự tác động lẫn nhau mới sinh ra sự biến đổi .Nhưng khi xét cả quá trình gồm nhiều liên hệ nhân quả nối tiếp nhau thì nhân và quả có thể chuyển hoá vị trí cho nhau một cách biện chứng .
3/ý nghĩa phương pháp luận:
Không phải các nguyên nhân đều sinh ra kết quả giống nhau vì nguyên nhân có tính chất và vai trò khác nhau .Nguyên nhân tác động cùng chiều và tác động ngược chiều .Có nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài ,nguyen nhan chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu ,nguyên nhân khách qua và nguyên nhân chủ quan .Phải tôn trọng tính khách quan của mối lên hệ nhân quả trong nhận thức và hành động .Đề phòng và phê phán quan niệm duy tâm siêu hình trong vấn đề này .Do một kết quả có thể từ nhiều nguyên nhân gây ra do đó muốn có kết quả cao phải biểt phát hiện nhiều nguyên nhân ,biết hạn chế tác động của nguyên nhân ngược chiều ,tạo điều kiện cho những nguyên nhân cùng chiều.Phải chú trọng trước hết đến nguyên nhân chủ yếu ,nguyên nhân bên trong .Sau cùng phải biến kết quả đã đạt được htành nguyên nhân tiếp sau ngày càng cao hơn ,không thoả mãn ở một kết quả nào.
II/VậN DụNG CặP PHạM TRù NGUYÊN NHÂN – KếT QUả PHÂN TíCH CUộC KHủNG HOảNG TàI CHíNH – TIềN Tệ CHÂU á 1997
1/ Những nguyên nhân :
Trở lại với cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu á 1997 về căn bản các nhà phân tích quốc tế đã có những nhận định khá thống nhất về nguyên nhân của tình hình này như sau :
Thứ nhất :Các nền kinh tế lâm vào khủng hoảng tài chính là những nền kinh tế mắc nợ lớn . Xuất phát từ mô thức phát triển dựa vào tiền vay ngân hàng,các công ty lớn của Châu á,Nga và Mỹ La Tinh đều có tỉ lệ nợ vốn cổ phần lớn hơn các nước phương Tây. Họ có thể đầu tư bằng tiền vay nhiều hơn bằng tiền thu nhập tích luỹ hay bằng tiền cổ phần .Đặc biệt những nước này, các công ty còn thực hành vay tín dụng rẻ ở nước ngoài khiến cho mức độ lệ thuộc vào vốn bên ngoài của họ ngày càng tăng . Về nguyên tắc ,Các công ty có tỷ lệ nợ cao rất dễ bị tác động trước những cơn sốt làm giảm luồng tiền mặt hay làm tăng trách nhiệm thanh toán ,đặc biệt những cơn sốt có tính hệ thống khi nhu cầu giảm mạnh,lãi suất cho vay tăng hay phá giá của các đông tiền Đông,Đông –Nam á,Nga và Bra-xin,hàng loạt công ty tài chính và kinh doanh xuất khẩu ở các nức này bị phá sản .
Thứ hai : Việc đẩy mạnh tự do hoá lĩnh vực tài chính và mở cửa các tài khoản vốn như một xu hướng của toàn cầu hoá được các chính phủ và các thể chế tài chính quốc tế khuyến khích trong suốt những năm 90 đã trở nên nguy hiểm cho các ngân hàng ít có kinh nghiệm hoạt động trên các thị trường vốn quốc tế . Tự do hoá việc vay vốn quốc tế trong điều kiện cố định tỉ giá hối đoái , gắn chặt nó với một đồng ngoại tệ mạnh (chủ yêu là đồng USD )đã tạo ra mối hiểm nguy khi các ngân hàng không kiểm soát được các đồng vốn . Hơn nữa một tỉ giá cố định , không có điều chỉnh kịp thời trước các biến động của cung cầu tiền tệ và thương mại đã tiệt tiêu các lợi thế cạnh tranh xuất khẩu . Đó là chưa kể đến việc cố định tỉ giá cố định còn làm tăng thêm mức nợ và tính rủi ro cho cơ cấu nợ của các quốc gia .
Thứ ba :Giao dịch vốn quốc tế tăng mạnh , nhu cầu vốn của nhiều nền kinh tế quốc gia còn thấp xa so với các luồng vốn cung ứng . Những năm gần đây khối lượng vốn giao dịch quốc tế đã lớn hơn 70 lần kim ngạch mậu dịch thế giới . Đại bộ phận số vốn này là ngắn hạn đặc biệt 80% trong đó là phần vốn giao dịch với thời hạn 7 ngày . Một là xu hướng mở và tự do hoá tài chính đã khiến cho các giao dịch vốn gián tiếp thay vì đầu tư trực tiếp và cung cấp ODA dần dần chiếm ưu thế , nhất là các dòng vốn tư nhân . Hai là , các ngân hàng trung ương Châu Âu và Nhật chủ trương kích thích các nền kinh tế của mình bằng chính sách nới lỏng tiền tệ . Tình huống dư thừa quá nhiều tiền tiết kiệm trong nước ở Nhật(tiết kiệm ở Nhật chiếm 30%GDP, thuộc loại cao nhất thế giới ) và việc nhận được nhiều đầu tư chứng khoán vào Châu Âu từ các nước Châu á (khoảng 600 tỉ USD )đã thúc đẩy nhóm các nước này tăng cường xuất khẩu vốn . Ba là cho vay với lãi suất thấp từ nước ngoài và quá ngộ nhận về tốc độ tăng trưởng cao liên tục của các nền kinh tế mới nổi đã khiến cho cả người đi vay và cho vay ồ ạt ký kết các hợp đồng vay mượn . Nói cách khác , luồng vốn được thúc đẩy bởi cả nhu cầu đầu tư lẫn cơ hội thuận lợi do chính sách mở cửa tài khoản vốn đem lại lợi nhuận cao cho các nhà tín dụng nước ngoài và giúp những người trong nước vay với lãi suất hời hơn (chỉ bằng 50% lãi suất tiền vay trong nước ). Bốn là , hầu hết các nhà đầu tư và người đi vay đã không quan tâm đến tình trạng mất cân đối đang tăng lên trong hệ thống ngân hàng khi họ cho rằng hầu hết các nền kinh tế Đông á , Đông Nam á , Mĩ la tinh ... đều trực tiếp hay gián tiếp gắn giá trị đồng tiền của nước mìmh vào đồng USD và đồng USDthì lại liên tục tăng giá trong vòng 3 năm nay .Các luồng vốn ồ ạt chả...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status