Merleau Ponty -Nhà hiện tượng học vĩ đại nhất của Pháp - pdf 16

Download miễn phí Merleau Ponty -Nhà hiện tượng học vĩ đại nhất của Pháp



Thời kỳ tiếp theo trong sự nghiệp sáng tạo của Merleau-Ponty là từ cuối những
năm 40 đến giữa những năm 50 của thế kỷXX. Ở thời kỳ này, với những tiểu luận
và bài viết ngắn, Merleau-Ponty đã giải thích rõ ràng, chi tiết hơn những hệ quả
mang tính triết học của “tính ưu việt của tri giác”. Những bài viết này là sự phản
ứng lại những chống đối đang lan rộng cho rằng, bằngsự truyền bá tất cả những
thành quả mang tính văn hóa và tinh thần trong cuộc sống tiền phản tư và mang
tính cá nhân của con người, kết quả mà Hiện tượng luận về tri giácmang lại chỉ là
một dạng giản luận hóa nhằm chống lại thuyết duy ý chí và chỉ dạy cho người ta
“sự đa nghĩa tồi tệ”, khiến cho những khái niệm hợp lý và chân lý lâm vào ngõ
cụt. Sự quan tâm chủ yếu của Merleau-Ponty trong thời kỳ này là chuyển từ hiện
tượng tri giác đến hiện tượng của sự biểu hiện sáng tạo, nhằm “rèn giũa sự đa
nghĩa bằngviệc làm rõ quá trình giao tiếp với người khác và với tư tưởng đã
chiếm lĩnh và đi ra ngoài địa hạt của tri giác –cái khai mở chân lý cho chúng ta –
đã diễn ra như thế nào.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

DANH NHÂN TRIẾT HỌC
Merleau-Ponty - Nhà hiện tượng học vĩ đại nhất của
Pháp
Maurice Merleau-Ponty (14/3/1908 – 4/5/1961) - nhà
triết học Pháp, học trò của E.Husserl, người thường bị
hiểu lầm là nhà tư tưởng hiện sinh vì mối quan hệ cộng
tác chặt chẽ với J.P.Sartre và quan niệm về hữu thể theo
kiểu Heidegger.
Năm 1931, Merleau-Ponty nhận bằng thạc sĩ triết học tại École Normale
Supérieure (Paris). Sau một thời gian làm công việc giảng dạy, ông tham gia quân
đội Pháp trong Chiến tranh thế giới II. Năm 1945, ông là giáo sư triết học tại Đại
học Lyon. Năm 1949, ông là giáo sư tâm lý học và giáo dục học trẻ em tại Đại
học Sorbonne. Từ năm 1945 đến năm 1952, ông cùng với J.P.Sartre sáng lập ra và
là đồng chủ biên tờ tạp chí Les Temps Moderues. Năm 1952 là giáo sư triết học tại
College de France và giữ cương vị này đến tháng 5/1961(1).
Trên tờ tạp chí Les Temps Moderues, Merleau-Ponty là người chịu trách nhiệm
đưa hiện tượng học của Edmund Husserl vào Pháp. Cảm kích trước Husserl sau
này (hậu kỳ) và khái niệm của Husserl về “thế giới sống”, Merleau-Ponty đã kết
hợp phương pháp tiên nghiệm của Husserl với những vấn đề nhận thức luận và sự
định hướng hiện sinh xuất phát từ Heidegger và Marcel. Thậm chí, ông còn đi xa
hơn Heidegger - người đã vượt qua Husserl bởi việc hiện sinh hóa cái tui tiên
nghiệm (nghĩa như Dasein), khi nhấn mạnh không chỉ bản chất (trần tục) tồn tại
của chủ thể người, mà trên tất cả là tính xác thịt của con người. Do vậy, triết học
của ông có thể được mô tả như là triết học của con người sống hay chủ thể người
(le corps propre). Nếu Nietzsche chú ý đến toàn bộ những điều quan trọng của con
người, thì Merleau-Ponty là người đầu tiên đã đưa con người trở thành chủ đề
trung tâm của những phân tích triết học cặn kẽ. Điều này đã mang đến một viễn
cảnh căn nguyên để nhận thức lại những vấn đề triết học muôn thủa, như bản chất
của tri thức, tự do, thời gian, ngôn ngữ,... Đặc biệt, trong những tác phẩm đầu tay,
Merleau-Ponty đã chống lại tư tưởng chuyên chế, nhấn mạnh đến sự đa nghĩa (mơ
hồ) không thể vượt qua và những sự kiện ngẫu nhiên của ý nghĩa và chân lý.
Những tác phẩm chính của Merleau-Ponty: Cấu trúc của hành vi xử thế (1942),
Hiện tượng luận về tri giác (1945), Chủ nghĩa nhân đạo và sự khủng bố (1947), Ý
nghĩa và vô nghĩa (1948), Những khoa học nhân văn và hiện tượng học (1953),
Những cuộc phiêu lưu của phép biện chứng (1955), Cái hữu hình và cái vô hình
(1964).
Sự nghiệp sáng tạo của Merleau-Ponty có thể được chia thành ba giai đoạn chính.
Công trình nghiên cứu chính trong thời kỳ đầu của Merleau-Ponty là Hiện tượng
luận về tri giác – tác phẩm nổi tiếng bởi luận điểm trung tâm - tính ưu việt của tri
giác. Trong công trình nghiên cứu này, ông cho rằng, tất cả chức năng cao hơn của
ý thức như sự hiểu biết, ý chí đều có nguồn gốc và phụ thuộc vào sự phản ánh của
chủ thể; rằng tồn tại thể xác (xác thịt) có nghĩa là tri giác (“mọi ý thức, thậm chí cả
tự ý thức, đều thuộc về cảm giác”). Merleau-Ponty xác nhận rằng, mặc dù vậy, tri
giác đó chưa từng được luận chứng một cách thích đáng trong triết học truyền
thống. Vì vậy, công trình này được coi là sự chống đối mạnh mẽ mang tính biện
chứng với hai hình thái cơ bản của nhận thức chủ quan là thuyết duy ý chí và chủ
nghĩa kinh nghiệm - cả hai lý thuyết này, như Merleau-Ponty khẳng định, đều bỏ
qua hiện tượng tri giác. Mục đích chủ yếu mà ông đặt ra trong công trình này là
vượt ra khỏi những cấu hình trí tuệ của triết học truyền thống (như là dữ liệu cảm
giác) và thực hiện “sự trở lại với những hiện tượng”, đến với thế giới như chính
chúng ta đang thực sự trải nghiệm với tư cách chủ thể tiêu biểu trước khi tạo ra các
lý thuyết. Lập luận chính của ông (triết học luận chiến trực tiếp) là cơ thể sống
không chỉ là khách thể trong thế giới, khác biệt với chủ thể đang được biết đến
(như R.Descartes quan niệm), mà còn là quan điểm của chính chủ thể về thế giới;
rằng thân xác chính là chủ thể được biết đến đầu tiên (dù là chủ thể ẩn danh), tất cả
những hình thức khác của tri thức đều được xuất phát từ đó, thậm chí cả hình học.
“Dựa vào tư tưởng về thân xác mang tính hiện tượng luận, Merleau-Ponty cố tách
biệt cái bình diện của ý thức đã vượt ra khỏi sự quan tâm của triết học trước kia, vì
ông coi nó không phải là lĩnh vực nhận thức luận – lôgíc, mà là phương diện tồn
tại, phương diện bản thể luận”(2). Đây là lĩnh vực mà tính chủ quan hoạt động một
cách có ý thức, là tổng thể những kết cấu độc đáo, những chỉnh thể không thể phá
vỡ được, những trung tâm có ý nghĩa - cảm tính không thể tạo ra được và không
thể thay thế được bằng nhận thức lý tính, và do vậy, không phụ thuộc vào nhận
thức lý tính đó, song lại phổ biến một cách tự phát và độc lập những hành động
của mình, những hành động quy định tất cả các khả năng - từ những chức năng tri
giác và vận động giản đơn nhất đến những cảm giác tối cao, đến sự giao tiếp liên
cá nhân, nhận thức, ngôn ngữ, tư duy, tự do. “Vốn là sự tiên nghiệm hóa liên tục,
tức là quá trình thể hiện và giả định ý nghĩa, thân xác mang tính hiện tượng luận ở
Merleau-Ponty là cách phổ biến để nắm bắt thế giới, kích thích thế giới,
nuôi dưỡng thế giới từ bên trong khi cùng với thế giới đó cấu thành một thể thống
nhất có mối liên hệ qua lại”(3). Sự thống nhất này được Merleau-Ponty hiểu là,
chỉ khi dựa vào thân xác mang tính hiện tượng luận và cuộc đối thoại thường
xuyên của nó với thế giới, chúng ta mới lĩnh hội và nhận thức được sự vật, giới tự
nhiên và cách ứng xử của người khác với tư cách những khách thể văn hóa. Khi
vạch ra tính chỉnh thể độc đáo, có ý nghĩa - cảm tính của tính chủ quan mà nhờ đó,
con người tiếp nhận và giải thích tính đa dạng của những mối quan hệ và khi đồng
thời tuyên bố nó là tính chủ quan tiên nghiệm và độc lập về mặt bản thể luận,
Merleau-Ponty đã đi đến kết luận rằng: “Tính không xác định, tính hai mặt, tính đa
nghĩa là cấu trúc siêu hình, không thể loại trừ được của tồn tại con người, còn sự
phân tích và sự tiên nghiệm hóa của bản thân thân xác mang tính hiện tượng luận
thì bao giờ cũng là không rõ ràng”(4).
Khi phê phán những kiến giải tự nhiên chủ nghĩa và nhận thức luận thiển cận về ý
thức trong triết học và tâm lý học, khi làm sâu sắc hơn nữa phép quy giản hiện
tượng học và sự phân tích có ý thức của Husserl, Merleau-Ponty đã cố gắng mô tả
cách quan hệ đầu tiên, tiền phản tư của con người với thế giới. Phương
thức này, theo ông, được thực hiện thông qua tri giác và đồng thời, nó cũng là sự
tự thể hiện đích thực của tính chủ quan con người, là sự kiến tạo thế giới văn hóa ý
nghĩa. Và, khi tiến hành kiến giải tri giác về mặt bản thể luận, ông đã “phát triển
cái gọi là học thuyết về ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status