Chuyên đề Tư tưởng triết học Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Chuyên đề Tư tưởng triết học Việt Nam



Nếu Mạnh Tử đã nói về phẩm cách của đại trượng phu, đại nhân, quân tử là “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” thì Bác Hồ đã khái quát phẩm chất của người cộng sản Việt Nam phải là “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục”. Và Người là kết tinh đẹp đẽ nhất trong sáng nhất của phẩm chất ấy. Nếu như Mạnh Tử chủ trương “Hằng sản hằng tâm” thì Bác Hồ luôn nhấn mạnh đến vấn đề tầm quan trọng của lao động sản xuất và rèn luyện phẩm chất đạo đức cá nhân. Người coi lao động sản xuất là cái quyết định sự sống còn của xã hội loài người. Vì để tồn tại, trước hết con người cần ăn, đúng như câu tục ngữ “Có thực mới vực được đạo”. Do đó con người phải đẩy mạnh sản xuất.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

êu cha mẹ là nhân, kính trọng người lớn, bậc trên là nghĩa khắp thiên hạ đâu đâu cũng thế Xem Nho giáo, Trần Trọng Kim, Nxb tpHCM, 1993, trang 230.
.
2. Cũng như “nhân”, “nhân nghĩa” là tiêu chí để phân biệt kẻ hiền người ngu. Ông quan niệm ai cũng có “nhân nghĩa” như nhau, song vì cuộc sống thường ngày con người thường để vật dục làm cho lương tâm mờ tối nên đã bỏ mất “nhân nghĩa”. Con người, khi đói ăn gì cũng ngon; khi khát uống gì cũng ngon thì chưa biết rõ thực của cái ngon ăn uống. Chính là cái đói, cái khát theo kiểu đó đã làm hại cái miệng, cái bụng và đã làm hại cả lương tâm. Kẻ ngu thì đánh mất tâm, để cho vật dục làm hại mình. Người hiền, đại nhân, thánh hiền thì không để vật dục làm hại tâm nên luôn giữ được điều “nhân nghĩa” . Dùng “nhân nghĩa” mà đối xử với thiên hạ, trời, đất thì dẫu có thua chị kém em, chưa bằng chưa kịp người cũng không lấy đó làm lo. “Bậc đại nhân không bỏ mất cái tâm hồn nhiên của đứa con đỏ”. (Đại nhân giả, bất thất kỳ xích tử chi tâm giả giã - Ly lâu hạ) Xem Nho giáo, Trần Trọng Kim, Nxb tpHCM, 1993, trang 230.
.
3 “Nhân nghĩa” là mối quan hệ biện chứng ràng buộc hữu cơ không tách rời nhau giữa “nhân” và “nghĩa”. “Nhân”, “nghĩa” là hai mặt, hai phương diện của cùng một tâm, là thể và dụng của cùng một tâm, là tính và tình của cùng một tâm. “Nhân” bao gồm cả lý và trí, cả ba mối quan hệ này đều là cái tính tự nhiên của tâm phát ra. Nhân là thương yêu con người, lễ là biết phân biệt trên dưới, trí là biết phân biệt phải trái - đó là cái lý, cái thể, cái tính, là trạng thái tĩnh của tâm, thì không có lý do gì mà ở trạng thái động với tư cách là động cơ của hành vi, là cái tình, cái dụng của tâm lại không là “nghĩa” được. Mạnh Tử dùng “nghĩa” để thuyết minh tính thiện của tâm. Bởi theo ông, “nghĩa” là khí hạo nhiên, tự tâm phát khởi chứ không bị chi phối bởi ngoại cảnh. Người giữ được tâm “nhân nghĩa” ấy thì không làm hỏng việc. Kẻ bị vật dụng chi phối, bị ngoại cảnh chi phối làm hỏng làm hại cái tâm thì mới sinh ra ác, mới làm hỏng việc. Vì thế, “nhân nghĩa” như trên đã nói là tiêu chí để phân biệt bậc đại nhân với kẻ tiểu nhân, nhân loại với cầm thú. Ông quan niệm: “giết một người không có tội không phải là nhân; không phải của mình mà lấy không phải là nghĩa. Chỗ mình ở là đâu? Là chỗ nhân; Đường mình đi là đâu? là chỗ nghĩa. Ở chỗ nhân đi theo chỗ nghĩa như thế là việc của bậc đại nhân” (sát nhất vô tội, phi nhân giã; phi kỳ hữu nhi thủ chi, phi nghĩa giả. Cư ô tại? Nhân thi giã; Lộ ô tại? Nghĩa thị giã. Cư nhân do nghĩa, đại nhân chi sự cư nhân do nghĩa, đại nhân chi sự bị lũy. Tận tâm - thượng) Xem Nho giáo, Trần Trọng Kim, Nxb tpHCM, 1993, trang 234.
. Cứ lý ấy mà suy, thì nhân là cái nhà của người ta ở yên, nghĩa là con đường chính của người ta đi. Đã là con người thì không thể bỏ cái nhà yên không ở, bỏ con đường chính không đi. “Nhân nghĩa” là cái tước trời cho, là phẩm giá cao quý của con người. Chỗ rộng trong thiên hạ là nhân, đương lơn trong thiên hạ là nghĩa. Phàm là người ai cũng có tâm nhân thì cũng luôn đem tình nghĩa mà đối xử với nhau. Bởi thế mà ông quan niệm: “Lễ không phải lễ, nghĩa không phải nghĩa thì bậc đại nhân không làm”. Đạo làm người quý nhất là “nhân” - “nghĩa”. Đầu mối của “nhân” là lòng trắc ẩn, thì đầu mối của “nghĩa” là lòng tu ố. Người đã biêt hổ thẹn, biết điều gì nên làm, điều gì không nên làm thì không thể không động lòng thương người được. Biết “nhân”, biết “nghĩa” thì tùy thời hành đạo “nhân nghĩa” làm việc gì cũng thành đạt.
4. “Nhân nghĩa” là thể và dụng của tâm (là bản tính thiện tiên thiên) của con người, đồng thời nó là phẩm giá cao quý không ai cho, cũng không ai lấy được của mỗi người. Để có “nhân nghĩa” con người phải luôn tu dưỡng, luôn rèn luyện mới có được. Làm điều “nhân nghĩa” cũng như người đi rừng, có đi luôn mới thành đường được, nếu ít đi thậm chí không đi thì cỏ mọc mất lối.
“Nhân nghĩa” về thực chất vẫn là ngũ luân: cha con có tình thân, vua tui có nghĩa, vợ chồng phân biệt, lớn bé có trật tự, bạn bè giữ chữ tin. Những điều luân thường đó là không khó, nhưng do người ta làm mà không biết, theo mà không xem xét, không hiểu đạo mà đã để đạo ở gần mà phải đi tìm xa, việc ở cái dễ mà đi tìm ở cái khó. Chính lẽ này, muốn đạt được “nhân nghĩa” con người cần được giáo dục, rèn luyện, dạy bảo. Nếu không tuy con người có “nhân nghĩa” bẩm sinh, nhưng cứ ngồi ăn no, mặc ấm, không được dạy bảo thì sẽ bị vật dục, ngoại cảnh chi phối làm mất bản tâm, rất dễ sẽ giống cầm thú. Ông cũng quan niệm, sự giáo dục con người cần lấy những khuôn phép của thánh hiền làm tiêu chuẩn. Trong xã hội người trung chính dạy người không trung chính, người có tài năng dạy người không có tài năng, người có tài đức dạy người không có tài đức. Người dạy và người học đều phải chuyên tâm, trì chí theo đúng các khuôn mẫu thánh hiền đã dạy.
Phương pháp giáo dục, rèn luyện con người đạt điều “nhân nghĩa” của Mạnh Tử cũng rất phong phú. Có người không cần dạy cũng là dạy, có cách mưa dầm thì thấm, có người chỉ cần dạy cái đức, có người chỉ cần dạy cái tài, có người dùng vấn đáp, nhưng có người lại để tự nghiên cứu. Điều quan trọng nhất trong giáo dục “nhân nghĩa” của Mạnh Tử là hướng dẫn cho người ta để ai thích học thì tự học và phải tự cố gắng mà học: “cứ giữa đạo mà đứng, ai theo được thì theo” (Trung đạo nhi lập, năng giả tòng chi) Xem Nho giáo, Trần Trọng Kim, Nxb tpHCM, 1993, trang 240.
.
Theo Mạnh Tử người quân tử thì dạy người. Nhưng muốn dạy người thì phải học, nếu tự mãn với việc học của mình, chỉ muốn đi dạy người khác thi không thể tiến bộ được. Người đi học thì phải luôn sửa mình cho chính, biết xấu hổ đối với người khác là điều rất quan trọng.
5. “Nhân nghĩa” theo Mạnh Tử là điều cao quý nhất của đạo làm người. Vua mà bất “nhân nghĩa” cũng là đáng khinh. Chính điều này con người, nhất là bậc quân tử phải luôn luôn tu dưỡng “nhân nghĩa”: thấy người giàu sang mà không muốn, thấy mình cùng kiệt hèn mà không sợ. Người quân tử tôn quý đạo “nhân nghĩa”, không ham muốn yêu chuộng thế lực, chức tước. Kẻ tiểu nhân có thể cậy giàu, cậy quyền lực; người quân tử chỉ cậy ở cái “ nhân”, cái “nghĩa” bản tâm của mình. Người có “nhân nghĩa” (quân tử) đi đâu cũng giáo hóa được người, làm việc gì cũng thành công, trong cuộc sống thì trên dưới đồng lòng.
Để đạt được cái vốn qúy “nhân nghĩa” con người phải có lòng tin ở “nhân nghĩa”, phải luôn giữ nó làm lẽ sống, dẫu có chết cũng không bỏ “nhân nghĩa” . Ông nói: “thiên hạ có đạo thì hết phận sự vì đạo, thiên hạ vô đạo thì không tiếc thân mình phấn đấu cho đạo”. (Thiên hạ hữu đạo dĩ đạo tuẫn thân, thiên hạ vô đạo dĩ thân tuẫn đạo Tận tâm - thượng) Xem Lịch sử triết học phương ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status