Nguyên lý mối liên hệ phổ biến và vấn đề mối liên hệ tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế - vấn đề bảo vệ môi trường - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Nguyên lý mối liên hệ phổ biến và vấn đề mối liên hệ tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế - vấn đề bảo vệ môi trường



MỤCLỤC
Nguyên lý mối liên hệ phổ biến và vấn đề mối liên hệ tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế - vấn đề bảo vệ môi trường
Mở đầu
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
1.1. Khái niệm mối liên hệ
1.2. Các tính chất của mối liên hệ
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
2.Các khái niệm, nội dung, vai trò cơ bản của tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
2.1. Tăng trưởng kinh tế
2.2. Môi trường
3.Mối liên hệ tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường
3.1.Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bảo vệ môi trường
3.2. Tác động của vấn đề môi trường đến tăng trưởng kinh tế
4. Thực trạng đáng báo động của môi trường Việt Nam
4.1. Các loại tài nguyên ở nước ta đang ngày càng cạn kiệt, suy thoái
4.2. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, đặc biệt là tại các đô thị lớn
5. Một số giải pháp để góp phần cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trườngở nước ta
Kết luận
Tài liệu tham khảo
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Quy mô và tốc độ tăng trưởng là "cặp đôi" trong nội dung khái niệm tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hay tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (dù là sản xuất ở trong nước hay ở nước ngoài) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó (dù nó thuộc về người trong nước hay người nước ngoài) trong một thời gian nhất định (thường là một năm).
2.1.2. Vai trò của tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội:
- Trước hết, tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo, khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng.
- Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá... phát triển.
- Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm.
- Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội.
- Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đang phát triển.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các quốc gia, nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Thực tế cho thấy, đôi khi quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt.Vì vậy, mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững. Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn định trong thời gian tương đối dài (ít nhất từ 20 - 30 năm) và giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
2.1.3. Các nhân tố tăng trưởng kinh tế:
Theo quan điểm hiện đại, muốn có tăng trưởng kinh tế cao phải sử dụng có hiệu quả các yếu tố cơ bản sau:
- Vốn: Vốn hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra, tích luỹ lại và những yếu tố tự nhiên... được sử dụng vào quá trình sản xuất. Nói một cách khái quát, vốn là toàn bộ tài sản được sử dụng để sản xuất, kinh doanh. Vốn tồn tại dưới hai hình thức: vốn tài chính và vốn hiện vật.
- Con người: Trong các yếu tố hợp thành quá trình lao động sản xuất, sức lao động là yếu tố quyết định, mang tính sáng tạo, là nguồn lực không cạn kiệt. Vì vậy, con người có sức khoẻ, trí tuệ, tay nghề cao, có động lực và nhiệt tình, được tổ chức chặt chẽ sẽ là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững..
- Khoa học và công nghệ: Khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ đã làm cho hiệu quả sử dụng của các yếu tốlao động, vốn, tài nguyên tăng lên. Sự phát triển khoa học và công nghệ cho phép tăng trưởng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu, làm xuất hiện những ngành kinh tế có hàm lượng khoa học cao như: công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học... Như vậy, khoa học và công nghệ cũng là một yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng nhanh và bền vững.
- Cơ cấu kinh tế: Mọi nền kinh tế đều tồn tại và vận động trong một cơ cấu nhất định. Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ hữu cơ, phụ thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành, các thành phần, các vùng, các lĩnh vực của nền kinh tế. Việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại để phát huy mọi tiềm năng, nội lực, lợi thế so sánh của toàn bộ nền kinh tế, phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ tiên tiến, gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế là yếu tố tạo tiền đề, cơ sở cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Thể chế chính trị và vai trò của nhà nước: Thể chế chính trị tiến bộ có khả năng định hướng sự tăng trưởng kinh tế vào những mục tiêu mong muốn, khắc phục được những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, phân hoá giàu cùng kiệt sâu sắc...
Hệ thống chính trị mà thay mặt là nhà nước có vai trò hoạch định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, cùng hệ thống chính sách đúng đắn sẽ hạn chế được tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, khuyến khích tích luỹ, tiết kiệm, kích cầu... làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đúng hướng.
2.2. Môi trường:
2.2.1. Khái niệm môi trường và bảo vệ môi trường:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động thực vật, đất và nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người, thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
2.2.2. Các chức năng chủ yếu của môi trường:
Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật. Trên không gian do môi trường cung cấp, con người thực hiện các hoạt động sống của mình, trong đó có quá trình sản xuất của cải vật chất. Nói một cách cụ thể, đối với quá trình sản xuất, môi trường đã cung cấp mặt bằng và phông tự nhiên cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
Môi trường là nơi chứa đựng các...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status