Du lịch sinh thái với việc giáo dục môi trường cho học sinh THPT tại thành phố Hồ Chí Minh - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Du lịch sinh thái với việc giáo dục môi trường cho học sinh THPT tại thành phố Hồ Chí Minh



Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửư nằm dọc theo ven biển, thuộc phía Nam
huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách TP HồChí Minh 150 km vềphía
Đông Bắc. Khu rừng trải dài trên địa phận 5 xã Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang,
Xuyên Mộc và Phước Bửu, với tổng diện tích 11.293ha. Dạng địa hình đồi thấp trên
nền phù sa cổvà trầm tích biển là dạng chiếm diện tích chủyếu. Địa hình rừng cấm
tương đối bằng phẳng. Ởphía Tây có một vài ngọn núi cao từ100 đến 150m và
những ngọn đồi thoải dần xen lẫn với những vạt rừng tươi tốt và hệthống bàu, hồ
nước ngọt hoang sơven biển nhưhồCốc, hồTràm, hồLinh, bàu Bàng, bàu
Nhám đã tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp.Vì trải dọc theo biển Đông với chiều dài trên
15km, rừng có giá trịvềphòng hộ, cảnh quan địa lý và bảo tồn.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hưởng nặng nề của chất diệt cỏ thời kỳ chiến tranh chống Mỹ và việc tàn phá
rừng do khai thác gỗ và mở rộng diện tích đất nông nghiệp,VQG Cát Tiên vẫn còn
nhiều cánh rừng nhiệt đới đất thấp lớn nhất ở miền Nam Việt Nam. Khoảng 50%
tổng diện tích Vườn là các cánh rừng thường xanh, bán thường xanh hay rừng hỗn
hợp, và hiện nay các cánh rừng này đang có dấu hiệu phục hồi. Đa số phần diện tích
còn lại (khoảng 40%) là rừng tre nứa. Rừng nguyên sinh chỉ chiếm một diện tích nhỏ.
Trảng cỏ, đất ngập nước và đất trồng trọt chiếm phần diện tích còn lại của Vườn. Hệ
thực vật: có khoảng 1800 loài thuộc 151 họ, 73 bộ, với nhiều loài gỗ ưu thế họ Sao
Dầu, họ Tử Vi, họ Đậu…với nhiều cây gỗ lớn cổ thụ, tạo nhiều hình dáng đẹp, đặc
biệt có những loài có giá trị cao cả về mặt kinh tế lẫn giá trị sinh học như: Gõ đỏ,
Cẩm lai, Giáng hương…, hơn 100 loài cây gỗ quý, hàng trăm loại cây dược liệu, hơn
60 loài cây phong lan…Các kiểu rừng và sinh cảnh có tại Vườn là: Rừng lá rộng
thường xanh; rừng rụng lá; Rừng nửa rụng lá; Rừng hỗn giao gỗ + tre, nứa; thảm thực
vật đầm lầy.
Về hệ động vật, theo thống kê đã bổ sung hiện tại VQG Cát Tiên có 77 loài thú,
326 loài chim, 82 loài cá nước ngọt, 73 loài bò sát, 35 loài lưỡng cư, 435 loài bướm
và hàng trăm loài côn trùng khác. Số lượng loài quý hiếm ở VQG Cát Tiên có tên
trong sách Đỏ Việt Nam gồm 18 loài thú, 20 loài và phân loài chim, 12 loài bò sát, 1
loài lưỡng cư. Một số loài quý hiếm như: Trĩ lông đỏ, Cò quắm xanh, Hạc cổ trắng,
Dẽ cổ đỏ, Tê giác một sừng, Bò tót, Voi Châu Á…
Khu rừng có cảnh quan thiên nhiên đa dạng, vừa có đồi, vừa có bãi ven sông, vừa
có các trảng rộng lớn bằng phẳng, lại có các dòng chảy dốc. Vào mùa mưa các dòng
suối hiền lành trở thành các dòng thác, nước đổ trắng xoá trên các triền đá lớn. Nhiều
đoạn thác quanh co, lượn khúc tạo ra những bãi cát vàng rộng như các bãi tắm tự
nhiên. Giữa dòng sông rộng lớn nổi lên các hòn đảo chạy dài theo con nước. Trên
đảo, cây cổ thụ mọc xen với đám cỏ rộng có thể làm nơi cắm trại, đốt lửa đêm lý
tưởng. Dọc ven sông, theo lộ chính về phía tay trái là toàn bộ các kiểu rừng già, hỗn
giao của các loại cây gỗ quý: Gõ, Giáng hương, Trắc, cẩm lai, Gụ,… Bên phải của
con đường rừng là thác Trời, một ghềnh thác kỳ thú nhất của Nam Cát Tiên. Tiếp tục
băng rừng, qua các thung lũng sâu sẽ đến Bàu Sấu, nơi chứa nước rộng nhất, nằm ở
khu trung tâm của rừng Nam Cát Tiên. Lòng Bàu chứa nhiều loại cá, đặc biệt có cả
Cá sấu nước ngọt. Ven Bàu là nơi tập hợp của nhiều đàn chim lớn như: Công, Trĩ, Gà
lôi, Sến, Giang, Mòng két, Le le, Cù đen…
Mới đây,vào ngày 4/8/2005,Ban Thư ký Công ước Ramsar tại Thụy Sĩ đã công
nhận hệ đất ngập nước Bàu Sấu có tầm quan trọng quốc tế thứ 1499 của thế giới theo
danh sách Ramsar, đồng thời là khu Ramsar thứ 2 của Việt Nam. Vùng đất ngập nước
Bàu Sấu và các vùng đất ngập nước theo mùa của VQG Cát Tiên (gọi tắt là hệ đất
ngập nước Bàu Sấu) có diện tích 13.759 ha, bao gồm 5.360 ha đất ngập nước theo
mùa, 151 ha đất ngập nước quanh năm. Còn lại là các diện tích thấp hơn 115m so với
mặt nước biển. Toàn bộ hệ đất ngập nước Bàu Sấu nằm ở vị trí trung tâm khu Nam
Cát Tiên, VQG Cát Tiên (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai). Hệ đất ngập nước Bàu Sấu
được công nhận vào danh sách Ramsar càng khẳng định giá trị và ý nghĩa của công
tác bảo tồn ĐDSH ở Việt nam, tạo điều kiện thuận lợi hơn để tiếp tục phát huy các
thành quả bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển cộng đồng, phát huy các lợi ích
về bảo vệ môi trường, về khoa học, gắn liền với các lợi ích về kinh tế, văn hoá và xã
hội.
Từ năm 2004, một phát hiện mới của nhóm nghiên cứu của PGS.TS Lê Xuân
Thám, tìm ra các loài nấm quý ở VQG Cát Tiên: nấm Hắc Chi, nhóm nấm Xích Chi,
Linh Chi đỏ, Cổ Linh Chi…là nguồn dược liệu quý giá.
Đến nay, VQG Cát Tiên đã được nhiều cơ quan, tổ chức khoa học trong và ngoài
nước đầu tư và hợp tác qua nhiều dự án như Dự án bảo tồn các loài Bò hoang dã do
Cơ quan phát triển Pháp (AFD) viện trợ; Dự án cứu hộ linh trưởng do Trung tâm cứu
hộ linh trưởng Monkey World - Ape (Anh hợp tác với Đài Loan) viện trợ, dự án Bảo
tồn đa dạng sinh học vùng Châu Á do tổ chức Winrock International (Hoa Kỳ) tài trợ
đang được xây dựng, trong đó VQG Cát Tiên là tâm điểm của dự án. Chúng ta cũng
đang từng bước hoàn tất hồ sơ để trình UNESCO công nhận VQG Cát Tiên là “Di
sản thiên nhiên” của thế giới.
Vườn Quốc gia Cát Tiên có giá trị bảo tồn không chỉ vào bậc nhất của nước ta mà
còn có giá trị mang tính toàn cầu và được coi như một trong những điểm nóng về đa
dạng sinh học. Đến đây, học sinh sẽ được nghe thuyết minh, giải thích, tìm hiểu về
tầm quan trọng của sự tồn tại của VQG, được nêu lên những thắc mắc liên quan đến
việc bảo tồn các loài động thực vật quý giá nơi đây, hiểu vì sao thế giới đánh giá cao
vai trò của khu DTSQ này. Những tài nguyên quý giá nơi đây đã vượt cả ranh giới
của một quốc gia, được thế giới đánh giá cao và tập trung nghiên cứu. Qua đó học
sinh sẽ hiểu được việc bảo vệ và phát triển khu rừng quốc gia quan trọng dường nào,
không thể để việc khai thác rừng bừa bãi làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn các loài
động thực vật , nhất là các loài quý hiếm ở đây.
2.2.7 Rừng Mađagui
Rừng Mađagui nằm trên quốc lộ 20, lưng chừng đèo Chuối, cách thành phố Hồ
Chí Minh 152km, cách Đà Lạt 147km, cách thị xã Bảo Lộc 30km, thuộc huyện Đạ
Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Đây là một phần của rừng quốc gia Cát Tiên, có diện tích gần
600 ha. Tên gọi Mađagui được bắt nguồn từ dòng sông Gui và một dân tộc sinh sống
chủ yếu ở vùng này là dân tộc Mạ. Đây là một phần của rừng nguyên sinh nhiệt đới,
khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, thiên nhiên nên thơ, hùng vĩ, có rất nhiều núi
đá với hang động bên trong, những thảm cỏ xanh mượt mà, thảm thực vật với đủ các
loại cây rừng nhiệt đới, phong cảnh thiên nhiên hữu tình mà hoang sơ.
Mađagui có cả một hệ thống sông cùng bãi tắm. Trong đó có suối Tiên là một
phần của sông Đạ Huoai bắt nguồn từ Bảo Lộc chảy ngang qua khu rừng, những bãi
đá lớn giữa suối tạo thành những bãi tắm thiên nhiên khá đẹp. Suối Tiên mát lạnh,
nước trong veo nhìn tận đáy, thấy cả những chú cá Lăng, cá Leo nổi tiếng tung tăng
bơi lội. Trong rừng có cả một hệ thống hang động kéo dài, bí hiểm, được hình thành
do chấn động của địa chất, núi lửa, được kết nối cực kỳ phức tạp với những hòn đá
khổng lồ, nhiều hình thù kỳ lạ chồng lên nhau. Những hang động đó vốn hoang sơ,
nhưng ngày nay người ta đã đặt cho nó những cái tên hẳn hòi. Nằm bên cạnh những
bóng cây cao vút là những tảng đá to kềnh như căn nhà hai, ba tầng được đặt tên là
Thạch Lam; sâu thẳm là Hang Dơi, nơi có hàng ngàn chú dơi đã sinh sống hàng trăm
năm nay. Từ Hang Dơi, đi thêm vài trăm m...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status