Phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận



Nhóm khách quốc tế đến Bình Thuận với mục đích dulịch thương mại: Khách
du lịch với mục đích thương mại là nhóm khách cao cấp, có khả năng chi trả rất
cao, đòi hỏi chất lượng dịch vụ rất cao,đặc biệt coi trọng vấn đề vệ sinh và an
toàn thực phẩm. Họ thường đi riêng lẻ, thời gian lưu lại không lâu, đối với họ thời
gian là “vàng” nên trước khi đến họ đã tìm hiểu nghiên cứu rất kỹ các cơ hội và
khả năng hợp tác đầu tư, họ thường ở các khách sạn thương mại cao cấp từ 4-5
sao. Để phục vụ nhóm du khách này cần dành những gì tốt nhất mà chúng ta có
thể có. Đón tiếp khách du lịch thương mại có ý nghĩa và hiệu quả về nhiều mặt.
Số lượng khách ít nên không gây áp lực đến tài nguyên, cảnh quan môi trường,
cơ sở vật chất kỹ thuật ít bị xuống cấp, có điều kiện để nâng cao chất lượng sản
phẩm và các dịch vụ du lịch, đội ngũ nhân viên có điều kiệnnâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, tuy số lượng thấp nhưng khả năng chi trả rất cao nên
nguồn thu không nhỏ.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ø Bắc Bình tỉnh Bình Thuận
có diện tích đất cát hoang hoá khoảng 35000 ha và phân bố trên chiều dài 50 km
bờ biển. Riêng các đồi cát di động ở đây có diện tích khoảng 5.000 ha. Khí hậu
khô hạn và gió mạnh, “bão cát” thường xảy ra, nghiêm trọng nhất là khu vực cát
di động ở xã Chí Công, Liên Hương, Bình Thạnh (Tuy Phong) và xã Hoà Thắng
(Bắc Bình) đe doạ huỷ diệt những tiềm năng to lớn của nền sản xuất khu vực.
Các cồn cát di động ở ven biển luôn chứa đựng nhiều “tiềm năng” dẫn đến hiểm
hoạ sa mạc hoá. Thêm vào đó, hậu quả của việc chặt phá rừng, khai thác đất đai
không hợp lý, sự thoái hoá đất cùng với các hiện tượng muối mặn, muối phèn,
muối kiềm bốc lên mặt, các quá trình cát bay, cát chảy, các quá trình xói mòn,
rửa trôi do nước, do gió diễn tiến mạnh đã làm xuất hiện những dấu hiệu gần
giống như những dấu hiệu của hoang mạc (đất xói mòn trơ sỏi đá, đất hốc đá lộ
đầu… ).
Tình trạng xả trực tiếp dầu, mỡ, rác, nước thải chưa xử lý ra môi trường biển
và bãi biển trong các khu vực đã được quy hoạch phát triển du lịch từ các phương
tiện đánh bắt, các cơ sở chế biến hải sản, chăn nuôi, việc phơi cá, sò khô dọc bãi
biển bốc mùi tanh hôi và thu hút ruồi nhặng ô nhiễm môi trường còn diễn ra khá
phổ biến.
Các cơ sở tín ngưỡng và tôn giáo như Đền, Chùa, Tháp, Đình… cùng những
căn cứ cách mạng gắn liền với chiến khu như: Chiến khu Lê Hồng Phong, Khu
Tam giác sắt… là những nơi có khả năng thu hút được các đoàn du khách ghé lại
thăm viếng, ảnh hưởng lớn đến các tuyến du lịch kết hợp với hành hương của các
tầng lớp du khách từ xa đến, nhưng việc khai thác các di tích lịch sử văn hoá của
tỉnh phục vụ du lịch trong thời gian qua nhìn chung còn hạn chế, phần nhiều các
di tích chưa có sự đầu tư tôn tạo và quản lý, đã xuất hiện tình trạng xuống cấp ở
một số điểm tham quan hay chưa khai thác hết giá trị của các tài nguyên du lịch.
Việc bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật phục vụ cho hoạt
động du lịch còn nhiều bất cập. Biện pháp quản lý cụ thể, sự phối hợp quản lý
giữa các ngành, các cấp, các địa phương chưa cao, do vậy, việc khai thác kinh
doanh còn tuỳ tiện, gây tác hại xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường.
Hoạt động lễ hội diễn ra khá rầm rộ trong những năm gần đây, nhưng chủ yếu có
tính tự phát và được tiến hành theo cổ lệ một cách phục cổ. Nội dung lễ hội hầu
hết chưa đề ra được kịch bản cụ thể trên quan điểm phát huy cái tinh hoa, hạn
chế cái lạc hậu và có thể đưa các nội dung mới vào đó. Xét trên quan điểm bền
vững.
2.2. Vị trí của du lịch Bình Thuận trong chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995- 2010 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định tổ chức không gian du lịch lãnh thổ (Việt
Nam có 3 vùng và 7 trung tâm du lịch lớn), các tuyến điểm du lịch quốc gia, các
trung tâm du lịch và các khu vực ưu tiên đầu tư phát triển du lịch, trong đó có
Bình Thuận. Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là vùng du lịch có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng, các trung tâm du lịch của vùng là Nha Trang – Ninh Chữ –
Đà Lạt, Bà Rịa – Vũng Tàu và phụ cận, thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận, tam
giác tăng trưởng du lịch là Thành phố Hồ Chí Minh – Đà Lạt – Nha Trang. Bình
Thuận nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch của vùng du lịch Nam Trung Bộ và
Nam Bộ, đồng thời nằm trong vùng giao điểm ảnh hưởng hoạt động của 3 trung
tâm du lịch của vùng. Đầu năm 2004, nhóm 7 nhà đầu tư lớn của Mỹ được chấp
thuận xây dựng khu giải trí kiểu Disney Land ở Bình Thuận là một xác nhận về
ưu điểm lớn này.
Bình Thuận nằm kề địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi có nhu cầu du
lịch nghỉ dưỡng cuối tuần rất lớn, đặc biệt sau khi các khu công nghiệp tập trung
đi vào hoạt động. Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của du lịch Thành
phố Hồ Chí Minh và phụ cận với vị trí là điểm du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần. Đây
là ưu thế mà JICA (Tổ chức tư vấn Hợp tác quốc tế của chính phủ Nhật (Japan
International Corporation Agency) đánh giá rất cao khi so sánh tiềm năng du lịch
của Bình Thuận trong tổng thể 11 tỉnh ven biển miền Trung. Bản thân tiềm năng
du lịch Bình Thuận và cơ sở vật chất kỹ thuật đang phát triển nhanh của ngành
Du lịch Bình Thuận tạo nên sức hút khá mạnh khách du lịch đến Bình Thuận.
Với các yếu tố phân tích trên, khả năng thu hút du khách đến Bình Thuận là
một thực tế và là một cơ hội phát triển, sẽ góp phần tích cực vào hoạt động phát
triển du lịch Việt Nam và khu vực. [17][50]
Đánh giá của JICA về du lịch Bình Thuận
Trong khuôn khổ hợp tác hai chính phủ Việt Nam – Nhật Bản, Tổ chức tư vấn
Hợp tác quốc tế của chính phủ Nhật (Japan International Corporation Agency –
JICA) đã hợp tác với Tổng cục Du lịch Việt Nam thực hiện một nghiên cứu công
phu về du lịch miền Trung Việt Nam (từ Quảng Bình đến Bình Thuận) và tháng 9
năm 2001 đã soạn thảo tập “Comprehensive study on tourism development in the
central region of Vietnam”, trong tập tài liệu này, liên quan đến các lợi thế so
sánh giữa Bình Thuận và các tỉnh miền Trung, có một số thông tin đáng chú ý:
- Bình Thuận gần thành phố Hồ Chí Minh nên được hưởng các thuận lợi
về cơ sở hạ tầng giao thông, thuận lợi cho việc đón khách. Chỉ số đánh
giá về giao thông của Bình Thuận là cao nhất toàn khu vực miền Trung
(trên cả Đà Lạt và Nha Trang).
- Số lượng phòng khách sạn hiện tại đã tạo nền móng cho thu hút khách
du lịch (Bình Thuận xếp thứ 4 trong 11 tỉnh, sau Khánh Hoà, Đà Nẵng,
Thừa Thiên – Huế).
- Tài nguyên du lịch Bình Thuận tuy không nổi bật như Huế, Quảng
Nam, Nha Trang nhưng có đủ nhóm:
+ Cả tài nguyên thiên nhiên và văn hoá – lịch sử.
+ Có bãi biển đẹp, đảo san hô, rừng, thác, hồ lớn…
- Bình Thuận có nguồn nhân lực cho du lịch do gần thành phố Hồ Chí
Minh và có các cơ sở thực hành ở khu Mũi Né.
Trong phần đánh giá các dự án phát triển du lịch 11 tỉnh miền Trung, JICA
khuyến cáo đầu tư vào khu vực Khe Gà (Bình Thuận) giai đoạn 2002 – 2010 lên
đến 332 triệu USD, chỉ xếp sau Hội An (Quảng Nam) là 664 triệu USD, trên cả
Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) là 295 triệu USD. Đánh giá này cho thấy vị trí của
Bình Thuận trong quy hoạch phát triển du lịch miền Trung. [45]
2.3. Vị trí của du lịch Bình Thuận trong định hướng phát triển kinh tế –
xã hội địa phương
Bình Thuận ở vị trí có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế –
xã hội, trên trục giao lưu kinh tế của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, cửa
ngõ phía Đông của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi được xem là “điểm
nóng” có tốc độ tăng trưởng mạnh của cả nước, một thị trường hết sức sôi động.
Từ năm 1991 đến nay, nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng với nhịp độ cao,
bình quân giai đoạn 1991 – 2000 tăng 10,86%, trong đó thời kỳ 1991 – 1995 tăng
12,04% và 1996 – 2000 tăng 10,2%. GDP bình quâ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status