Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển của làng nghề khắc gỗ La Xuyên - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển của làng nghề khắc gỗ La Xuyên



Gỗ là nguyên liệu sống còn của làng nghề La Xuyên. Gỗ để sản xuất là những loại không có giác (tức là bìa, vỏ gỗ bên ngoài). Giác gỗ không được sử dụng vì hay bị mối mọt, không bền; nên phần này thường bị bỏ đi. Tuy nhiên cũng có ngoại lệ: giác của gỗ lai, gỗ sưa thì tuổi thọ và chất lượng tương đương lõi. Ngoài ra, khi chọn gỗ phải chọn những cây có than thẳng đứng, ít mắt, bền chắc, dễ chạm, dễ đánh bóng.
Gỗ sản xuất phải là những loại gỗ quý: gỗ gụ, trắc, mun. Gỗ gụ được sử dụng nhiều nhất do giá rẻ, chỉ chiếm khoảng 30% giá trị sản phẩm. Hàng năm La Xuyên tiêu thụ hàng nghìn m3 gỗ.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ện pháp để mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài.
2.1.6. Đường lối chính sách
Ý Yên là một huyện điển hình của tỉnh về thế mạnh làng nghề với 8 làng nghề đang hoạt động rất hiệu quả và là nhân tố chính thay đổi bộ mặt nông thôn ở huyện từng được coi là cùng kiệt nhất tỉnh này. Điều này phản ánh sự tác động tích cực của đường lối chính sách đúng đắn của Nhà Nước, của tỉnh và việc áp dụng, thực thi đường lối đó ở huyện Ý Yên. Biểu hiện rõ nhất là chính sách thành lập các cụm công nghiệp tập trung: hỗ trợ vốn, đất đai cho các hộ sản xuất. Cụm công nghiệp 1 Yên Ninh hoàn thành (2003) đã tạo ra động lực mới cho sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất và hiệu quả tăng lên rõ rệt so với trước.
Để làng La Xuyên cũng như các làng nghề trong huyện phát triển bền vững đòi hỏi các nhà lãnh đạo cần có sự quan tâm hơn nữa, trên cơ sở hình thành ban quản lý làng nghề riêng để hiểu rõ thực trạng và có định hướng đúng.
2.1.7. Các nhân tố khác
- Địa hình – đất đai
Nằm về phía đông nam huyện Ý Yên – vùng đồng bằng thấp, thôn La Xuyên có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất.
- Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa đông bắt đầu vào tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Mùa này thường có gió mùa đông bắc đem theo không khí lạnh, mưa phùn, làm tăng độ ẩm nên ít bị hạn hán. Mùa hạ bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Thời gian này thường có gió mùa đông nam gây mưa nhiều, thỉnh thoảng có bão và áp thấp nhiệt đới.
Lượng mưa trung bình năm: 1200-2000mm.
Nhiệt độ trung bình năm: 23,70C.
Nói chung khí hậu có chỉ số cao về độ ẩm, ánh sang, thuận lợi cho sản xuất quanh năm. Tuy nhiên, mùa khô hoạt động sản xuất diễn ra đều đặn hơn so với mùa mưa do điều kiện thời tiết thuận lợi hơn, lại giáp Tết Nguyên Đán nên nhu cầu thị trường tăng cao. Song thời tiết khô hanh lại dễ làm cho đồ gỗ dễ bị rạn nứt, mất màu. Để đảm bảo độ bền chắc, ít co giãn mỗi khi thời tiết thay đổi thì trong quy trình sản xuất phải có them công đoạn luộc sấy hay phơi gỗ thật khô trước khi đưa vào sản xuất.
- Yếu tố truyền thống – văn hóa
Nghề chạm khắc gỗ đã trở thành nghề truyền thống từ bao đời nay của dân làng La Xuyên. Ai đã đến La Xuyên đều không thể quên được âm thanh rộn rã của tiếng tràng, tiếng đục. Mặc dù quá trình sản xuất đã được cơ khí hóa nhiều công đoạn, song người dân trong làng vẫn giữ lối làm ăn truyền thống: coi trọng chất lượng và chữ tín lên hàng đầu. Sự làm việc cần cù, tỉ mỉ, bàn tay phẩm La Xuyên có đặc trưng riêng: nét chạm tỉ mỉ, tinh tế, thể hiện rõ rệt nét Á Đông cũng như khiếu thẩm mỹ của người Việt Nam. Đây là nhân tố tạo nên sự phát triển bền vững của làng nghề.
Truyền thống yêu nghề, giữ nghề được truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Thế hệ trẻ trong làng nếu không được học lên cao, đều tiếp nối nghề của gia đình. Lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm gìn giữ và bảo tồn làng nghề được thể hiện rõ nét qua không khí tưng bừng ở các lễ hội của làng. Những lễ hội chính của làng:
Lễ ngành nghề: được tổ chức vào ngày 6/1 Âm Lịch. Đây là dịp để những phường thợ mộc, chạm trao đổi kinh nghiệm làm ăn, kết nạp thêm những người thợ mới, phân công công việc trong một năm.
Hội làng: Hội làng La Xuyên được tổ chức từ 10-15/1 hàng năm, những Tý, Ngọ, Mão, Dậu hội được mở với một quy mô lớn hơn. Ngày mở đầu dịp hội dân làng tổ chức làm lễ rước nước (lấy từ sông Sắt đoạn cầu Tào) để về tẩy trần, mở cửa thánh và nhà Phật. Kế đó là tổ chức lễ rước chân nhang từ phủ bà chúa Liễu ở Phủ Dầy (Vụ Bản). Ngày làng mở hội cũng là ngày mọi nhà làm cỗ cúng ở tổ đường, sắm hương hoa ra đình, phủ, lên chùa cầu phúc, thiết đãi bạn bè về chơi hội. Trong dịp hội, làng có tổ chức thi những sản phẩm đẹp của làng nghề truyền thống. Những sản phẩm có giá trị được đưa ra để dân làng bình chọn trao giải. Sự vinh quang đối với người thợ ở đây chính là tài tài năng của họ được cả cộng đồng công nhận. Ngoài ra còn có các ngày lễ:
Ngày 8/4: Ngày giỗ An Dương Vương, Lương Bỉnh Vương – các tướng thời vua Hùng.
Ngày 24/4: Kỷ niệm ngày ông tổ nghề mộc chen chân đến mảnh đất này.
Ngày 4/6: Ngày giỗ ông tổ nghề mộc.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHẠM KHẮC GỖ LA XUYÊN
2.2.1. Lịch sử hình thành nghề gỗ và làng nghề chạm khắc gỗ
Theo nguồn tư liệu thì ông tổ nghề này là Ninh Hữu Hưng, quê ở xã Chi Phong – tổng Trường Yên – huyện Gia Viễn (nay là Hoa Lư – Ninh Bình). Sinh ra trong một gia đình làm thợ mộc chạm giỏi nổi tiếng cả vùng.
Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước định đô ở Hoa Lư, nhà vua tuyển nhiều nhân tài trong đó có ông Hưng để giao phó cho công việc xây dựng kinh đô và ông đã được vua Định Tiên Hoàng phong chức “Công tượng lục phủ giám tướng quân”.
Nhà Lê lên thay nhà Đinh. Vào năm 981, Đại Hành hoàng đế cho xây dựng lại cung thất, ông Ninh Hữu Hưng vẫn được trọng vọng như cũ. Ông lại là người có vũ dũng nên được chọn vào đội quan thiện cận bảo vệ nhà vua. Năm 991, một lần đi qua Thiết Lâm (vùng La Xuyên ngày nay), thấy ngôi miếu cổ, vua vào thăm. Đây là ngôi miếu thờ hai tướng thời Hùng Vương: An Như Vương và Lương Bình Vương nhưng thấy miếu cô quạnh, tường rêu siêu vẹo, đây lại là khu đất đẹp nhưng chỉ có dăm ba nhà lác đác ven sông. Vua đã cho ông Hưng ở lại đất này. Từ đó ông Hưng định cư ở đây và mang họ hàng đến định cư lập ấp ở hai bên bờ sông Sắt. Khi mới về đây, người dân một mặt khai khẩn đất hoang lấy đất canh tác, họ đắp đê cải tạo ruộng đồng, lấy nghề nông làm gốc. Chỉ có một số người làm nghề mộc. Dần dần khi nông nghiệp khấm khá hơn, nghề mộc phát triển. Nhiều người đến xin ông Hưng theo họ. Họ xẻ gỗ đẵn tre những thời gian nông nhàn, một số người trong làng với bộ nghề mộc đã ra đi làm cho các nhân dân làng trong vùng. Làng nghề dần dần ra đời. Số người tham gia làng nghề ngày một tăng. Từ hàng trăm năm trước đây, La Xuyên đã trở thành một làng mộc nổi tiếng gần xa.
Đến đời vua Lý Thái Tổ niên hiệu Thuận Thiên năm Kỷ Mùi (1020) ngày 6 /4 ông Ninh Hữu Hưng mất, thọ 81 tuổi. Để tỏ long tôn kính ông, nhân dân đã dựng miếu thờ và còn cung kính rước thần vị thờ cùng các tướng thời Hùng Vương.
Tại đình làng La Xuyên còn đôi câu đối:
“Quy viên củ phương trí xảo do ư trưởng thương
Chuẩn bình thắng trực hóa tài xuất hung chung”
Dịch ra là:
“Phép khuôn nghề quy củ tròn vuông, thông minh khéo bởi tay làm
Chuẩn xác đều nảy mực thẳng ngang, thể chế tự nhiên, từ bụng nghĩ”
Từ lâu người dân làng La Xuyên đã có câu ca:
“Giai nhân con cháu cái nành
Dẫu không khoa bảng cũng thành nghệ nhân”
(La Xuyên trước đây có tên là Cái Nành)
Trải qua nhiều thăng trầm song làng nghề La Xuyên vẫn nổi tiếng gần xa bởi tài hoa, khéo léo trong nghề chạm khắc gỗ.
Giai đoạn trước năm 1954:
Đây là giai đoạn phong kiến và th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status