Biến động dân số thành phố Hồ Chí Minh thời kì 1997 - 2007: nguyên nhân và giải pháp - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Biến động dân số thành phố Hồ Chí Minh thời kì 1997 - 2007: nguyên nhân và giải pháp



Quận Gò Vấp hiện là quận có quy mô dân sốlớn nhất thành phố(chiếm 7,7% dân sốtoàn
thành phố) và đang tiếp tục tăng mạnh với tốc độtăng trung bình đạt 5,56 %/năm. Năm 2007,
quy mô dân sốcủa quận là 514.518 người, tăng 71,8 % so với năm 1997 (299.434 người).
Hai quận mới được thành lập năm 2003 là quận Tân Phú (tách ra từquận Tân Bình) và
quận Bình Tân (tách ra từhuyện Bình Chánh) cũng có tốc độtăng dân sốcao. Quận Bình Tân
tốc độtăng đạt 6,83 %/năm (2004 - 2007), tăng 84.312 người trong vòng 3 năm, từ384.899
người (2004) lên 469.201 người (2007). Quận Tân Phú tăng trung bình 8.275 người/năm với
tốc độtăng là 2,24 %/năm



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

giảm 4,510/00 so với năm 2002. Nhìn chung, các quận có tỉ lệ sinh cao đều thuộc những quận
mới và quận ven của TP. HCM như Quận 2, Quận 9 Quận 12, Tân Bình, Thủ Đức, Tân Phú.
Việc lao động nhập cư tập trung chủ yếu về các quận ven và quận mới đã làm cho số người
trong độ tuổi sinh đẻ của các quận này tăng lên là một nguyên nhân khiến tỉ suất sinh của các
quận này cao hơn so với các quận nội thành trung tâm thành phố.
Ở các huyện, huyện có tỉ suất sinh cao nhất là Nhà Bè, 17,470/00, huyện thấp nhất là Bình
Chánh 12,360/00 (2007). Thông thường, những huyện có tỉ lệ dân phi nông nghiệp cao thì tỉ suất
sinh thấp (Bình Chánh, Củ Chi), ngược lại những huyện có tỉ lệ dân nông nghiệp cao thì tỉ suất
sinh cao (Nhà Bè, Cần Giờ).
 Tổng tỉ suất sinh
Biểu đồ 2.4: Tổng tỉ suất sinh của TP. HCM, Đông Nam Bộ và cả nước giai đoạn 2000 -
2007
Tổng tỉ suất sinh
của thành phố giảm qua các năm. Số con trung bình/một phụ nữ từ 1,94 con năm 2000 giảm
xuống còn 1,71 con năm 2007, tương đương tổng tỉ suất sinh của khu vực Đông Nam Bộ (1,74
con/phụ nữ năm 2007). Tổng tỉ suất sinh của TP. HCM luôn thấp hơn mức trung bình của cả
nước (biểu đồ 2.4). Điều này cho thấy công tác dân số - KHHGĐ của thành phố trong những
năm qua đã mang lại kết quả tốt, tổng tỉ suất sinh của thành phố giai đoạn 2000 - 2007 nằm trong
khoảng mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ).
 Tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên
Tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên của TP. HCM giảm qua các năm. Năm 2000 tỉ lệ này là
6,11% thì đến năm 2007 giảm xuống còn 4,19%, giảm 1,92%. Năm 2007 tổng số trẻ được sinh
ra là 68.869 trẻ, trong đó số trẻ sinh ra là con thứ ba là 2.889 trẻ.
Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên của TP. HCM 2000 - 2007
Thực hiện tốt việc giảm sinh con thứ ba trở lên là kết quả đạt được từ những nỗ lực rất
lớn của thành phố trong việc thực hiện chương trình dân số - KHHGĐ, tuyên truyền vận động
nhân dân nhằm hạn chế gia tăng dân số, bảo vệ sức khỏe phụ nữ và trẻ em, nâng cao chất lượng
cuộc sống, mỗi gia đình chỉ có từ 1-2 con.
Tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên cao nhất tập trung chủ yếu ở các huyện và một số quận vùng
ven như Cần Giờ 7,81%, Nhà Bè 6,45 %, Củ Chi 5,9%, quận 9: 6,03%, quận 12: 6,31%, Gò
Vấp 5,28%... Tỉ lệ này đều cao hơn so với mức trung bình của thành phố (4,19%). Có thể thấy
rằng, tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên cao nhất là ở các huyện và quận vùng ven nơi có tỉ lệ dân số
nông nghiệp vẫn còn cao, đời sống thu nhập thấp hơn so với các quận khác. Họ vẫn còn những
phong tục, tập quán cũ như thích nhiều con, thích có con trai…. Ngoài ra, do kinh phí hạn hẹp,
thiếu cán bộ dân số nên việc tuyên truyền công tác dân số - KHHGĐ bị hạn chế, đã ảnh hưởng
đến tỉ lệ sinh và tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên.
TP. HCM đã thực hiện tốt việc giảm tỉ lệ sinh và tỉ lệ sinh con thứ ba nhưng số phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ của thành phố vẫn cao nên mỗi cặp vợ chồng chỉ thực hiện sinh 1 - 2 con
thì quy mô dân số hàng năm cũng tăng khá lớn. Bên cạnh đó, đời sống kinh tế - xã hội của
người dân ngày càng được cải thiện dẫn đến tâm lí muốn sinh thêm con. Vì vậy, nếu TP. HCM
không làm tốt công tác tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ và trẻ em, có
những biện pháp hạn chế gia tăng dân số thì tỉ lệ sinh con thứ ba của thành phố sẽ tăng lên.
2.2.2.2 Biến động mức tử
 Tỉ suất tử thô
Nhân tố góp phần làm giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên là tỉ suất tử vong. Tỉ suất tử thô nếu
dưới 100/00 là thấp, từ 10 - 140/00 là trung bình, từ 15 - 250/00 là cao và trên 250/00 là rất cao. Tỉ
suất tử thô của TP. HCM thuộc loại thấp.
6.11
5.19
5.65
5.14 4.98
4.38
4.19
0
1
2
3
4
5
6
7%
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm
Biểu đồ 2.6: Tỉ suất tử thô của cả nước, Đông Nam Bộ và TP. HCM
giai đoạn 1999 - 2007
Nhìn chung, trong giai đoạn 1997 - 2007 tỉ suất tử của TP. HCM không biến động nhiều,
nằm trong khoảng từ 4,0 - 4,50/00 và luôn thấp hơn so với tỉ suất tử trung bình của Đông Nam
Bộ và cả nước (biểu đồ 2.6). Năm 2007 tỉ suất tử thô của thành phố là 4,560/00, cao hơn so với
khu vực Đông Nam Bộ là 4,10/00 nhưng vẫn thấp hơn so với cả nước 5,30/00.
Bảng 2.8: Biến động tỉ suất tử thô của TP. HCM giai đoạn 1997 - 2007
(đơn vị: 0/00)
1997 1999 2001 2003 2005 2006 2007
TP. HCM 4,43 4,14 4,0 4,0 4,19 4,16 4,56
Các quận 4,28 4,10 3,9 4,0 4,15 4,15 4,58
Các huyện 4,79 4,34 4,0 4,0 4,40 4,21 4,45
Nguồn: Niên giám thống kê TP. HCM các năm
Tỉ suất tử thô là một chỉ số chịu sự biến động nhiều theo không gian và thời gian. Nhìn
chung, tỉ suất tử thô ít có sự khác biệt giữa khu vực nội thành và ngoại thành của thành phố. Tỉ
suất tử thô của các quận là 4,580/00, các huyện là 4,450/00 (2007).
2.2.2.3 Gia tăng dân số tự nhiên TP. HCM thời kì 1997 - 2007
Bảng 2.9: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của cả nước và TP. HCM 1997 - 2007
(đơn vị: 0/00)
1997 1999 2001 2003 2005 2006 2007
Cả nước - 14,2 - 11,7 13,3 12,5 11,6
TP. HCM
- Nội thành
- Ngoại thành
14,02
13,22
15,91
13,58
12,98
14,50
13,00
12,90
13,10
11,5
11,6
11,2
11,5
11,17
13,25
10,75
10,38
12,67
10,58
10,24
12,36
Nguồn: Niên giám thống kê TP. HCM các năm; điều tra biến động dân số-Tổng cục thống kê
Do tỉ lệ tử không biến động nhiều nên tỉ lệ sinh đóng vai trò quan trọng trong sự gia tăng
dân số tự nhiên của TP. HCM. Trong những năm qua, tỉ lệ sinh giảm nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên
có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 1997 là 14,020/00 đến năm 2007 giảm xuống còn
10,580/00, giảm 3,440/00 trong 10 năm. Nhìn chung, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của TP. HCM luôn
thấp hơn mức trung bình của cả nước, năm 2007 cả nước là 11,60/00 (bảng 2.9).
Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ sinh, tử và gia tăng tự nhiên của TP. HCM 1997 - 2007
4.34 4.14 3.9 4 4 4 4 4.19 4.16 4.564.43
10.5810.75
11.5
1211.5
12.713
13.413.7813.81
14.02
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm
%o
Tỉ lệ tử Tỉ lệ GTTN
Trong 10 năm (1997 - 2007) tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm nhanh ở cả nội
thành và ngoại thành TP. HCM. Ở khu vực nội thành, giảm 0,3% từ 1,32% (1997) xuống
1,02% (2007), thấp hơn mức trung bình của thành phố. Ở ngoại thành, mặc dù tỉ lệ gia tăng tự
nhiên luôn cao hơn mức trung bình thành phố nhưng trong những năm qua, nhờ làm tốt công
tác dân số - KHHGĐ, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, quá trình đô thị hóa diễn ra
mạnh mẽ đã làm cho tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm đáng kể, từ 1,59% năm 1997 xuống
1,23% năm 2007, giảm 0,36%.
Tương tự như sự khác biệt về mức sinh, khu vực trung tâm thành phố là khu vực có tỉ lệ
gia tăng tự nhiên thấp, càng xa trung tâm, tỉ lệ gia tăng tự nhiên càng cao và các huyện là nơi có
tỉ lệ tăng tự nhiên cao nhất thành phố. Trong các quận, quận có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất
là Quận 9 (1,33%), thấp nhất là Quận 5 (0,38%), khu vực ngoại thành cao nhất là huyện Nhà Bè
(1,31%) và thấp nhất là huyện Bình Chánh (0,88%) (2007).
2.2.3 Biến động cơ học của TP. HCM thời kì 1997 – 2007
2.2.3.1 Quy mô và tốc độ tăng dân nhập cư vào TP. HCM
GIA TĂNG TỰ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status