Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa



Tài nguyên nước mặt: nguồn nước trên lãnh thổtỉnh khá phong phú, gồm:
Sông Bé:sẽchuyển nước qua hồDầu Tiếng một phần phục vụcho công
nghiệp tỉnh. Việc xây dựng công trình thuỷlợi Phước Hoà ngành NN tỉnh Bình
Dương không được hưởng lợi nhiều, ngoài việc tăng mực nước ngầmkhu vực ven
hồvà nước tưới cho khu vực ven sông Bé.
Sông Sài Gòn:khó khăn lớn nhất cho SXNN các xã ven sông Sài Gòn của
tỉnh là lượng nước xảtừhồDầu Tiếng trong mùa mưa sẽgây úng ngập diện tích đất
thấp ven sông, ảnh hưởng đến SX và đời sống của nhân dân (vùng SXNN không ổn
định). Tuy không được hưởng lợi từnguồn nước, nhưng sông Sài Gòn đã tạo cho
tỉnh một cảnh quan sông nước hết sức thơmộng, đểhình thành tuyến du lịch trên
sông Sài Gòn (từVĩnh Phú - Cầu Ngang - Thanh An - Núi Cậu - hồDầu Tiếng),
giúp NN tỉnh một hướng SX mới là phục vụdu lịch sinh thái.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ứng nhu cầu tiêu dùng về chủng loại,
chất lượng và mức độ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tỉnh chú trọng phát triển
các loại rau sạch, an toàn nhằm đáp ứng thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Các
vùng chuyên canh trồng rau sạch, an toàn được tập trung ở xã Thái Hòa huyện Tân
Uyên, huyện Bến Cát và TX. Thủ Dầu Một. Diện tích cũng như năng suất cây rau
tăng thì diện tích các loại đậu giảm nhanh. Tỉnh tập trung chuyên canh lạc xuất khẩu
ở TX. Thủ Dầu Một, huyện Bến Cát, huyện Tân Uyên.
Cây công nghiệp hàng năm: diện tích ngày càng giảm là hợp lý bởi trong
điều kiện thuỷ lợi chưa đáp ứng nhu cầu, SX dựa vào nước mưa, năng suất bấp bênh
và gia tăng suy thoái đất.
Cây khác: cây cảnh, hoa, dược liệu,... tận dụng nhu cầu tiêu thụ lớn nên đã
đẩy mạnh và đây là “tiền đồ” cho NN ven đô thị. Đặc biệt diện tích trồng hoa, cây
cảnh tăng rất nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu hoa, cây xanh cho đô thị và các khu
công nghiệp trong tỉnh.
Bảng 2.17. Tình hình SX một số cây công nghiệp hàng năm tỉnh Bình Dương
Chỉ tiêu 1997 2000 2003 2006
Diện tích (ha) 3.970 3.344 3.604 1.080
Năng suất (tạ/ha) 444,5 432,4 456,2 486,9
Mía
Sản lượng (tấn) 177.260 144.605 164.635 52.588
Diện tích (ha) 225 116 112 -
Năng suất (tạ/ha) 13,0 10,4 15,2 -
Thuốc lá
Sản lượng (tấn) 292 121 170 -
Diện tích (ha) 94 28 3 64
Năng suất (tạ/ha) 4,5 5,0 6,7 5,9

Sản lượng (tấn) 42 13 2 38
Cây thức ăn gia súc (ha) 331 1.144 1.112 963
Vườn hoa, cây cảnh (ha) - 20 73 412
[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương]
Cây công nghiệp lâu năm: chiếm tỉ trọng lớn nhất, chiếm trên 65,6% GTSX
ngành trồng trọt, đặc biệt trồng cây cao su, hồ tiêu.
Cây cao su: là cây trồng chủ lực của tỉnh, diện tích liên tục tăng, tốc độ tăng
diện tích là 5,46%/năm. Bình Dương luôn là tỉnh có diện tích cao su lớn nhất so với
các tỉnh, thành phố trồng cao su trong cả nước. Nông dân và các công ty cao su tỉnh
đã tận dụng địa hình khá bằng, tầng đất dày, khí hậu phù hợp với phát triển cao su.
Tuy nhiên, do những năm gần đây, giá mủ và gỗ cao su tăng nhanh; kết hợp với
phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng (từ cây hàng năm sang cây lâu năm) nên có
khá nhiều hộ nông dân đã trồng cao su xuống vùng đất thấp, có ảnh hưởng của mực
nước ngầm bão hòa mùa mưa (nước mọi). Ở những chân đất này, khi rễ cao su tới
mực nước ngầm, cây sẽ chậm phát triển, rụng lá và không cho mủ; nếu không có
giải pháp thoát nước ngầm thì những cây cao su này sẽ không cho năng suất, phải
thay thế bằng cây hàng năm thích hợp hơn.
Cây điều: diện tích có xu hướng giảm dần từ 17.824 ha năm 1997 xuống còn
10.104 ha (năm 2006). Diện tích điều giảm là hợp quy luật bởi trồng điều hiệu quả
kinh tế thấp, giống điều đa phần đã thoái hóa, dễ gặp rủi ro bởi khí hậu. Tuy nhiên,
năng suất vẫn tăng, năm 1997 đạt 4,0 tạ/ha thì đến năm 2006 năng suất đạt 5,5 tạ/ha.
Nhờ cải tiến kĩ thuật, đưa giống điều mới vào SX, năng suất cao nên khi diện tích bị
thu hẹp nhưng sản lượng vẫn tăng nhanh.
Cây cà phê: do thời kì trước giá cà phê tăng nhanh; diện tích tăng nhanh, sau
đó giá cà phê xuống thấp người trồng cà phê lâm vào hoàn cảnh khó khăn, diện tích
giảm liên tục - 3,84/năm và tiếp tục giảm - 11,8%/năm (năm 2006 ).
Cây hồ tiêu: diện tích tăng nhanh là 244 ha (năm 1997) lên 664 ha (năm
2006) và đang được chú trọng đầu tư cả về giống, kĩ thuật.
Cây ăn quả: thống kê được 12 cây ăn quả phổ biến ở tỉnh với diện tích là
6.457 ha (năm 2006). Bình Dương có vùng cây ăn quả đặc sản nổi tiếng măng cụt
Lái Thiêu (chiếm 32,9% diện tích, hơn 50% sản lượng măng cụt cả nước), dâu và
bòn bon (chiếm 95% diện tích), bưởi Bạch Đằng. Song do trồng cây ăn quả chưa
theo quy hoạch kể cả về chủng loại và điều kiện sinh thái nên hiệu quả chưa cao.
Mặt khác, công chăm sóc cộng với giá phân bón, vật tư NN quá cao trong khi giá
bán sản phẩm thấp nên nhiều vườn cây ăn quả bị bỏ hoang, thiếu chăm sóc.
- CDCC trong ngành chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi đang từng bước vươn lên để cân đối với trồng trọt. Tỉ trọng
của ngành chăn nuôi tăng từ 13,8% GTSX NN (năm 1997) lên 19,6% GTSX NN
(năm 2006). Chăn nuôi gia súc chiếm 85,7% GTSX chăn nuôi và 20,0% GTSX NN,
chăn nuôi gia cầm chiếm 8,3% GTSX chăn nuôi.
Xã hội càng phát triển, nhu cầu về lương thực được đảm bảo thì nhu cầu về
thực phẩm từ ngành chăn nuôi càng tăng. Trong CCKT NN, ngành chăn nuôi có xu
thế phát triển nhanh, tăng dần tỉ trọng và có sự chuyển dịch theo hướng đa dạng
hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chăn nuôi gia súc: chăn nuôi lợn, trâu, bò sữa phát triển mạnh. Đàn lợn
tỉnh có quy mô rất lớn trong cả nước, quy mô đàn bò tỉnh xếp thứ 2 sau thành phố
Hồ Chí Minh.
Bảng 2.18. Số lượng và tốc độ phát triển một số loại gia súc tỉnh Bình Dương
Chỉ tiêu 1997 2000 2003 2006
Trâu 18.855 16.663 16.395 11.196
Bò 28.937 27.128 29.880 44.408
Số lượng
(con)
Lợn 87.133 178.894 291.666 298.927
Các giai đoạn 1998 - 2000 2001 - 2003 2004 - 2006 1998 - 2006
Trâu - 4,17 - 0,67 - 12,06 - 5,69
Bò - 2,04 3,23 14,22 4,84
Tốc độ tăng
trưởng (%)
Lợn 27,03 17,69 0,66 14,68
[Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương]
Giai đoạn 1998 - 2006, tốc độ phát triển nhanh nhất là chăn nuôi lợn
14,68%/năm, kế đến chăn nuôi bò 4,84%/năm, còn chăn nuôi trâu có xu hướng
giảm - 5,69%/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do định hướng phát triển chăn nuôi của
tỉnh là chú trọng đầu tư phát triển chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò với chương trình
“nạc hóa” đàn lợn và “sind hóa” đàn bò.
Chăn nuôi lợn: từ năm 1997 chương trình “nạc hóa” đàn lợn của tỉnh Bình
Dương được đưa vào thực hiện. Nhờ chuyển đổi cách chăn nuôi và áp dụng
kĩ thuật chăn nuôi công nghiệp, nữa tự động. Các giống lợn nhập giống thuần chủng
từ Anh, Đan Mạch, Mỹ,... nên chất lượng đàn lợn được cải thiện rõ nhất lợn lai 2 - 3
máu ngoại đã chiếm hơn 85% tổng đàn, thời gian nuôi rút ngắn chỉ còn 4,0 - 4,5
tháng, tiêu tốn thức ăn giảm (bình quân 2,5 - 3 kg/kg tăng trọng với lợn thịt), tỉ lệ
nạc đạt 55% - 58%, thịt móc hàm sau giết mổ cao 78 - 80% so với trọng lượng hơi.
Bảng 2.19. Tỉ lệ lợn hướng nạc trong đàn lợn tỉnh Bình Dương
Năm 1997 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tỉ lệ lợn hướng nạc (%) 13 22 29 31,8 37 41 47 52
[Nguồn: Báo cáo tình hình SXNN các năm từ 1997 - 2006]
Những năm 1997 - 1999, chương trình “nạc hóa” gặp nhiều khó khăn do tập
quán chăn nuôi tận dụng của người dân vì vậy tốc độ tăng đàn lợn thấp, tỉ lệ lợn
hướng nạc thấp. Từ những năm 2000 trở đi, chương trình “nạc hóa” đàn lợn mới
thực sự phát triển mạnh, tốc độ gia tăng cao. Số lượng lợn không ngừng tăng nhanh
do số lượng các trang trại chăn nuôi lợn gia tăng và quy mô mở rộng. Năm 2006, có
86 trang trại chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, tập trung ở huyện Tân Uyên,
Bến Cát, Phú Giáo và Dầu Tiếng. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi lợn theo hướng
tận dụng vẫn còn chiếm ưu thế.
Tỉnh có 79 cơ sở SX giống vật nuôi với chất lượng cao; riêng 2 công ty
TNHH 100% vốn đầu tư nước ngoài...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status