Cấu tứ trong lời kỹ nữ của Xuân Diệu - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Cấu tứ trong lời kỹ nữ của Xuân Diệu



Xuân Diệu quan niệm về tình yêu là sự hoà hợp giữa tinh thần và thể xác. Bởi đó là một hồn thơ có trái tim tha thiết, rạo rực nỗi khát khao “Uống tình yêu dập cả môi” “Thơ Xuân Diệu không chỉ chú trọng thính giác và thị giác. Như thế còn xa xôi cách bức quá phải huy động cả khứu giác, vị giác và xúc giác đề có thể tiếp cận sát sạt và ôm riết, quấn riết lấy cuộc đời” (187).
Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn
Làm dây da quấn quýt cả mình xuân
Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần
Chân hoá rễ để hút nùa dưới đất
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
---------------
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN: THƠ PHÁP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
ĐỀ TÀI:
CẤU TỨ TRONG LỜI KỸ NỮ CỦA XUÂN DIỆU
Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi ca.Từ cổ chí kim đã có bao nhiêu thi sĩ khai thác đề tài này với nhiều cung bậc khác nhau. Chúng ta đã từng say đắm trong những vần thơ của Hàn Mặc Tử, Xuân Quỳnh với một trái tim rạo rực, tha thiết.Trong bản nhạc thơ tình Việt Nam, chúng ta không thể quên cây đại thụ trong làng thơ Mới- Xuân Diệu với một “hồn thơ khao khát giao cảm với đời” luôn được thể hiện và toả sáng trong từng bài thơ của ông.Và đặc biệt “Lời kỹ nữ”- một thi phẩm đã làm xốn xang lòng người bởi sức hấp dẫn kỳ diệu của bài thơ.Tiếp cận bài thơ ở góc độ cấu tứ chúng ta sẽ phần nào giải mã thông điệp mà Xuân Diệu muốn gửi tới cho bạn đọc.
“Lời kỹ nữ”cũng như bao bài thơ khác của Xuân Diệu đã thể hiện niềm “khát khao”tình yêu, khát khao hạnh phúc.Vẫn đề tài tình yêu nhưng tình yêu trong bài thơ không trọn vẹn, một mối tình thoảng qua giữa khách giang hồ và gái làng chơi. Bài thơ là cái nhìn đầy cảm thông sâu sắc của nhà thơ với nhân vật “người kỹ nữ”. Tìm hiểu sức hấp dẫn của bài thơ chính là tìm hiểu tứ thơ được thể hiện thông qua ngòi bút của nhà thơ Xuân Diệu
Là một cây bút lão luyện trong làng thơ Việt Nam, Xuân Diệu có những quan niệm về thơ hết sức thú vị: “Thơ phải làm cho người ta xúc động, phải truyền cảm phải làm cho tâm hồn người ta bay bổng như được chắp cánh”. Cũng như các nhà thơ khác, Xuân Diệu đã nhấn mạnh yếu tố đầu tiên rất cần cho thơ ca là phải làm cho người đọc xúc động, muốn vậy thơ phải giàu cảm xúc và “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy” (Ngô Thì Nhậm). Muốn viết được những vần thơ hay, “ neo chặt trong bến tâm hồn người thưởng thức” thì nhà thơ phải “nhập cuộc” phải là tiếng đồng vọng của trái tim đến với trái tim “nhập vào người khác và đọc lại mình” khi đó mới khẳng định sức sống mãnh liệt của thơ ca cũng như tài năng nghệ thuật của người sáng tạo ra nó. Lao động nghệ thuật là vô cùng nghiệt ngã, đặc biệt trong sáng tác thơ ca điều đó đòi hỏi sự nghiệt ngã hơn. Đó là sự nghiệt ngã trong việc đi tìm cấu tứ của bài thơ, trong việc sử dụng các hình ảnh ,các chi tiết, ngôn từ…tất cả đều phải được “chắt lọc” từ cuộc sống. Xuân Diệu với niềm đam mê nghệ thuật cũng đã từng “lao tâm khổ tứ” trong công việc sáng tạo thi ca:” “tui là một trái cam,hãy vắt kiệt lấy nước của nó-đó là những dòng thơ của tôi”… “tui cố gắng để làm sao những sáng tác của mình không phải là những cái khung sơ lược, trìu tượng, mà những hình tượng đầy máu thịt”.Chính vì vậy sức hấp dẫn thơ Xuân Diệu nói chung và “Lời kỹ nữ” nói riêng đến ngày nay vẫn đầy sự thú vị. Phải chăng “hồn cốt”của bài thơ chính là sự tâm huyết của tác giả thông qua cấu tứ của bài thơ?
“Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm đến cuộc sống.Toé lên ở những nơi giao nhau của tâm hồn với ngoại vật, trước hết là những xúc cảm. Cảm xúc là phần thịt xương hơn cả của đời sống tâm hồn”(Nguyễn Đình Thi).Thơ Xuân Diệu với dòng cảm xúc dạt dào nhựa sống trong mỗi bài thơ đều thấm đượm tình người. Nếu không có sự cảm thông chia sẻ, sự thấu hiểu con người- mối dây bền chặt với cuộc sống thì Xuân Diệu không thể viết lên “Lời kỹ nữ”xúc động đến như vậy được. Hiểu ý thơ chỉ là nội dung đơn giản, chỉ là lớp vỏ của ngôn ngữ, do vậy việc tìm hiểu bài thơ ở góc độ phân tích cấu tứ sẽ giúp người đọc thấy được nội dung nổi bật của bài thơ với cách hiểu thấu đáo và có chiều sâu nhất.Việc phân tích cấu tứ của bài thơ để từ đó giải mã được bức thông điệp của Xuân Diêu, thấy được giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung là hướng đi của bài viết này.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (307) “Tứ thơ hay chính là cảm xúc thơ hay ý nghĩa hình ảnh thơ. Thơ là cảm xúc thẩm mĩ, thi vị, không giống với cảm xúc sinh hoạt thực dụng hàng ngày. Làm thơ phải bắt đầu từ cảm xúc thơ, tức là thi tứ, phải có “tứ thơ”.Tìm “tứ” là xác định cảm xúc và hình ảnh thơ. “Cấu tứ” là tạo được hình tượng có khả năng khơi gợi được cảm xúc nhân văn của tâm hồn con người. Đó là sự kết hợp giữa hình ảnh sống động và ý nghĩa thơ, sao cho sự sống của hình ảnh càng triển khai ra, càng khơi sâu thêm nhiều ý nghĩa của bài thơ. Như vậy việc phân tích thơ chính là đi tìm cấu tứ cho bài thơ và trong “Lời kỹ nữ” sở dĩ có được sức cuốn hút làm mê đắm lòng người, chính là ở cấu tứ của bài thơ.
Tài năng của nhà thơ được bộc lộ rõ nét nhất ở khả năng sáng tạo tứ thơ “Thông qua tứ thơ có thể thấy quá trình sáng tạo của thơ ca, cách khám phá hiện thực, chiếm lĩnh hiện thực của chủ thể sáng tạo, khả năng khái quát, quan điểm chính trị, đặc biệt là quan điểm thị hiếu của nhà thơ” (13- ý thơ và tứ thơ- Mã Giang Lân).
Trước hết chúng ta phải phân biệt ý thơ và tứ thơ. Nhà thơ Xuân Diệu viết “ý là khái niệm và suy nghĩ do từ cuộc sống mà rút ra đươc…từ cuộc sống mà toát ra ý, ý ấy muốn trở vể tác động trở lại vào cuộc sống mà tác động bằng cách thơ thì ý ấy nên “đầu thai” thành xúc cảm, ý ấy nên trở thành tứ…ý là của chung mọi người, tứ mới là của riêng của mỗi thi sĩ”.Có ý kiến lập luận “Nói đến ý ta nghĩ đến những điêu xảy ra trong trí óc khi suy nghĩ.Còn tứ phải là những ý không ở dạng quan niệm nữa đã thể hiện trong hình tượng”.
Có thể thống nhất ý là những suy nghĩ, những đại ý, những chủ thể của thơ. Tứ thơ là cách thể hiện ý, chủ đề mà không phải là ý, không phải là chủ đề,từ đó chính là cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, hình tượng nghệ thuật…để làm nên sự khác biệt của bài thơ này với bài thơ khác khi cùng một chủ để.
“Lời kỹ nữ”của Xuân Diệu không phải là một đề tài mới trong thơ ca từ trước tới nay. Trong thơ xưa, Nguyễn Du cũng từng viết về đề tài nay với bài thơ nổi tiếng “Long Thành cầm giả ca” đã làm xúc động bao trái tim người đọc và cùng thời với XuânDiệu còn có “Giang hồ”của Lưu Trọng Lư, “Dâng tình” của Vũ Hoàng Chương…Nhưng “Lời kĩ nữ” của Xuân Diệu “đã khơi sâu vào tâm thức của thời đại, vì vậy nó đạt tới tầm trí tuệ cao hơn và ý nghĩa nhân bản sâu sắc hơn” (Lý Hoài Thu).
Bắt nguồn từ môtíp quen thuộc của văn chương lãng mạn, “Lời kĩ nữ” viết về mối tình chớp nhoáng giữa khách làng chơi với gái giang hồ. “Mặc dầu cũng nói đến cuộc yêu đương nhưng bài thơ nhất thiết không phải là bài thơ tình với đúng nghĩa của nó”. Cao hơn tất cả tình cảm không cội rễ, không gắn bó của khách giang hồ, Xuân Diệu muốn bày tỏ nỗi cô đơn kinh khủng của lòng người- một nỗi cô đơn tự mình không chịu đựng nổi nhưng cũng không chia sẻ cùng ai.
Phải có sự đồng c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status