Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam



Mục Lục
Trang
Lời nói đầu. 1
Chương I: TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. 4
I. Khái quát vềtranh chấp thương mại quốc tế.4
II. Nguồn luật áp dụng.7
2.1. Điều ước quốc tế. 7
2.2. Luật quốc gia . 11
2.3. Tập quán thương mại quốc tế. 16
2.4. Tiền lệpháp vềthương mại (án lệ) . 17
III. Một sốvấn đềvềhợp đồng mua bán ngoại thương.18
3.1. Chủthể. 18
3.2. Điều kiện cơbản của hợp đồng . 18
3.3. Hình thức của hợp đồng . 18
3.4. Chào hàng, chấp nhận chào hàng . 19
3.4.1. Chào hàng . 19
3.4.2. Chấp nhận chào hàng. 21
3.4.3. Vấn đềtrách nhiệm trong thực hiện hợp đồng . 22
CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.24
I. Thương lượng.26
1.1. Khái niệm, ý nghĩa . 26
1.2. Một sốloại khiếu nại phổbiến . 28
1.2.1. Khiếu nại người bán hàng. 28
1.2.2. Khiếu nại người bảo hiểm hàng hóa. 31
II. Hòa giải.32
2.1. Khái niệm . 32
2.2. Những ưu điểm và hạn chếcủa hòa giải . 36
2.3. Thủtục tiến hành hòa giải . 37
2.3.1. Đềxuất hòa giải . 37
2.3.2. Quá trình hòa giải . 38
2.4. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải theo quy chế
hòa giải của UNCITRAL . 39
III. Trọng tài thương mại.40
3.1. Khái niệm, đặc điểm của trọng tài thương mại . 40
3.1.1. Khái niệm. 40
3.1.2. Đặc điểm . 41
3.2. Các loại trọng tài thương mại . 43
3.3. Thỏa thuận trọng tài . 46
3.3.1. Khái niệm. 46
3.3.2. Nội dung của thỏa thuận trọng tài . 49
3.4. Tốtụng trọng tài . 51
3.4.1. Thủtục khởi kiện tại trọng tài . 51
3.4.2. Thủtục thành lập trọng tài. 53
3.4.3. Thủtục xét xử. 58
IV. Tòa án.59
4.1. Tổchức hệthống Tòa án . 60
4.2. Thẩm quyền và thủtục tốtụng . 60
4.3. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tếtại Tòa án Việt Nam. 63
4.3.1. Các nguyên tắc đặc thù . 63
4.3.2. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong việc
giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. 65
4.3.3. Thủtục tốtụng kinh tếtại Tòa án Việt Việt Nam . 69
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VIỆT NAM TRONG TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾBẰNG PHƯƠNG
THỨC TRỌNG TÀI VÀTÒA ÁN .73
I. Việc áp dụng pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 và phương
hướng hoàn thiện trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tếtại việt nam bằng trọng tài.73
1.1. Vềtrọng tài viên . 73
1.2. Vềdoanh nghiệp. 76
1.3. VềTòa án . 78
II. Một sốvướng mắc trong hoạt động giải quyết tranh chấp thương
mại quốc tếtại tòa án và phương hướng hoàn thiện .86
2.1. Một sốvướng mắc . 86
2.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam vềgiải quyết tranh chấp
thương mại quốc tếbằng Tòa án. 92
2.2.1. Yêu cầu và định hướng chung của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam
vềgiải quyết tranh chấp thương mại quốc tếbằng Tòa án . 92
2.2.2. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam vềgiải quyết tranh chấp thương mại
quốc tếbằng Tòa án . 98
Kết luận. 104



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n hành không có sự tham gia
của báo chí hay của những người không liên qua đến tranh chấp, như vậy đảm
bảo bí mật thương mại cho các bên.
- Thứ sáu, tranh chấp được giải quyết bằng ngôn ngữ do các bên lựa chọn.
- Thứ bảy, đây là cách giải quyết tranh chấp ít tốn kém nhờ thủ tục
đơn giản, ngắn gọn.
- Thứ tám, khi thông qua quyết định, trọng tài thương mại thường tính đến ý
chí của các bên được thể hiện trong hợp đồng cũng như tập quán thương mại.
-45-
Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam
GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy
Luật quốc gia được các bên lựa chọn áp dụng cho hợp đồng, theo nguyên tắc có
thể được áp dụng với tư cách bổ sung. Việc trọng tài thương mại áp dụng luật
quốc gia được các bên thỏa thuận để giải quyết tranh chấp không phải là cơ sở để
một trong các bên kháng nghị quyết định của trọng tài.
- Thứ chín, có một hệ thống các công ước quốc tế, cụ thể là Công ước New
York 1958 (Việt Nam tham gia Công ước này bằng Pháp lệnh về công nhận và
cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài 14/09/1995), đảm bảo việc công
nhận và thi hành quyết định của trọng tài thương mại quốc tế ở hơn 100 quốc gia
trên thế giới.
3.3. Thỏa thuận trọng tài:
3.3.1. Khái niệm:
Thỏa thuận trọng tài là một thỏa thuận, theo đó các bên của hợp đồng thương
mại giao tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại cho trọng tài giải quyết.
Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của trọng tài thương mại nói chung
và trọng tài thương mại quốc tế nói riêng là nguyên tắc tự nguyện yêu cầu giải
quyết tranh chấp. Trọng tài chỉ có thể nhận giải quyết tranh chấp khi có sự đồng
ý của các bên về điều này. Như vậy, thỏa thuận của trọng tài là sự thỏa thuận thể
hiện ý chí của các bên. Nếu các bên không muốn tranh chấp được trọng tài giải
quyết thì không ai có thể ép buộc họ.
Đặc điểm cơ bản của thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận trọng tài hoàn toàn
độc lập với hợp đồng chính (ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế). Đặc
điểm này có nghĩa là hiệu lực của trọng tài không phụ thuộc vào hiệu lực của hợp
đồng chính. Quy định này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong trường hợp thỏa
thuận trọng tài được đưa trực tiếp vào văn bản của hợp đồng chính. Nếu việc
công nhận hợp đồng chính là vô hiệu tự động dẫn đến việc thỏa thuận trọng tài là
vô hiệu thì các bên bị mất quyền giải quyết tranh chấp bằng trọng tài độc lập,
trong đó có cả tranh chấp liên quan đến việc công nhận hợp đồng chính là vô
hiệu và nghĩa vụ của các bên phát sinh vì hợp đồng vô hiệu. Đặc điểm này của
thỏa thuận trọng tài cũng được quy định trong Điều 11 - Pháp lệnh trọng tài
thương mại Việt Nam ngày 25/02/2003. Tính độc lập pháp lý của thỏa thuận
trọng tài cùng với nguyên tắc tự nguyện yêu cầu trọng tài giải quyết tranh chấp là
-46-
Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam
GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy
nguyên tắc chủ đạo của trọng tài thương mại quốc tế3. Như vậy, mọi thỏa thuận
trọng tài được xem xét không phụ thuộc vào hợp đồng chính, việc công nhận hợp
đồng chính vô hiệu không dẫn đến hủy bỏ thỏa thuận trọng tài và trọng tài viên
có quyền giải quyết những tranh chấp liên quan đến sự vô hiệu của hợp đồng và
những hậu quả liên quan đến sự vô hiệu đó.
Theo quy định của pháp luật Việt nam4, thỏa thuận trọng tài được coi là
không có giá trị pháp lý khi:
- Thứ nhất, thỏa thuận liên quan đến tranh chấp không thuộc hoạt động
thương mại được quy định trong khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh trọng tài.
- Thứ hai, thỏa thuận trọng tài không được người có thẩm quyền ký kết. Thỏa
thuận trọng tài cũng như các loại hợp đồng khác, có thể được kí kết bởi người đại
diện của các bên. Không có một công ước quốc tế nào đề cập đến vấn đề này.
Trong khoa học pháp lý thường cho rằng, ủy quyền ký kết thỏa thuận trọng tài
được thể hiện bằng hình thức văn bản và được người ủy quyền ký. Ngoài ra trong
ủy quyền cần nói rõ, rằng người được ủy quyền có thẩm quyền ký kết thỏa thuận
trọng tài. Theo nguyên tắc chung, người được ủy quyền ký kết hợp đồng thương
mại quốc tế có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài, bởi vì họ hoàn toàn có thể
đưa vào họp đồng chính điều khoản về trọng tài.
- Thứ ba, các bên ký kết thỏa thuận trọng tài phải có năng lực pháp luật.
Trong thương mại quốc tế, năng lực pháp luật của các bên khi ký kết thỏa thuận
trọng tài cần được đánh giá xuất phát từ Điểm (a) Khoản 1 Điều 5 Công ước
new York năm 1958, Khoản 2 Điều 2 Công ước châu Âu năm 1961 và phải phù
hợp với quy định của luật áp dụng. Điều này có nghĩa là, Tòa án phải áp dụng
luật do quy phạm xung đột quy định. Tòa án nước ngoài trong trường hợp này sẽ
phải dựa vào quy phạm xung đột, có tính đến yếu tố, theo đó năng lực pháp luật
của chủ thể được đánh giá phù hợp với pháp luật của quốc gia, trên lãnh thổ của
quốc gia đó chủ thể tiến hành hoạt động thương mại.
3 Xem: Laurence Graig & other International Chamber of Commerce Abitration, London, 1999, tr. 65
4 Điều 10 Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam
-47-
Luận văn tốt nghiệp Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam
GVHD: Phạm Mai Phương SVTH: Phan Trần Nguyên Huy
- Thứ tư, thỏa thuận trọng tài không quy định, hay quy định không rõ đối
tượng tranh chấp, không quy định rõ trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp.
- Thứ năm, thỏa thuận trọng tài không được lập thành văn bản. Thỏa thuận
trọng tài được coi là hình thức văn bản trong trường hợp, khi nội dung của thỏa
thuận trọng tài được thể hiện trong một văn bản do các bên ký kết và ngay cả
trong trường hợp thỏa thuận thông qua thư, điện báo, telex, thư điện tử hay bất
kì một hình thức nào thể hiện rõ ý chí muốn giải quyết tranh chấp bằng hình thức
trọng tài của các bên.
- Thứ sáu, một trong các bên khi ký kết thỏa thuận trọng tài bị lừa dối hay đe
dọa.
Thỏa thuận trọng tài làm phát sinh hai hậu quả pháp lý trong lĩnh vực thẩm
quyền và chúng thường liên quan đến lĩnh vực tố tụng: Thứ nhất, công nhận
trọng tài có thẩm quyết giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên và các bên
không có quyền từ chối giao tranh chấp cho trọng tài giải quyết. Thứ hai, trọng
tài không được vượt quá phạm vi thẩm quyền của mình được quy định trong thỏa
thuận trọng tài. Thẩm quyền chung của trọng tài được luật quốc gia, các điều ước
quốc tế và quy chế của trọng tài đó quy định, tuy nhiên khi giải quyết tranh chấp
cụ thể, trọng tài do các bên thành lập phải hành động trên cơ sở phù hợp với thỏa
thuận trọng tài. Nếu một bên vì một lí do nào đó khởi kiện t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status