Vấn đề duy trì hoà bình và an ninh quốc tế - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Vấn đề duy trì hoà bình và an ninh quốc tế



Table of Contents
A. LỜI MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 1
I. KHÁI QUÁT CHUNG 1
1. Khái quát về Tổ chức quốc tế Liên chính phủ 1
a. Khái niệm Tổ chức quốc tế 1
b. Nguyên tắc pháp lý của Tổ chức quốc tế: 1
c. Thẩm quyền, quyền hạn và chức năng của Tổ chức quốc tế: 2
2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề duy trì hoà bình và an ninh quốc tế: 3
a. Khái niệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế 3
b. An ninh tập thể 4
c. Ngoại giao phòng ngừa 4
d, Cưỡng chế hoà bình: 4
e, Kiến tạo hoà bình 5
f, Xây dựng hoà bình sau xung đột 5
g, Giải trừ quân bị 5
h, Các biện pháp củng cố lòng tin 5
i, Các biện pháp bảo đảm an ninh quốc tế 6
II. LIÊN HỢP QUỐC 6
III. TỔ CHỨC QUỐC TẾ KHU VỰC 6
1. Khái niệm: 6
2. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN). 7
II. MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ LIÊN CHÍNH PHỦ TIÊU BIỂU TRONG VIỆC DUY TRÌ HOÀ BÌNH VÀ AN NINH THẾ GIỚI 7
1. Liên hợp quốc: (United Nations) 7
2. Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu (OSCE – The Organization for Security and Co-operation in Europe ): 12
2. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) 13
3. Việt Nam và hoạt động giữ gìn hòa bình, An nình quốc tế của Liên hợp quốc. 13
C. THAY LỜI KẾT 15
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uyên bố kháng nghị mang tính chất pháp lý;
+ Quyền bảo vệ đối với các thay mặt và quan chức của mình;
+ Quyền đưa tranh chấp ra Tòa án quốc tế;
+ Nghĩa vụ phải gánh chịu sự truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế.
Ngoài ra, tổ chức quốc tế còn hoạt động với tư cách là một pháp nhân theo pháp luật quốc nội: Ví dụ. Điều 39 Điều lệ của Tổ chức lao động quốc tế quy định rằng tổ chức đó có tất cả các quyền của pháp nhân, trong đó có quyền ký các hợp đồng, quyền có bất động sản và động sản, quyền định đoạt chúng và quyền là nguyên đơn trước Tòa án các quốc gia thành viên.
c. Thẩm quyền, quyền hạn và chức năng của Tổ chức quốc tế:
Thẩm quyền của tổ chức quốc tế được hiểu là quyền của tổ chức trong một hay một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ: Liên hợp quốc có thẩm quyền trong lĩnh vực hòa bình và an ninh của nhân loại và tất cả các lĩnh vực khác của đời sống quốc tế. Thẩm quyền của tổ chức thường được ghi rõ trong văn bản thành lập tổ chức.
Quyền hạn của tổ chức quốc tế được hiểu là các quyền mà tổ chức có được để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ví dụ: Liên hợp quốc có quyền áp dụng vũ lực (trong đó có việc sử dụng lực lượng vũ trang) đối với bất cứ ai nếu điều đó là cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh nhân loại.
Chức năng của Tổ chức quốc tế được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Chức năng của Tổ chức quốc tế được chia làm hai loại: Chức năng cơ bản và chức năng không cơ bản. Chức năng cơ bản của tổ chức quốc tế được hiểu là mục đích chính của tổ chức. còn các chức năng không cơ bản của tổ chức được thực hiện nhằm mục đích để thựuc hiện chức năng cơ bản.
2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề duy trì hoà bình và an ninh quốc tế:
a.  Khái niệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
Gìn giữ hoà bình là việc “sử dụng các lực lượng do nhiều quốc gia đóng góp để đạt nhiều mục đích khác nhau: Quan sát giới tuyến ngừng bắn và giám sát ngừng bắn, cách ly các lực lượng xung đột, thúc đẩy thực hiện luật pháp và trật tự, cung cấp hỗ trợ, giúp đỡ nhân đạo”.
Các nguyên tắc trong giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế gồm:
+ Nguyên tắc “An ninh không chia cắt”
Mỗi quốc gia luôn là thực thể độc lập, có chủ quyền nên đều có quyền thiết lập nền an ninh riêng biệt của mình. Nền an ninh riêng của mỗi quốc gia có liên quan trực tiếp đến một vấn đề rất quan trọng, đó lầ vấn đề thựuc hiện quyền tự vệ hợp pháp của quốc gia. Phạm vi của việc thực hiện quyền tự vệ hợp pháp đã được giới hạn tại Điều 51 hiến chương Liên hợp quốc, trong đó khẳng định quyền của mỗi quốc gai được sử dụng lực lượng vũ trang để đánh trả hành vi xâm phạm hòa bình  và an ninh của mình. Luật quốc tế hiện đại coi đây là một trong những biện pháp hợp pháp để đảm bảo an ninh quốc tế. Tuy nhiên, việc một quốc gia có quyền tự vệ hợp pháp nhưng phải tương xứng với mức độ tấn công từ phía đối phương và hoàn toàn có thể tiénh ành theo hình thức đơn lẻ hay tập thể.
+ Nguyên tắc “ An ninh bình đẳng”
Để đảm bảo an ninh chung của cả cộng đồng quốc tế, các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng sự cân bằng về quân sự trong khu vực và trên thế giới. Hiến chương Liên hợp quốc xác định nghĩa vụ của các quốc gia là phải kiềm chế, không chạy đua vũ trang. Trong quan hệ song phương, quan hệ khu vực và toàn cầu, từng quốc gia phải luôn tính đếnan ninh của các quốc gia khác. Mặt khác, an ninh của các quốc gia đều phải được đảm bảo như nhau, không một quốc gia hay một nhóm quốc gia nào có quyền tìm mọi cách để tạo ra ưu thế về an ninh cho mình trước các quốc gia khác trong khu vực và trong cả cộng đồng quốc tế.
b. An ninh tập thể
Là hệ thống các biện pháp chung của cả cộng đồng quốc tế hay của một nhóm quốc gia trong cùng khu vực địa lý nhất định, được áp dụng nhằm ngăn ngừa hay loại trừ mối đe doạ hoà bình  và chặn đứng hành vi xâm lược hay các hành vi phá hoại hoà bình khác.
Đặc điểm:
Mỗi một hệ thống an ninh tập thể được thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế; Sự tấn công vào một quốc gia thành viên sẽ được coi như là sự tấn công vào mọi thành viên; Các quốc gia thành viên của hệ thống này có nghĩa vụ giúp đỡ các thành viên khác trong trường hợp bị tấn công vũ trang từ phía quốc gia thứ ba.
c. Ngoại giao phòng ngừa
Ngoại giao phòng ngừa được hiểu là hoạt động được tiến hành nhằm “ngăn ngừa tranh chấp có thể nảy sinh giữa các bên, ngăn ngừa những tranh chấp đang diễn ra để tránh leo thang thành các cuộc xung đột và hạn chế mức độ lan rộng của các cuộc xung đột khi xảy ra”. Ngoại giao phòng ngừa bao gồm các biện pháp xây dựng lòng tin, tìm hiểu thực tế, thông báo sớm và cũng có thể bao gồm các hoạt động của lực lượng được Liên hợp quốc uỷ nhiệm “triển khai phòng ngừa” nhằm giảm bớt nguy cơ bạo lực và tăng khả năng tìm kiếm các giải pháp hoà bình.
Theo ARF (Diễn đàn khu vực ASEAN) thì ngoại giao phòng ngừa chính là xác định rõ mục tiêu cơ bản của nó là hoạt động chính trị và ngoại giao do các nước có chủ quyền cùng tiến hành với sự đồng ý của tất cả các bên trực tiếp có liên quan nhằm 3 mục đích: phòng ngừa các cuộc tranh chấpvà đụng độ nổ ra giữa các quốc gia, có thể đe doạ hoà bình khu vực, phòng ngừa các xung đột sẵn có leo thang thành xung đột vũ trang, hạn chế tác động của các cuộc tranh chấp đối với khu vực.
d, Cưỡng chế hoà bình:
Theo chương VII Hiến chương Liên hợp quốc , cưỡng chế hoà bình là hoạt động được tiến hành không cần sự chấp nhận của các bên để đảm bảo tuân thủ ngừng bắn theo quyết định của Hộ đồng Bảo an.
Lực lượng cưỡng chế hoà bình bao gồm lực lượng quân sự  của một số quốc gia đựơc trang bị đầy đủ vũ khí, hoạt động theo sự chỉ đạo gián tiếp của Tổng thư kí Liên hợp quốc. Hành động cưỡng chế được quy định tại chương VII Hiến chương Liên hợp quốc là “hành động trong trường hợp hoà bình bị đe doạ, bị phá hoại và có hành vi xâm lược
e, Kiến tạo hoà bình
Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc B.Boutros Ghali, kiến tạo hoà bình là các hoạt động thương lượng và trung gian hoà giải, nhằm đưa các bên thù địch đi dến thoả thuận bằng các biện pháp hoà bình, theo tinh thần chương VI Hiến chương Liên hợp quốc.
Thông qua các biện pháp giải quyết về mặt pháp lý, các hoạt động trung gian và các hình thức thương lượng khác, các bên sáng kiến “kiến tạo hoà bình” của Liên hợp quốc sẽ  thuyết phục các bên giải quyết một cách hoà bình nhứng bất đồng giữa họ với nhau.
f, Xây dựng hoà bình sau xung đột
Là các biện pháp được tiến hành để thúc đẩy hợp tác kinh tế và xã hội, hhằm xây dựng lòng tin giữa các bên đã từng tham chiến, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và chính trị, ngăn ngừa bạo lực xảy ra trong tương lai, củng cố và giữ gìn hoà bình lâu bền như viện trợ phát triển, cai quản hành chính, dân sự và thúc đẩy thực hiện các quyền con người.
g, Giải trừ quân bị
 Là h
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status