Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính ở Việt Nam hiện nay - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính ở Việt Nam hiện nay



 
MỤC LỤC:
 
Mục lục .1
I.Lời mở đầu . . 2
II.Nội dung . .2
1.Nguyên tắc tập trung dân chủ . 2
2. Bản chất vị trí của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí nhà nước xã hội chủ nghĩa .3
3. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước 4
3.1.Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước .5
3.2. Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trưng ương.6
3.3.Việc phân cấp quản lí 6
3.4.Hướng về cơ sở .7
3.5.Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước .7
4. Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính ở Việt Nam hiện nay 8
4.1. Thể hiện bản chất nhà nước, bản chất giai cấp 8
4.2. Phản ánh qui luật khách quan của hoạt động quản lí .8
4.3. Đảm bảo cho việc quản lí có hiệu quả cao nhất .9
4.4. Đảm bảo quyền làm chủ đất nước của nhân dân có cơ sở để thực hiện 10
III.Kết bài 10
Danh mục tài liệu tham khảo 11
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

MỤC LỤC:
Mục lục……………………………………………………………………………..1
I.Lời mở đầu….…………………………………………………………….………2
II.Nội dung……………………………………………………………….………..2
1.Nguyên tắc tập trung dân chủ……………………………………….…………2
2. Bản chất vị trí của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí nhà nước xã hội chủ nghĩa…………………………………………………………………………...3
3. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước……………4
3.1.Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước………………………………………………………………………………..5
3.2. Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trưng ương.6
3.3.Việc phân cấp quản lí…………………………………………………………6
3.4.Hướng về cơ sở………………………………………………………………..7
3.5.Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước………………….7
4. Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính ở Việt Nam hiện nay……………………………………………………………………………8
4.1. Thể hiện bản chất nhà nước, bản chất giai cấp………………………………8
4.2. Phản ánh qui luật khách quan của hoạt động quản lí………………………...8
4.3. Đảm bảo cho việc quản lí có hiệu quả cao nhất……………………………..9
4.4. Đảm bảo quyền làm chủ đất nước của nhân dân có cơ sở để thực hiện……10
III.Kết bài…………………………………………………………………………10
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………………11
LỜI MỞ ĐẦU:
Hoạt động quản lí nhà nước nói chung và quản lí hành chính nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng là hoạt động có mục đích nhằm bảo vệ nhà nước, giai cấp thống trị và quyền lợi của nhân dân, chính vì thế để đảm bảo hoạt động này được tiến hành một cách có hiệu quả, cần tuân theo những nguyên tắc nhất định. Đối với hệ thống nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung và đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng một nguyên tắc cơ bản không thể thiếu đó chính là nguyên tắc tập trung – dân chủ. Hiến pháp 1992 đã qui định rõ:
“Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nguyên tắc tập trung – dân chủ trong lí luận cũng như thực tiễn đã mang lại nhiều thành tựu lớn cho hoạt động quản lí nhà nước. Do đó việc phân tích và tìm ra ý nghĩa của việc vận dụng nguyên tắc này trong hoạt động quản lí là một việc làm hết sức cần thiết, trong nội dung bài luận này, em sẽ làm rõ luận điểm đã nêu trên.
NỘI DUNG:
Nguyên tắc tập trung dân chủ:
Nguyên tắc tập trung dân chủ là một nguyên tắc đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới, mang tính chất tổng hợp thì hiện nay có ba quan điểm về nguyên tắc này.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng nội dung của nguyên tắc này là sự kết hợp hai mặt tập trung và dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Theo bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa thì dân chủ là cái gốc, chính vì thế việc chỉ chú trọng yếu tố tập trung là trái với bản chất đó, dẫn tới sự lạm quyền lộng quyền, quan liêu,…Tuy nhiên nếu chỉ ưu tiên dân chủ không thôi thì lại dẫn tới sự tùy tiện, dân chủ quá trớn làm giảm đi hiệu quả của hoạt động quản lí nhà nước
Loại ý kiến thứ hai cho rằng nguyên tắc tập trung dân chủ là “sự” tập trung “một cách” dân chủ. Nguyên tắc này thể hiện sự tập trung trên cơ sở dân chủ chân chính, kết hợp sáng tạo với sự thực hiện, chấp hành nghiêm chỉnh và tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật cao. V.I. Lênin đã nhấn mạnh rằng, nguyên tắc tập trung dân chủ ở nghĩa chung nhất là: tập trung được hiểu ở nghĩa dân chủ thực sự.
Ngoài ra, còn có loại ý kiến thứ ba cho rằng tập trung dân chủ là việc thủ trưởng có toàn quyền quyết định các vấn đề của cơ quan trên cơ sở đóng góp ý kiến của nhân viên. Hay nói một cách khác, việc đóng góp ý kiến của cán bộ, công nhân viên, các thành viên trong cơ quan, đơn vị chỉ có ý nghĩa tham khảo và việc quyết định thuộc thẩm quyền của thủ trưởng.
Những quan điểm trên đều có một điểm chung đó là hoạt động quản lí nhà nước cần có sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ, tuy nhiên khác về mức độ giữa chúng. Mỗi hoạt động quản lí nhà nước đều có những đặt thù riêng vậy cho nên không thể qui kết một cách máy móc về mức độ kết hợp giữa hai yếu tố này. Như vậy theo quan điểm thứ nhất thì cả hai yếu tố trên sẽ có mối quan hệ biện chứng với nhau và tùy theo từng hoạt động cụ thể của cơ quan nhà nước mà chúng phối hợp với nhau như thế nào.
Bản chất vị trí của nguyên tắc tập trung – dân chủ trong quản lí nhà nước xã hội chủ nghĩa:
Trước hết khẳng định rằng nguyên tắc tập trung – dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong hệ thống nguyên tắc quản lí nhà nước xã hội chủ nghĩa. Từ khi xuất hiện nhà nước cho đến nay một điều tất yếu là có nhà nước thì có sự tâp trung quyền lực nhà nước. Tuy nhiên tùy theo trình độ phát triển của xã hội, tùy theo nhà nước đó bảo về cho lợi ích giai cấp nào mà mức độ tập trung đó lại khác nhau. Ở nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản, quyền lực tập trung vào trong tay giai cấp thống trị chiếm số ít trong xã hội. Việc quản lí nhà nước đó chỉ có nhiệm vụ đảm bảo quyền lợi ích cao nhất cho giai cấp thống trị, bóc lột giai cấp bị trị. Tuy nhiên khi nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời thì việc tập trung đó không còn ý nghĩa là để thống trị nữa, nguyên tắc tập trung – dân chủ chính thức là một nguyên tắc cơ bản trong hệ thống nguyên tắc quản lí nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là sự kết hợp biện chứng giữa hai mặt: tập trung (thống nhất) và dân chủ, và thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa chế độ tập trung và chế độ dân chủ. Do vậy, bất kỳ sự nhấn mạnh hay coi nhẹ một mặt nào của nguyên tắc này sẽ dẫn đến sự thiếu hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Làm rõ luận điểm này Lênin đã từng viết: “Quần chúng có quyền đưa bất cứ một người công nhân trong số họ vào lãnh đạo nhưng điều đó không hề có nghĩa là công việc tập thể không cần có người lãnh đạo để đảm nhiệm một trách nhiệm rõ ràng, không cần có một trật tự chặt chẽ do ý chí của người lãnh đạo tạo ra. Nếu không có một ý chí thống nhất để đoàn kết được đoàn thể những người lao động thành một cơ quan kinh tế hoạt động một cách chính xác như đồng hồ thì bất cứ một đường sắt vận tải hay máy móc lớn hơn và xí nghiệp lớn đến từng nào cũng không thể hoạt động tốt được. Chủ nghĩa xã hội là do nền đại cơ khí sản sinh ra, nếu như quần chúng lao động là người thiết lập n
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status