Chuyển giá – một số vấn đề lý luận và thực tiễn - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Chuyển giá – một số vấn đề lý luận và thực tiễn



- Quy định về đối tượng áp dụng và phạm vi áp dụng: của văn bản chuyển giá là khá rộng xuất phát từ định nghĩa rộng về các bên liên kết và giao dịch liên kết. Điều này dẫn đến thực tế là rất nhiều giao dịch của các DN thuộc phạm vi “tác động” của quy định về chuyển giá trong khi số lượng tổ chức kinh doanh tại Việt Nam không nhỏ, có thể dẫn đến quá tải công việc không cần thiết cho cơ quan thuế. Trong khi chuyển giá chỉ có thể gây ra hậu quả lớn khi được thực hiện bởi các công ty lớn như các công ty đa quốc gia. Việc liệt kê quá nhiều đối tượng vào phạm vi điều chỉnh của luật đôi khi lại gây ra hiện tượng phân tán nguồn lực không cần thiết, chi phí bỏ ra nhiều khi lớn hơn hậu quả.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g tư 13/2001/TT-BTC (thay thế Thông tư 89) đề cập một cách ngắn gọn những quy định cơ bản về chuyển giá, cả ba Thông tư kể trên đều có nội dung quy định về các biện pháp chống chuyển giá hoàn toàn trùng khớp nhau, tất cả các văn bản này đều thiếu hướng dẫn chi tiết, gây ra nhiều thắc mắc xung quanh quy định của các văn bản. Chính bởi những quy định còn sơ sài, chưa sát với thực tế càng làm cho vấn đề chuyển giá trở nên rối rắm, khó khăn và dẫn đến việc áp dụng không đúng, không thể thực hiện một cách hiệu quả trong thực tiễn, gây khó khăn cho cơ quan áp dụng và không kiểm soát được vấn đề chuyển giá.
Tiếp đến Thông tư 13 được thay thế bằng Thông tư 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003. Không giống như Thông tư 13 chỉ quy định riêng DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Thông tư 128 áp dụng đối với tất cả các DN được thành lập tại Việt Nam. Tuy nhiên, những quy định cụ thể về chuyển giá tại Thông tư 13 đã không còn được ghi nhận tại Thông tư 128.
Sau gần hai năm dài chuẩn bị, vào ngày 19/12/2005, chuyển giá đã được nhắc lại tại Thông tư 117/2005/TT-BTC (có hiệu lực ngày 26/1/2006) do Bộ Tài chính ban hành về hướng dẫn việc thực hiện xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Khác biệt rất lớn so với các văn bản trước đây, vốn chỉ quy định áp dụng đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các bên liên kết, văn bản mới đã mở rộng sang tất cả các giao dịch trong nước và quốc tế. Thông tư 117/2005/TT-BTC có thể được xem là văn bản pháp lý điều chỉnh một cách khá chi tiết về biện pháp chống chuyển giá bằng phương pháp định giá chuyển giao. Ý nghĩa của việc định giá chuyển giao là xác định lại giá giao dịch giữa các DN liên kết nhằm đưa giá giao dịch liên kết về đúng với giá thị trường. Có thể nói mặc dù chuyển giá đã được quy định trước đó tại Thông tư 74, Thông tư 89, Thông tư 13 nhưng chỉ đến khi Thông tư 117 được ban hành thì hệ thống quy định pháp luật của Việt Nam về chuyển giá mới được chú ý và được các công ty đa quốc gia thực sự quan tâm. Điều này được thể hiện rõ hơn trong báo cáo khảo sát về chuyển giá toàn cầu của công ty kiểm toán Ernst & Young về chuyển giá, trong đó có ghi nhận Việt Nam là một trong những quốc gia có quy định pháp luật hiệu quả về việc lưu giữ và cung cấp dữ liệu chứng từ Xem thêm Ernst&Young (December 2007), 2007-2008 Global Transfer pricing survey, Bảng 2 trang 8.
trong chuyển giá.
Mặc dù được đánh giá là đã tạo ra một bước tiến lớn so với những quy định về chuyển giá của Việt Nam trước đây nhưng Thông tư 117 vẫn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, dẫn đến sự ra đời của Thông tư 66/2010/TT-BTC bàn hành ngày 22 tháng 4 năm 2010 về việc hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết để khắc phục một số điểm chưa phù hợp của Thông tư 117.
III. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Mặc dù những quy định về chuyển giá của Việt Nam liên tục thay đổi để kiểm soát việc chống thất thu thuế cho chính phủ trong vấn đề chuyển giá của DN nhưng cũng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định nên trong tình hình hiện tại việc áp dụng những quy định về chuyển giá này có thể chưa phù hợp, làm phát sinh một số khó khăn cho cả đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế. Vì vậy, chúng ta cần nhận thức đầy đủ về chuyển giá trong kinh doanh quốc tế để có đối sách phù hợp, vừa tạo động lực khuyến khích đầu tư nước ngoài, vừa giảm thiểu thất thoát thuế do tác động của định giá chuyển giao. Đồng thời, cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý về giá chuyển giao, đây cũng là điều các nhà hoạch định chính sách thuế ở Việt Nam cần vận dụng để đảm bảo chống thất thu thuế.
Từ những nội dung được đề cập kể trên, có thể thấy được tầm quan trọng của việc tìm hiểu về chuyển giá. Trong phạm vi hạn hẹp của báo cáo, và khoảng thời gian ít ỏi, không cho phép đi sâu phân tích về các khía cạnh của chuyển giá (về kỹ thuật tính toán). Vì vậy, dưới đây chỉ là một số vấn đề cơ bản về chuyển giá và nhận định khái quát các quy định về chuyển giá giúp có cái nhìn tổng quát về vấn đề chuyển giá, một hiện tượng mà nước ta đang quan tâm trong thời gian gần đây.
Dựa trên Khung phân tích (lựa chọn các tiêu chí đánh giá) và dựa trên tiêu chuẩn phân tích để đánh giá 1 pháp luật tốt theo Điều 36.3, 43 Luật VBPL 2008:
Cần thiết
Phù hợp với chính sách của Đảng
Hợp hiến, hợp pháp
Khả thi
Kỹ thuật thể hiện
IV. Đánh giá luật hiện nay:
Thông tư số 74 TC/TCT ngày 20/10/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(Luật Đầu tư nước ngoài ngày 12/11/1996)
Trong đó lần đầu tiên có đề cập định nghĩa khái niệm công ty liên kết, bao gồm:
Một công ty có đóng góp vào vốn pháp định hay vốn cổ phần của một công ty khác.
Hai công ty cùng chịu sự kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp của một công ty khác hay hai công ty cùng có một công ty khác góp vốn cổ phần.
- Phương pháp chống chuyển giá:
Phương pháp so sánh giá thị trường tự do.
Phương pháp sử dụng giá bán ra để xác định giá mua vào.
Phương pháp sử dụng giá thành toàn bộ để xác định lợi tức chịu thuế.
Công văn số 1664-TCT/HTQT ngày 11/10/1994 của Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện hiệp định tránh đánh thuế 2 lần
Trong đó có giải thích nội dung của Điều 9 "Những xí nghiệp liên kết" quy định Việt Nam và nước ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam có quyền áp dụng những quy định của mình về việc chống chuyển giá giữa các xí nghiệp liên kết, giữa các xí nghiệp có quan hệ kinh tế với nhau mà khác với quan hệ kinh tế giữa các xí nghiệp độc lập.
Thông tư số 89/1999/TT-BTC ngày 16/07/1999 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (thay thế Thông tư 74)
Định nghĩa DN liên kết bao gồm:
Một DN tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát hay góp vốn pháp định hay vốn cổ phần vào một DN khác.
Hai DN cùng chịu sự điều hành, kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp của một DN khác hay hai DN cùng có một DN khác tham gia góp vốn.
Phương pháp chống chuyển giá:
Phương pháp so sánh giá thị trường;
Phương pháp sử dụng giá bán ra để xác định giá mua vào.
Phương pháp sử dụng giá thành toàn bộ để xác định thu nhập chịu thuế
Thông tư số 13/2001/TT-BTC ngày 08/03/2001 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (thay thế Thông tư 89).
Định nghĩa DN liên kết và các phương pháp chống chuyển giá không thay đổi gì so với Thông tư 89/1999 của Bộ Tài chính.
Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính ph...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status