Phân tích vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế



A. Mở bài
B. Nội dung
I. Khái quát về Liên hợp quốc
II. Vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế
1. Khái niệm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế
2. Vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế
a. Tham gia vào quá trình hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
b. Trong trường hợp có sự đe doạ hoà bình, phá hoại hoà bình và có hành vi xâm lược
c. Tiến hành các hoạt động giữ gìn hoà bình
d. Hoạt động chống nguy cơ khủng bố quốc tế
3. Một số biện pháp nhằm tăng cường vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế
C. Kết luận
Tài liệu tham khảo 2
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

C.               Kết luận                             
      Tài liệu tham khảo
2
2
2
3
3
3
3
4
6
8
11
14
15
A.  Mở bài
“ Chúng tôi, nhân dân các nước liên hợp lại, quyết tâm: phòng ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi thảm họa chiến tranh đã hai lần trong một đời người, gây cho nhân loại đau thương, không kể xiết…” Đây là lời nói đầu đầy sức thuyết phục của Hiến chương Liên hợp quốc. Những cuộc chiến đẫm máu, những cuộc đời, những số phận nhỏ bé, sống lay lắt, tủi nhục… Không ai muốn những thứ đó, cái mà loài người cần đó là Hoà bình. Đây là nguyện vọng tha thiết và chính đáng của các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Hòa bình cũng được xem là nền tảng để duy trì và phát triển các quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia và là xu thế tất yếu của thời đại. Một trong những tổ chức quốc tế đa phương toàn cầu lớn nhất hiện nay đó là Liên hợp quốc. Từ khi thành lập, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế đã được các quốc gia thành viên xác định là tôn chỉ, mục đích quan trọng nhất mà Liên hợp quốc theo đuổi (Điều 1 Hiến chương Liên hợp quốc). Như vậy Liên hợp quốc đóng vai trò quan trọng và chủ chốt trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế. Vì thế nhóm em đã chọn đề tài “Phân tích vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”.
B. Nội dung:
I.      Khái quát về Liên hợp quốc:
Liên hợp quốc được thành lập trên cơ sở của Hiến chương Liên hợp quốc 24/10/1945. Liên hợp quốc trở thành một tổ chức trung tâm trong các hoạt động hợp tác của các quốc gia trên toàn thế giới. Từ 51 thành viên ban đầu đến nay, Liên hợp quốc đã có 192 thành viên. Mục đích của Liên hợp quốc là:
-Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế;
-Phát triển những quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, dân tộc tự quyết;
-Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế như kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo…;
- Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc nhằm đạt được mục đích nói trên;
          Ngay từ khi thành lập, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế đã được các quốc gia thành viên xác định là tôn chỉ, mục đích quan trọng nhất mà Liên hợp quốc theo đuổi (Điều 1 Hiến chương LHQ). Để thực hiện những nhiệm vụ và đạt được những mục đích đã đề ra, các cơ quan của Liên hợp quốc đều được trao những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể. Hiến chương Liên hợp quốc quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm những cơ quan chính sau: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế- xã hội, Hội đồng quản thác, Tòa án quốc tế và Ban thư kí.
   II. Vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
1.     Khái niệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
Gìn giữ hoà bình là việc “sử dụng các lực lượng do nhiều quốc gia đóng góp để đạt nhiều mục đích khác nhau: Quan sát giới tuyến ngừng bắn và giám sát ngừng bắn, cách ly các lực lượng xung đột, thúc đẩy thực hiện luật pháp và trật tự, cung cấp hỗ trợ, giúp đỡ nhân đạo”.
2.     Vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
          Theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, nhiệm vụ giữ gìn hoàn bình và an ninh quốc tế được đảm bảo thực hiện thông qua Đại hội đồng và Hội đồng bảo an, trong đó Hội đồng bảo an là cơ quan chịu trách nhiệm chính. Vai trò duy trì hoà bình và an ninh quốc tế của hai cơ quan này được thể hiện như sau:
          a. Tham gia vào quá trình hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế:
          Tranh chấp là mặt trái của hoạt động hợp tác quốc tế, nhất là khi quan hệ hợp tác giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng thì tranh chấp càng có cơ hội để phát sinh. Khi tranh chấp xảy ra thì Đại hội đồng và Hội đồng bảo an phải phát huy vai trò của mình.
          Hiến chương Liên hợp quốc quy định: “Khi có tranh chấp hay tình thế tranh chấp phát sinh Hội đồng bảo an có quyền điều tra để xác định xem tranh chấp hay tình thế tranh chấp ấy nếu kéo dài có thể đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc tế không” (Điều 34 Hiến chương LHQ). Khi tranh chấp có khả năng đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế thì Hội đồng bảo an sẽ kêu gọi các bên tự kiềm chế để tìm cách giải quyết tranh chấp bằng các phương pháp hoà bình như: đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án hay sử dụng tổ chức hay hiệp định khu vực hay bằng các biện pháp hoà bình khác theo sự lựa chọn của các bên liên quan (Điều 33 Hiến chương LHQ).
          Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Hội đồng bảo an trước hết dành quyền chủ động tích cực cho chính các bên tranh chấp. Trong trường hợp việc dành quyền chủ động cho các bên không đem lại hiệu quả thì khi đó Hội đồng bảo an có quyền áp dụng bất kỳ thủ tục hay cách giải quyết tranh chấp nào mà Hội đồng bảo an đánh giá là hợp lý để giải quyết nhanh chóng, dứt điểm tranh chấp và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho tất cả các bên liên quan. (Điều 37 Hiến chương LHQ).
          Như vậy, không phải mọi tranh chấp đều được xem xét giải quyết tại Hội đồng bảo an mà chỉ những tranh chấp có khả năng đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc tế thường là các tranh chấp có tính chất chính trị như tranh chấp về chủ quyền quốc gia đối với dân cư, lãnh thổ, tranh chấp về quyền và lợi ích giữa các bên… thì Hội đồng bảo an mới xem xét giải quyết.
          Theo quy định của Điều 11 Hiến chương Liên hợp quốc thì Đại hội đồng có thể xem xét những nguyên tắc chung; thảo luận mọi vấn đề liên quan; lưu ý Hội đồng bảo an về những tình thế có khả năng làm nguy hại đến hoà bình và an ninh quốc tế. Dựa trên vai trò chung đó, trong việc hoà bình giải quyết tranh chấp, Đại hội đồng cũng được quyền giải quyết những việc mà Đại hội đồng lưu ý tới. Đó là những lưu ý của mọi thành viên Liên hợp quốc đến một vụ tranh chấp hay một tình thế có tính chất quy định ở Điều 34, hay lưu ý của một quốc gia không phải là thành viên đến mọi tranh chấp mà trong đó họ là đương sự (Điều 35 Hiến chương LHQ).
          b. Hành động trong trường hợp có sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hay có hành vi xâm lược
          Hội đồng bảo an là cơ quan duy nhất trong hệ thống các cơ quan của Liên hợp quốc có thẩm quyền và nghĩa vụ phải hành động trong những trường hợp có sự đe dọa, phá hoại hoà bình hay hành vi xâm lược.
          Điều 39 Hiến chương Liên hợp quốc quy định Hội đồng bảo an có trách nhiệm xem xét, xác định mọi tình hình xem liệu tình hình cụ thể nào đó có đe doạ hoà bình, phá hoại hoà bình hay là hành vi xâm lược hay không. Sau đó, Hội đồng bảo an sẽ ra nghị quyết trước khi áp dụng các biện pháp để duy trì hoà bình, khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế.
Ví dụ: Tháng 8 năm 1990, Irắc xâm chiếm Cô Oét, sau khi xác định tình hình thực tế, Hội đồng b
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status