Bằng những ví dụ thực tế ở Việt Nam khi chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhâp WTO để làm rõ mối quan hệ của pháp luật vầ kinh tế - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Bằng những ví dụ thực tế ở Việt Nam khi chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhâp WTO để làm rõ mối quan hệ của pháp luật vầ kinh tế



MỤC LỤC
A: Lời mở đầu
 
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG
I) Khái quát chung 7
1) Khái quát về WTO 7
2 Lợi ích và thách thức khi Việt Nam ra nhập WTO 10
2.1 Lợi ích 10
2.2 Thách thức 12
3) Khái quát về pháp luật 13
4) Khái quát về kinh tế 14
II Quan hệ giữa pháp luật và kinh tế 15
III Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế ở nước ta 17
CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT VÀ KINH TẾ Ở VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY KHI RA NHÂP WTO VÀ HỘI NHÂP KINH TẾ QUỐC TẾ 20
1- Vai trò của pháp luật trong nền kinh tế Việt Nam: 20
1.1 Vai trò của pháp luật đối với kinh tế xã hội chủ nghĩa 20
2 Những phát triển mới của pháp luật Việt Nam khi hội nhập kinh tế, ra nhập tổ chức WTO 24
2.1. Một số thành tựu cụ thể 25
2.2. Một số bất cập và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam 33
CHƯƠNG 3: NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT NHẰM PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 36
1. Vai trò của pháp luật trong thời đại mới. 37
2. Nâng cao trình độ nhận thức pháp luật 39
3. Nâng cao sự quản lý trong việc thự thi pháp luật 41
4. Tăng cường vai trò của pháp luật 42
5. Hoản thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. 45
5.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật – một trong những yêu cầu cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 45
5.1. Nhận diện những hạn chế của hệ Hoản thiện hệ thống pháp luật thống pháp luật hiện hành 45
5.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhìn từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN 48
C Danh mục tài liệu tham khảo 50
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

có, pháp luật bảo đảm xác lập mối quan hệ kinh tế phức tạp nảy sinh trong cơ chế thị trường bảo đãm vận hành cơ chế để ngăn chặn và xử lý những trường hợp vi phạm trong quản lý kinh doanh. Trước yêu cầu đó cần hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế nước ta để tạo ra một môi trường pháp lý phù hợp cho sự phát triển kinh tế thị trường. Hiến pháp mới ban hành là văn bản cơ bản khẳng định những nguyên tắc nền tảng trên lĩnh vực kinh tế. Trước mắt cần khẩn trương sữa đổi, bổ sung và ban hành mới một hệ thống văn bản pháp luật kinh tế phù hợp với yêu cầu mới. Để đãm bảo thực sự sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, bảo đảm long tin giữa các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước với pháp luật, cần ban hành các văn bản luật do cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội ban hành. Trước mắt cần sớm ban hành bộ luật dân sự và một số luật khác liên quan đến vấn đề sở hữu. Phát triển nền kinh tế có kế hoạch là đặc điểm nổi bật của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện kinh tế thị trường cần kết hợp kế hoạch với thị trường, bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích kinh tế toàn dân với lợi ích kinh tế của các tổ chức sản xuất kinh doanh. Các đơn vị kinh tế của các địa phương được quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm kết quả hoạt động của mình, bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước. Để quản lý kinh tế hiệu quả Nhà nước cần xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật kinh tế, bộ máy quản lý kinh tế đã chuyển trọng tâm từ quản lý trực tiếp sang quản lý hành chính kinh tế ở tầm vĩ mô với những nội dung mới: - Định hướng và tạo môi trường thuận lợi để nền kinh tế phát triển; - Xây dựng một hệ thống pháp luật kinh tế đầy đủ để tạo ra tự do và bình đẳng trong hoạt động kinh tế của mọi thành phần kinh tế; - Tổ chức cung cấp thông tin, dịch vụ cho các chủ thể tham gia kinh tế; - Điều tiết kinh tế thị trường, hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường; - Chăm lo phúc lợi xã hội cho mọi thành viên xã hội, chú ý quan tâm đến các đối tượng xã hội 2 Những phát triển mới của pháp luật Việt Nam khi hội nhập kinh tế, ra nhập tổ chức WTO Những phát triển mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam giai đoạn này thể hiện ở những nét lớn cơ bản sau đây. Thứ nhất là có những phát triển mới rất quan trọng trong nhận thức lý luận về nhà nước và pháp luật nói chung, về hệ thống pháp luật nói riêng. Quan điểm, định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp, là sự thể hiện quá trình đổi mới tư duy, gắn liền với quá trình hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước và xuất phát từ những tiền đề kinh tế, chính trị – xã hội và những ảnh hưởng, tác động của xu thế hội nhập kinh tế – quốc tế. Quan điểm đó là cơ sở cho hoạch định chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật với những mục tiêu rất cụ thể, được xác định rõ ràng: xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và hoàn thiện pháp luật, phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.Nhận thức lý luận về Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa là bước phát triển vận dụng sáng tạo những nguyên lý phổ biến, những giá trị chung của nhân loại về Nhà nước pháp quyền với những đặc trưng cơ bản sau đây: - Bản chất của Nhà nước pháp quyền là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. - Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. - Khẳng định và đề cao vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước và xã hội; đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp trong đời sống xã hội; - Bảo đảm quyền tự do, dân chủ, quyền con người, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân; - Từng bước nhận thức và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. - Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Thứ hai, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng đầy đủ, thiết thực hơn và ngày càng tăng cường, đảm bảo tính khả thi. Trong hơn hai mươi năm đổi mới, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng, ban hành và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm sự phát triển của đất nước trong khuôn khổ của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho các quan hệ xã hội hiện hữu trong từng giai đoạn được phát triển đúng đắn, tạo nên một trật tự pháp luật ổn định, góp phần làm nên diện mạo của Nhà nước pháp quyền ngày hôm nay. Trong thời gian qua, không chỉ các đạo luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ngày càng hoàn thiện, tiến độ lập pháp được đẩy nhanh và chất lượng hoạt động lập pháp ngày càng được nâng cao, mà các đạo luật và bộ luật trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, tài chính, tín dụng, đầu tư, đất đai, sở hữu trí tuệ, các vấn đề xã hội, giáo dục, y tế, đặc biệt là các bộ luật về thủ tục hành chính và tư pháp đã được xây dựng, ban hành, đáp ứng kịp thời yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ đa dạng trong nền kinh tế thị trường đang ngày càng hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn với nền kinh tế toàn cầu và khu vực tạo nên một thể chế thị trường thống nhất, đồng bộ. Thứ ba, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng thể hiện rõ ràng, đầy đủ tính chất dân chủ, nhân đạo và nhân văn cao cả, tính công khai, minh bạch. Ở Việt Nam, các đạo luật ngày càng nhiều hơn, giữ vị trí chủ đạo, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội, từng bước khắc phục sự lạm dụng các văn bản dưới luật. Pháp luật về quy trình xây dựng, ban hành và công bố văn bản quy phạm pháp luật ngày càng hoàn thiện, đảm bảo tính dân chủ trong sáng kiến pháp luật, quy trình làm luật, thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân, các chuyên gia vào quá trình xây dựng, thẩm định và phản biện các văn bản. Tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật tạo khả năng để người dân tiếp cận pháp luật và dịch vụ pháp lý nhanh hơn, giản tiện và ít tốn kém hơn. Nhà nước Việt Nam đã tiến hành chế độ phát hành công báo công khai, đăng tải pháp luật (và các dự thảo luật) trên...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status