Thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế và thực tiễn giải quết - pdf 16

link tải luận văn miễn phí cho ae

Trong những năm qua xu thế chung của thế giới là mở rộng giao lưu quốc tế, số lượng người nước ngoài sinh sống tại các nước ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam, số lượng người nước ngoài sinh sống và làm việc tại đây ngày càng nhiều và người Việt Nam làm ăn tại nước ngoài cũng đông, do vậy vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài luôn được đật ra đối với hệ thống pháp nước ta.
Thực tiễn giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài ở nước ta từ năm 2008 đến năm 2010 của nước ta được thể hiện qua biểu đồ sau:

Ở các nước Đông Âu , căn cứ vào điều 34 luật về tư pháp quốc tế của Ba Lan năm 1965 và điều 17 luật tư pháp quốc tế và tố tụng dân sự quốc tế của Tiệp Khắc (cũ ) năm 1964 … nguên tắc thống nhất về di sản thừa kế và giải quyết theo luật quốc tịch của người để lại di sản thừa kế vào thời điểm người đó chết cũng được áp dụng .Ở một số nước như Anbani, Hunggari… việc áp dụng các nguyên tắc kể trên có kèm theo bảo lưu như sau: Đối với những vụ thừa kế có lien quan đến phần đất đai trên lãnh thổ quốc gia này phải áp dụng luật của chính các nước để giải quyết ( chẳng hạn điều 14 Bộ luật Dân Sự Anbani năm 1964 ).
Theo pháp luật của Liên Bang Nga , các quan hệ thừa kế xác định theo luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có nơi cư trú cuối cùng.
Đối với việc thừa kế các công trình xây dựng nằm trên lãnh thổ Nga được xác định theo pháp luật Nga.
Luật pháp của nước Mông Cổ cũng được quy định tương tự , theo điều 405 Bộ luật dân sự Mông Cổ.
Một số vấn đề đặt ra là trong trường hợp công trình xây dựng nằm ngoài sẽ được giải quyết theo pháp luật của nước nào?.
Trên thực tiễn và lý luận, khi giải quyết các vụ việc liên quan đến các công trình xây dựng ở nước ngoài, các tòa án nước Nga áp dụng luật của nước nơi có các công trình đó.
Như vậy, từ quy định xung đột một chiều , qua thực tiễn tư pháp, các tòa án Nga đã “biến” nó thành quy phạm xung đột hai chiều và nếu quan niệm rằng khái niệm bất động sản ở Nga được kiến giải là tất cả các công trình xây dựng thì rõ ràng nguyên tắc luật nơi có vật ( Lex rei sitae ) là nguyên tắc được áp dụng để giải quyết các vấn đề xung đột về thừa kế đối với bất động sản.
1.5.2. Quy định trong các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam là thành viên.
Các Hiệp Định Tương trợ Tư Pháp được ký kết giữa Việt Nam với các nước thường dành một phần riêng để điều chỉnh các quan hệ thừa kế giữa công dân, pháp nhân của các nước.Đến năm 2006 Việt Nam đã ký kết 14 hiệp định tương trợ tư pháp, giải quyết các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình giữa công dân, pháp nhân Việt Nam với công dân, pháp nhân nước đã ký kết.
Có thể nói rằng, trong các hiệp định này, vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài đã được cụ thể hóa thành một hệ thống các quy phạm khá đầy đủ điều chỉnh khá kịp thời các quan hệ về thừa kế phát sinh giữa các bên hữu quan.
Nguyên tắc chỉ đạo trong vấn đề thừa kế được ghi nhận trong các hiệp định này là nguyên tắc bình đẳng giữa công dân các bên trong quan hệ thừa kế. Nguyên tắc này biểu hiện cụ thể như sau: Công dân nước ký kết bình đẳng với công dân nước ký kết kia trong việc lập hay hủy bỏ di chúc đối với tài sản đang có và các quyền cần thực hiện ở nước ký kết kia, cũng như về khả năng được nhận tài sản hay các quyền theo cùng những điều kiện mà nước ký kết kia dành cho công dân nước mình.
Cùng với các quy định trong các hiệp định lãnh sự, các hiệp định tương trợ tư pháp mà nước ta đã ký kết cũng đưa ra thêm nhiều các quy phạm thực chất thống nhất nhằm bảo hộ quyền thừa kế về tài sản của công dân nước hữu quan. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, hôn nhân - gia đình, hình sự là chúng đã được ghi nhận các quy phạm xung đột nhằm giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế.
Căn cứ vào điều 45 Hiệp định giữa Việt Nam và Đức; điều 35 Hiệp định giữa Việt Nam và Nga; điều 35 giữa Việt Nam và Séc; điều 34 giữa Việt Nam và Cu Ba; điều 43 giữa Việt Nam và Bunggari và điều 45 Hiệp định giữa Việt Nam và Hunggari.
Các hiệp định thống nhất quy định xung đột pháp luật về quyền thừa kế theo pháp luật được giải quyết như sau:
Quyền thừa kế dối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người để lại di sản thừa kế là công dân khi chết.
Quyền thừa kế đối với tài sản là bất động sản được xác định theo pháp luật của nước ký kết nơi có bất động sản.
Việc phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản.
Như vậy, nếu tài sản thừa kế nằm trên lãnh thổ Việt Nam, pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng để xác định động sản và bất động sản. Nếu tài sản nằm ngoài nước hữu quan thì áp dụng pháp luật của nước đó.
Đối với điều ước quốc tế đa phương, ví dụ như công ước La-hay năm 1990. Đây là công ước đầu tiên có mục đích thống nhất hóa nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế. Theo quy định của công ước này, luật được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài kể cả đối với di sản là động sản hay bất động sản là luật nhân thân của người để lại di sản thừa kế, mà cụ thể là luật quốc tịch của người để lại di sản thừa kế ( Lex-patriaae).
Nguyên tắc trên còn được ghi nhận trong hang loạt các công ước La-Hay tiếp theo như công ước 1904, công ước 1925, công ước 1928…
Tuy nhiên trên thực tế, công ước La Hay cũng như công ước khác cho đến nay vẫn chưa có hiệu lực pháp luật, bởi vì trong lĩnh vực thừa kế, quyền lợi của các nước tư bản luôn luôn va chạm nhau gay gắt.
Ngoài ra các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết như: hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên Bang Nga, hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Mông Cổ, hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Hàn Quốc….
Các hiệp định trên quy định các quy phạm xung đột dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật được điều chỉnh một cách thống nhất.
1.5.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế.
Thừa kế là một chế định quan trọng của pháp luật dân sự, quan hệ có yếu tố nước ngoài cũng là một cấu thành pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế trước đây, phần thứ bảy Bộ luật dân sự 1995 không có bất kỳ quy định nào về thừa kế có yếu tố nước ngoài, do đó khi có tranh chấp phát sinh, nhiều Tòa Án không biết vận dụng căn cứ pháp lý nào để giải quyết các vụ kiện về thừa kế có yếu tố nước ngoài và căn cứ vào Quyết định số 122/CP của Chính Phủ đã xác định nguyên tắc chung là nước Việt Nam bảo đảm người nước ngoài được hưởng thừa kế đối với di sản thừa kế có trên lãnh thổ Việt Nam để lại và việc thừa kế của công dân Việt Nam đối với tài sản ở nước ngoài mà do người thân của họ để lại ở nước ngoài cũng được cho phép và bảo hộ.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status