Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI - XVIII - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI - XVIII



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU . 4
1. Lý do chọn đề tài . 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tư liệu . 4
3. Phạm vi nghiên cứu . 7
4. Phương pháp nghiên cứu . 7
5. Bố cục của luận văn . 7
Chương I: CHÍNH QUYỀN ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỶ XI-XVIII . 9
1. Các chính sách chính trị - quân sự - ngoại giao . 9
1.1. Thời Lý - Trần - Hồ (thế kỷ XI-XIV) . 9
1.2. Thời Lê sơ (thế kỷ XV) . 16
1.3. Thời kỳ Nam – Bắc phân tranh (thế kỷ XVI – XVIII) . 19
2. Chính sách kinh tế - văn hóa – xã hội . 24
2.1. Thời Lý - Trần - Hồ (thế kỷ XI-XIV) . 24
2.2. Thời Lê Sơ (thế kỷ XV) . 27
2.3. Thời kỳ Nam – Bắc phân tranh (thế kỷ XVI-XVIII) . 30
Chương II: QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ VỀ PHÍA NAM TRONG CÁC THẾ KỶ
XI-XV . 35
1. Vùng đất phía Nam . 35
1.2. Chiêm Thành . .35
1.2. Thủy Chân Lạp . 40
2. Hoạt động quân sự - ngoại giao của Đại Việt . 43
2.1. Thời Lý – Trần – Hồ (thế kỷ XI-XIV) . 43
2.2. Thời Lê sơ (thế kỷ XV) . 50
3. Việc di dân, khai khẩn đất đai và vai trò của nhà nước . 57
Chương III: QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ VỀ PHÍA NAM TRONG CÁC THẾ KỶ
XVI – XVIII . 76
1. Nguyễn Hoàng và con đường về phương Nam . 76
2. Hoạt động quân sự, ngoại giao của chính quyền Đàng Trong . 80
3. Công cuộc di dân, khai khẩn đất đai và vai trò của nhà nước phong kiến . 88
3.1. Chúa Nguyễn và vùng đất Thuận – Quảng . 88
3.2. Hôn nhân giữa vua Chân Lạp, vua Chăm Pa và công nương Đại Việt .98
3.3. Lương Văn Chánh và vùng đất Phú Yên. . 101
3.4. Chúa Nguyễn và trấn Thuận Thành. 104
3.5. Nguyễn Hữu Cảnh và vùng Đồng Nai – Gia Định. 105
3.6. Di dân người Hoa trên đất Nam Bộ . 118
3.6.1. Mạc Cửu và vùng đất Hà Tiên . 122
3.6.2. Trần Thượng Xuyên và vùng đất Cù Lao Phố . 129
3.6.3. Dương Ngạn Địch và vùng đất Mỹ Tho . 132
3.7. Đấu tranh giữ gìn và bảo vệ vùng đất mới . 135
KẾT LUẬN . 153
Tài liệu tham khảo . 161



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c nào cũng muốn
đương đầu với Đại Việt. Nhất là khi họ xây thành trì ở phía nam và luôn muốn chiếm
phần lãnh thổ của nước Hoa Anh. Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa (1558),
sau kiêm luôn chức trấn thủ Quảng Nam (1570). Diện tích hai xứ Thuận Hóa – Quảng
Nam đương thời rộng khoảng 45000 km2 (92). Lúc bấy giờ vùng đất cực Nam của
Quảng Nam là huyện Tuy Viễn, thuộc phủ Hoài Nhân (nay là Tuy Phước, Bình Định),
bên kia đèo Cù Mông là nước Champa. Champa vẫn vẫn thường cho quân lính quấy
phá vùng biên giới giữa hai nước. Vì muốn giữ yên biên cương, bờ cõi của mình chúa
Nguyễn Hoàng đã nhiều lần mang quân đi đánh dẹp.
Năm 1578, chúa Nguyễn Hoàng cử Lương Văn Chánh cầm quân tiến vào Hoa
Anh, vây đánh và hạ thành An Nghiệp – một trong những kinh thành kiên cố và đồ sộ
nhất trong lịch sử của vương quốc Champa, đẩy họ về biên giới cũ ở phía Nam đèo Cả.
Cuộc tấn công của Lương Văn Chánh và chính quyền họ Nguyễn mới chỉ nhằm thiết
lập lại trật tự cũ như đã có trước đó. Tuy nhiên Lương Văn Chánh (Chính) cũng đã
92 Nguyễn Đình Đầu, Cương vực nước ta dưới thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn, Tạp chí Xưa và Nay - Hội
khoa học lịch sử Việt Nam số 320, tháng 11 – 2008.
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 81
tiến thêm một bước trong việc đưa dân lưu tán vào khai khẩn miền đất này, rãi rác từ
phía nam đèo Cù Mông đến đồng bằng sông Đà Diễn93. Đó chính là cơ sở đầu tiên cho
cuộc Nam tiến đầu tiên của nhân dân Đại Việt vào sâu trong vùng lãnh thổ cũ của
vương quốc Champa.
Năm 1602, Nguyễn Hoàng dựng dinh Thanh Chiêm (Quảng Nam) và giao cho
hoàng tử thứ 6 là Nguyễn Phước Nguyên làm trấn thủ dinh Quảng Nam, đây là vùng
đất giàu có, nhiều tiềm lực hơn Thuận Hóa nhiều lần. Nguyễn Phước Nguyên đã nhanh
chóng xây dựng vùng đất này trở thành một vùng quan trọng về kinh tế, chính trị của
Đàng Trong.
Năm 1611, nhân chuyện quân Champa sang cướp phá vùng biên giới và xâm
chiếm vùng đất Hoa Anh, Nguyễn Hoàng đã sai tướng là Nguyễn Phong đem quân đi
đánh. Quân của Champa nhanh chóng bị đánh bại trước sức mạnh quân sự của chính
quyền chúa Nguyễn. Vua của Champa là Po Nit đã phải bỏ vùng đất Hoa Anh rút quân
về phía nam đèo Cả. Đến lúc này chúa Nguyễn mới chiếm được hẳn vùng đất Hoa
Anh (đất cũ của Champa), đặt làm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa, hợp thành phủ
Phú Yên. Đóng quân để phòng giữ, Lương Văn Chánh được cử làm tham tướng dinh
Trấn Biên, sau đổi là dinh Phú Yên. Trong Việt sử xứ Đàng Trong, Phan Khoang đã
ghi lại sự kiện này như sau: “Năm Tân hợi (1611), Thái tổ sai chủ sự là Văn Phong
đem quân vào đánh Chiêm Thành, lấy đất bên kia đèo Cù Mông đến núi Thạch Bi, đặt
làm phủ Phú Yên, gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa, cho Văn Phong làm Lưu
thủ”94. Đây thực sự là bước Nam tiến đầu tiên của các chúa Nguyễn.
Năm 1613, chúa Tiên Nguyễn Hoàng mất, hoàng tử thứ 6 là Nguyễn Phúc
Nguyên lên nối nghiệp, theo lời dặn của cha tiếp tục xây dựng cơ ngơi để chống đối lại
họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Chúa Nguyễn Phước Nguyên (1613-1635) tính tình hiền hậu
như Phật nên người ta thường gọi là chúa Sãi. Chúa Sãi đã tiến hành cải tổ lại bộ máy
hành chính và cách cai trị ở Đàng Trong. Lãnh thổ được phân chia theo thừa Tuyên
hay xứ, phân thành các chính dinh, dinh ngoài. Dưới dinh là các phủ, huyện. Quan lại
làm việc trong các chính dinh hay dinh ngoài cũng có những tên xưng gọi mới khác
với Đàng Ngoài như ty Xá sai thì có Đô tri và ký lục giữ, ty Tướng thần lại thì có cai
bạ giữ, ty Lệnh sử thì có nha úy giữ95.
Năm 1653, đời chúa Nguyễn Phúc Tần, vua Chăm là Bà Tấm xâm lấn vùng đất
Phú Yên, Nguyễn Phúc Tần đã sai Cai cơ Hùng Lộc đem quân đi đánh. Hùng Lộc đem
quân vượt đèo Hổ Dương núi Thạch Bi, đánh thẳng vào thành của vua Chăm, ban đêm
lại cho quân lính phóng hỏa đốt trại của quân Chăm, đại phá quân Champa. Sau đó
thừa thắng đuổi Bà Tấm phải chạy dài và chiếm được đất tới tận Phan Rang. Bà Tấm
sai con là Xác Bà Ân mang thư đến xin hàng, chấp nhận địa giới mới là sông Phan
Rang (sông Cái), từ sông Phan Rang trở ra thuộc chúa Nguyễn, từ sông Phan Rang trở
vào thuộc Champa. Nguyễn Phúc Tần đã đặt tên cho vùng đất mới là phủ Phú Khang
và phủ Diên Ninh, lại đặt Dinh Thái Khang ( nay gồm tỉnh Khánh Hòa và một phần
phía Bắc tỉnh Ninh Thuận) giao cho Hùng Lộc trấn giữ và bắt vua Chăm hàng năm
93 Lương Ninh, Vương quốc Champa. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội -2006.
94 Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong. Sách đã dẫn, tr 296.
95 Nguyễn Đình Đầu, Cương vực nước ta dưới thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn, Tạp chí Xưa và Nay- Hội
khoa học lịch sử Việt Nam, số 320, tháng 11- 2008.
Chính quyền Đại Việt và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam trong các thế kỷ XI-XVIII
Khóa luận tốt nghiệp Trang 82
phải cống nạp. Hai phủ này rộng trên 5.500 km2 96. Sau sự kiện năm 1653, cương vực
lãnh thổ của Champa đã bị thu hẹp lại khá nhiều, bao gồm từ sông Phan Lang đến
khoảng sông Dinh (Hàm Tân), tức đất đai của hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận
ngày nay. Người dân Chăm còn lại tập trung sinh sống ở các vùng đồng bằng sông
Lòng Sông (huyện Tuy Phong), sông Phan Rí, sông Phú Hài, sông Phan Thiết và sông
Phố Chiêm (Hàm Tân). Champa từ lúc này đã thực sự suy yếu và không còn là sự cản
trở đường Nam tiến của người Việt và của chúa Nguyễn nữa. Chúa Nguyễn đã nhanh
chóng nắm lấy được quyền kiểm soát ở lưu vực sông Đồng Nai, vốn là đất sinh cơ lập
nghiệp lâu đời của người Chăm, rồi thuộc hẳn vào vương quốc Champa, nhưng
Champa đã không còn đủ thực lực để kiếm soát vùng này kể từ sau sự kiện năm 1471.
Thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), năm Nhâm thân (1692), vua Chăm
là Bà Tranh đem quân đắp lũy, cướp giết nhân dân phủ Diên Ninh, quân trấn thủ ở
dinh Bình Khương báo lên chúa Nguyễn. Tháng 8, Chúa Hiển Tông đã sai Cai cơ Lê
Tài hầu Nguyễn Hữu Kính làm thống binh, Văn chức Nguyễn Đình Quang làm tham
mưu, đem quân Chánh dinh cùng quân Quảng Nam và Bình Khương đi đánh. Tháng
giêng năm sau (1693), quân Việt đánh bại được quân của Champa, vua Bà Tranh bỏ
chạy; quan quân chúa Nguyễn tiếp tục đuổi bắt và đến tháng ba năm đó thì bắt được
Bà Tranh cùng một viên quan là Tả Trà Viên Kế Bá Tử và một người trong hoàng gia
Chăm là Nàng Mi Bà Ân. Chúa Nguyễn Phước Chu bèn sáp nhập nước Chăm vào bản
đồ nước mình, đặt làm một trấn, tên là Thuận Thành97, về sau đổi làm phủ Bình Thuận
coi hai huyện An Phước và Hòa Đa, rộng khoảng 11.500 km2. Sự kiện thất bại của vua
Bà Tranh năm 1693 trong cuộc đối đầu với chính quyền họ Nguyễn đã đánh dấu một
mốc lịch sử quan trọng trong việc mở rộng bờ cõi về phía Nam của chúa Nguyễn.
Nước Champa sau 15 thế kỉ tồn tại, đã không thể đứng vững trên vùng đất của mình
nữa mà bị xóa sổ. Đó là quy luật tất yếu của lịch sử lúc bấy giờ. Nước yếu không thể
đứng vững trước sự tấn công của các nước l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status