Môn lịch sử tiếng Việt - Tập hợp câu hỏi và câu trả lời - pdf 16

Download miễn phí Môn lịch sử tiếng Việt - Tập hợp câu hỏi và câu trả lời



MỤC LỤC
 
Câu 1: Vì sao khi nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, người ta lại phải nghiên cứu một số đặc điểm địa lý vùng Đông Nam Á 1
Câu 2: Các ý kiến xếp loại nguồn gốc tiếng Việt ở vùng Đông Nam Á có những đặc điểm giống và khác nhau như thế nào 4
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Môn lịch sử tiếng Việt - Tập hợp câu hỏi và câu trả lời
Câu 1: Vì sao khi nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, người ta lại phải nghiên cứu một số đặc điểm địa lý vùng Đông Nam Á
Trong nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ, khi nói tới vị trí của một ngôn ngữ cụ thể thường thường người ta phải định vị nó của một ngôn ngữ nào đó và trong một vùng địa lý xác định, trong trường hợp tiếng Việt, công việc này về thực chất là xác định xem tiếng Việt có liên hệ về nguồn gốc với những ngôn ngữ nào ở khu vực Đông Nam Á, một địa bàn mà Việt Nam là một phần lãnh thổ cấu thành lên nó.
Việt Nam là một quốc gia thuộc vùng địa lý Đông Nam Á, tiếng Việt là một ngôn ngữ của cư dân vừa có số người nói đông đảo, vừa là cư dân chủ thể ở Việt Nam nên nó là một trong số những ngôn ngữ quan trọng nhất ở vùng Đông Nam Á. Vì vậy, để nghiên cứu đầy đủ lao động của ngôn ngữ này, chúng ta phả đặt và xem xét nó trong bối cảnh địa lý, ngôn ngữ vùng Đông Nam Á.
Trước hết chúng ta hiểu một số nét cơ bản về các nước Đông Nam Á, vào thời điểm hiện nay (2004) ở địa bàn đang được quan tâm, chúng ta có thể nói đến một Đông Nam Á có 11 quốc gia khác nhau. Mỗi quốc gia không phân biệt thể chế chính trị, là một chủ thể hành chính, vì vậy có thể nói đây là vùng Đông Nam Á hành chính bao gồm những quốc gia trong phần đất liền (hay Đông Nam Á lục địa) và những quốc gia thuộc phần hải đảo. Về chính trị, hiện nay các quốc gia Đông Nam Á đang tập hợp và đoàn kết trong một khối hướng tới sự thống nhất về kinh tế gọi là khu vực Asean. Trong thực tế ở khía cạnh ngôn ngữ, khu vực Đông Nam Á có những mối liên hệ, những mối liên quan với nhau khá chặt chẽ từ xưa, góp phần làm cho sự tương đồng về mặt văn hoá giữa các quốc gia trong khu vực càng bền chặt. Nhưng những vấn đề mà chúng ta nói trên là một số đặc điểm vùng Đông Nam Á hành chính, còn đối với công việc tìm hiểu lịch sử ngôn ngữ, chúng ta sẽ đề cập đến một khu vực lãnh thổ Đông Nam Á mở rộng và là vùng lãnh thổ của các khoa học nhân văn trong đó có ngành ngôn ngữ học - được gọi là vùng Đông Nam Á văn hoá. Đây là vùng địa lý trong đó có những vấn đề biến đổi ngôn ngữ đã xảy ra và là địa bàn mà ở đó các ngôn ngữ thuộc nhánh Môn - Khmer bao gồm nhóm Việt - Mường, nhóm ngôn ngữ trong đó có tiếng Việt và các ngôn ngữ Việt - Mường khác phát triển từ cổ xưa cho đến ngày nay.
Những vấn đề lịch sử ngôn ngữ mà chúng ta quan tâm sẽ xảy ra trong vùng Đông Nam Á văn hoá và sự biến đổi của lịch sử ngôn ngữ sẽ không thể không chịu tác động hay ảnh hưởng của những điều kiện địa lí vùng lãnh thổ. Chính vì vậy, việc nhận biết rõ đặc điểm địa lí cũng như lịch sử của vùng này sẽ rất hữu ích cho việc giải thích những biến đổi của ngôn ngữ từ xa xưa cho đến ngày nay. Nhìn một cách khái quát đạ lý vùng Đông Nam Á văn hoá - đây là một vùng được bao bọc chung quanh chủ yếu bằng biển và những con sống lớn. Cư dân chủ thể từ xa xưa của vùng Đông Nam Á lục địa nằm trong một khung cảnh “nước”, chịu tác động trực tiếp của một khung cảnh hay môi trường “nước” đó . Nói một cách khác, vùng Đông Nam Á lục địa có đặc điểm địa lý xã hội quan trọng nhất là vùng cư dân nông nghiệp lúa nước nổi trội. Đặc điểm này có ảnh hưởng rất nhiều đến cách thức sing sống của cư dân và sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển của họ ngôn ngữ tư xa xưa cho đến ngày nay.
Ảnh hưởng thứ nhất là cư dân nông nghiệp lúa nước thường canh tác theo những đơn vị cư trú khép kín. Điều này có nghĩa là các cộng đồng sử dụng ngôn ngữ trong vùng Đông Nam Á lục địa thường bị khuôn vào những “hộp địa lí” có một “tiếng nói riêng” của mình.
Ảnh hưởng thứ hai: là hoạt động canh tác lúa nước là hoạt động sản xuất chính của cư dân vùng lãnh thổ này, nên tính mùa vụ của hoạt động sản xuất nông nghiệp này làm cho các cộng đồng sử dụng ngôn ngữ trong một vùng đất đai truyền thống theo những chu kì nhất đinh. Những đặc điểm địa lí tự nhiên của vùng Đông Nam Á lục địa cho chúng ta biết rằng sự di chuyển theo chu kỳ và có tính đan xen của cư dân sử dụng ngôn ngữ là bản chất có tính “tự nhiên”, nó khiến ngôn ngữ của những “làng” khác nhau rát dễ đan chéo vào nhau. Về sau với thời gian kéo dài, sự đan chéo ấy khiến cho ngôn ngữ có sự giống hay khác nhau khá đặc biệt.
Như vậy đặc điểm địa lí khác nhau của vùng Đông Nam Á dẫn đến tính đan xen giữa những cư dân có gốc gác thuộc những vùng khác nhau, và do đó sẽ có tình trạng ngôn ngữ mà họ sử dụng vốn ban đầu là khác nhau. Điều này được thể hiện rõ ở những đặc điểm về văn hoá và ngôn ngữ của vùng. Trong toàn vùng Đông Nam Á văn hoá hiệ tượng có nhiều cộng đồng cư dân mang những nét văn hoá giống nhau, tương tự nhau và phân bổ ở những khoảng cách khá xa nhau là một đặc điểm khá đặc trưng và cụ thể trong giá trị bằng nguyên nhân đạ lý. Họ ngôn ngữ Nam Á có mặt ở miền Đông Ấn Độ, miền nam Trung Quốc, ở khắp Đông Nam Á lục địa và phần nào còn có mặt ở Đông Nam Á hải đảo. Vì vậy các ngôn ngữ của họ này sẽ đan xen với các họ ngôn ngữ khác tạo thành một cộng đồng hết sức đông đúc. Xét về không gian cư trú, có nhận xét cho rằng bức tranh ngôn ngữ của Đông Nam Á là sự xáo trộn, chồng khít lên nhau nhiều lần của quá khứ. Nó được thể hiện rõ ngay trong phạm vi phương ngữ của tiếng Việt. Giữa các làng khác nhau ở gần nhau là những giọng nói rất khác nhau, khác nhau về ngữ âm, lĩnh vực từ vựng và thậm chí cả địa hạt ngữ pháp. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 53 dân tộc thiểu số và dân tộc kinh. Trong 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam có mặt đầy đủ các nhóm dân tộc thuộc các họ ngôn ngữ khác nhau ở khu vực Đông Nam Á cả phần đất liền và hải đảo. Có thể nói ở địa hạt ngôn ngữ các dân tộc, Việt Nam là bức tranh thủ nhỏ hình ảnh của khu vực Đông Nam Á - một vùng được G.con-do-mi-nas gọi là “vô cùng phong phú và khá phức tạp về phương diện dân tộc học và ngôn ngữ học”. Hiểu biết đầy đủ về vấn đề ngôn ngữ - văn hoá ở đây cũng chính là có được những hiểu biết đầy đủ về khu vực Đông Nam Á, một khu vực được coi là một trong những cái nôi văn hoá cổ xưa của loài người, là một địa bàn có hiện trạng ngôn ngữ học rất đa dạng, nó khiến cho mối quan hệ giữa các ngôn ngữ xảy ra theo nhiều chiều khác nhau, làm cho việc theo dõi và nghiên cứu lịch sử phát triển của chúng không hề đơn giản.
Câu 2: Các ý kiến xếp loại nguồn gốc tiếng Việt ở vùng Đông Nam Á có những đặc điểm giống và khác nhau như thế nào
Trả lời: vấn đề quan hệ họ hàng của tiếng Việt, thực chất là việc xác định nguồn gốc của nó. Vấn đề này được đưa ra và thảo luận gần 200 năm, trong suốt thời gian dài như vậy có nhiều ý kiến giống và khác nhau dựa trên những tư liệu và cách nhìn khác nhau.
Có hai khuynh hướng nổi bật nhất trong việc xếp loại nguồn gốc tiếng Việt ở vùng Đôn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status