Một số lỗi câu thường gặp trên báo in hiện nay - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Một số lỗi câu thường gặp trên báo in hiện nay




MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU 1
II. NỘI DUNG 2
1. Các quan niệm về câu tiếng Việt 2
2. Các lỗi cầu thường gặp trên báo chí 4
2.1. Câu sai về hình thức 5
2.2. Câu sai về nội dung 8
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

I. MỞ ĐẦU
Trong sự phát triển của xã hội hiện nay, con người thường có thói quen sử dụng ngôn ngữ một cách nhanh hơn, thiếu cẩn thận hơn. Điều này đang làm mất dần sự trong sáng của tiếng Việt. Vì thế, vấn chuẩn ngôn ngữ có tầm quan trọng đặc biệt. Chuẩn ngôn ngữ được hiểu là tập hợp các quy tắc được cộng đồng chấp nhận tại một thời điểm nào đó. Do đó, chuẩn ngôn ngữ mang tính cộng đồng và tính lịch sử. Tiêu chí để đánh giá chuẩn ngôn ngữ là sự chấp nhận hay không chấp nhận của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó và việc phản ánh đúng hay sai trong tư duy của con người.
Có thể nói, vấn đề chuẩn ngôn ngữ được đặt ra đối với mọi người, mọi ngành, đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Khi nói đến chuẩn ngôn ngữ, nhiều người thường chỉ nghĩ đến việc sử dụng từ ngữ. Thông thường, người ta hay quan tâm nhiều đến cách sử dụng từ, đến vấn đề chính tả, mà ít quan tâm đến việc sử dụng câu cho chính xác, cho hợp với văn cảnh. Lẽ ra, chuẩn ngôn ngữ cần được xem xét một cách toàn diện hơn, trong mọi cấp độ ngôn ngữ: chính tả, từ, câu, văn bản.
Hiện nay, trên báo chí cũng như trong giao tiếp hàng ngày, xuất hiện nhiều câu sai về hình thức và nội dung. Trong bài viết này, tui xin đề cập tới một số lỗi câu thường gặp trên báo in và đề xuất phương án khắc phục những lỗi đó.

II. NỘI DUNG
1. Các quan niệm về câu tiếng Việt
Theo tác giả Hoàng Trọng Phiến: Định nghĩa: “Câu là đơn vị của ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm thái độ của người nói hay chỉ biểu thị thái độ của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất”. (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến). “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” - Nxb Giáo dục. 2005).
Phân loại:
Phân loại theo mục đích nói: Câu tường thuật
Câu nghi vấn
Câu cảm thán
Câu mệnh lệnh
Căn cứ vào mối quan hệ với hiện thực:
Câu khẳng định
Câu phủ định
Phân loại theo cấu tạo: câu đơn, câu ghép.
Theo tác giả Diệp Quang Ban:
Định nghĩa: “Câu là đơn vị lớn nhất của mặt cấu trúc trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ, được làm thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ tập trung chung quanh một vị tố, và được dùng để diễn đạt một sự thể (hay một sự việc)”. (Diệp Quang Ban “Ngữ pháp tiếng Việt”, Nxb Giáo dục, 2005).
Phân loại: Câu đơn, câu ghép.
Phân loại câu đơn theo cấu trúc ngữ pháp cú pháp và nghĩa biểu hiện:
- Câu chứa vị tố động từ tính, vị tố tính từ tính, vị tố danh từ tính.
- Câu chứa vị tố là từ chỉ quan hệ dùng không độc lập.
- Chủ ngữ chỉ nguyên nhân (là từ, cụm từ và câu bị bao).
- Câu “khiển động”.
- Chủ ngữ chỉ phương tiện.
- Câu có cấu tạo “thuận nghịch”
- Câu chứa quan hệ chỉnh thể - bộ phận (chủ ngữ chỉ chỉnh thể).
- Câu có đề ngữ.
- Câu bị động
- Câu không có chủ ngữ: câu tồn tại.
- Câu không có chủ ngữ: câu gọi - đáp.
- “Câu cảm thán” là phát ngôn đặc biệt.
Phân loại câu ghép:
- Câu ghép chính phụ.
- Câu ghép bình đẳng:
+ Câu ghép liên hợp.
+ Câu ghép tương liên (qua lại)
+ Câu ghép tiếp liên (chuỗi)
Theo tác giả Cao Xuân Hạo:
Định nghĩa: “Hoạt động giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ học được gọi là hoạt động ngôn từ. Ngôn từ có thể chia thành những đơn vị nhỏ tách biệt ít nhiều gọi là những phát ngôn. Phát ngôn nhỏ nhất có thể dùng trong giao tế là một câu, tuy thường thường một phát ngôn có thể gồm nhiều câu. Khi một người nói ra một câu hay một số câu hướng vào một người nghe cụ thể, trong một tình huống cụ thể, nhằm mục đích tác động nhất định, ta có một hành động phát ngôn” (Cao Xuân Hạo. “Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng”. (Nxb Giáo dục. 2004).
Phân loại:
Theo cấu trúc cú pháp:
- Câu hai phần (câu đề - thuyết)
- Câu một phần (câu không đề)
- Câu đặc biệt.
Việc phân loại câu theo cấu trúc cú pháp cũng phần nào đề cập đến vấn đề: câu đơn, câu phức, câu ghép.
Theo nghĩa biểu hiện: - Câu tồn tại.
- Câu hành động
- Câu quá trình
- Câu trạng thái
- Câu quan hệ
Theo hành động ngôn trung:
- Câu trần thuật.
- Câu nghi vấn
- Câu cầu khiến
- Câu cảm thán
- Câu khẳng định và câu phủ định
Theo tôi, trong ba quan điểm trên thì quan điểm của GS Hoàng Trọng Phiến là phù hợp nhất. Bởi cách định nghĩa và phân loại của GS, đáp ứng được các tiêu chí về cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.


9iuE10BFWQcXql7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status