Lỗi từ vựng trong báo Tiền Phong - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Lỗi từ vựng trong báo Tiền Phong



MỤC LỤC
 
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Đối tượng nghiên cứu 1
3. Nhiệm vụ 1
4. Lịch sử nghiên cứu 2
5. Phạm vi tư liệu và phạm vi đề tài 2
6. Phương pháp nghiên cứu 2
NỘI DUNG 3
I. Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài 3
1. Từ là gì? 3
2. Chuẩn ngôn ngữ 3
3. Lỗi ngôn ngữ 5
II. Khảo sát lỗi 6
1. Lỗi sử dụng từ không chính xác 6
2. Lỗi sử dụng từ sai phong cách 7
3. Lỗi lặp, thừa từ 9
4. Lỗi thiếu từ 10
5. Lỗi dùng từ sai kết hợp 11
6. Lỗi dùng từ địa phương 12
7. Hiện tượng sáng tạo từ mới 13
III. TIỂU KẾT 14
1. Hậu quả của việc tồn tại các lỗi về từ trên báo chí 14
2. Một số giải pháp, đề xuất nhằm khắc phục lỗi về từ 15
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

p thực tiễn để khắc phục tình trạng trên.
4. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề chuẩn ngôn ngữ nói chung và chuẩn từ vựng nói riêng đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều người.
Về mặt lý luận:
- Có các công trình nghiên cứu về chuẩn ngôn ngữ và chuẩn từ vựng khái quát như: Từ vựng học, tiếng Việt thực hành.
- Công trình nghiên cứu về chuẩn ngôn từ và lỗi sai trên báo chí như: Viết báo như thế nào của Đức Dũng, Ngôn ngữ báo chí của Hoàng Anh.
Áp dụng lý thuyết vào các nghiên cứu khoa học cụ thể, chúng tui được biết tới công trình: Khảo sát cách sử dụng từ ngữ lệch chuẩn trên báo Hoa học trò, khảo sát lỗi sai từ trên Báo Hà Nội mới.
Song, coi các vấn đề từ vựng trên báo chí như đối tượng trung tâm thì chúng tui chưa biết tới tác phẩm, công trình nào. Vì thế, bài tiểu luận này, trên cơ sở những công trình đã được công bố và quan điểm chủ quan, chúng tui sẽ đi vào làm nổi bật các lỗi sai về từ trên báo in.
5. Phạm vi tư liệu và phạm vi đề tài
Phạm vi đề tài: khảo sát các lỗi sai, các hiện tượng chưa thống nhất về từ, ngữ trên báo in.
Phạm vi tư liệu: Chúng tui sẽ đi vào khảo sát một vài số của báo “Tiền phong”. Cụ thể: tư liệu khảo sát trên các số: 281, 283.
6. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp cơ bản mà chúng tui sử dụng trong báo cáo khoa học này là:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, miêu tả.
- Phương pháp so sánh
Phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập tư liệu. Phương pháp phân tích sử dụng để phân tích tư liêu, xếp tư liệu vào những loại cụ thể. Sau đó chúng tui sử dụng phương pháp so sánh để tìm ra những điểm khác biệt và mối tương quan giữa các kiểu lỗi đã tìm được.
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài
Trước khi đi vào khảo sát, miêu tả, phân loại các loại lỗi chúng tui sẽ nói về một vài vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài này.
1. Từ là gì?
Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 300 định nghĩa về từ. Tuy nhiên để chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản thì có thể hiểu là “là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu”. (Quan niệm của các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến)
Quan niệm về từ, cách phân loại các kiểu từ hiện nay chưa có sự thống nhất. Vì vậy cũng gây ảnh hưởng lớn đến việc chuẩn hoá từ vựng. ở đây có liên quan đến vấn đề chuẩn. Vậy chuẩn ngôn ngữ , chuẩn từ vựng là gì là gì?
2. Chuẩn ngôn ngữ
Có nhiều cách hiểu về chuẩn ngôn ngữ. Tuy nhiên những quan điểm này hầu như không có sự mâu thuẫn:
Theo GS Nguyễn Văn Khang thì “ngôn ngữ chuẩn mực có thể hiểu là biến thể ngôn ngữ đã qua chỉnh lí, đáp ứng được nhu cầu giao tiếp đa dạng và phức tạp của cộng đồng nói năng để thực hiện hiện đại hoá”.
GS Vũ Quang Hào cho rằng: “Chuẩn mực ngôn ngữ được xem xét trên hai phương diện: Chuẩn mực mang tính quy ước xã hội tức là phải được xã hội chấp nhận và sử dụng. Mặt khác chuẩn mực phải phù hợp với quy luật phát triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử”.
Như vậy chuẩn ngôn ngữ phải đảm bảo tính đúng và thích hợp. Chuẩn ngôn ngữ có hai điểm quan trọng:
- Chuẩn ngôn ngữ mang tính quy ước xã hội và được xã hội đó cùng chấp nhận sử dụng.
- Chuẩn ngôn ngữ không mang tính ổn định. Nó biến đối phù hợp với quy luật phát triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử. Vì rất có thể “lỗi của ngày hôm qua trở thành chuẩn hôm nay, lỗi hôm nay sẽ là chuẩn ngày mai” (Claude Haugège)
Ngôn ngữ chuẩn phải thể hiện được các chức năng sau:
- Chức năng thống nhất
- Chức năng uy tín
- Chức năng tham dự
- Chức năng khung tham chiếu
Một trong những khái niệm có liên quan đến chuẩn ngôn ngữ là chuẩn hoá ngôn ngữ. Chuẩn hoá là việc xác định và thực hiện các chuẩn mực ngôn ngữ vào các điều kiện cụ thể trong xử lí ngôn ngữ.
Chuẩn hoá ngôn ngữ là chuẩn hoá ngôn ngữ văn học. Nói chung chuẩn mực ngôn ngữ văn học chủ yếu là ngôn ngữ viết.
Chuẩn hoá ngôn ngữc của một quốc gia nói chung là nhằm:
- Loại bỏ trở ngại giao tiếp mà do hàng loạt các lí do đã tạo ra các biến thể, gây khó khăn cho giao tiếp.
- Thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của ngôn ngữ quốc gia dân tộc
- Thực hiện quá độ từ chuẩn cũ sang chuẩn mới
Chuẩn hoá ngôn ngữ đã đựơc xác định là triển khai theo hướng xã hội hoá và phát triển theo hướng dân chủ hoá.
Những cái không đúng, không phù hợp gọi là lệch chuẩn hay lỗi
Theo công trình nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Vân thì chuẩn hoá từ vựng đặt ra một số vấn đề sau:
- Từ ngữ sử dụng trong văn bản phải phù hợp với phong cách của văn bản ấy
- Hiện nay nhiều người thích sử dụng những từ cổ, từ Hán Việt để gây sự chú ý. Tuy nhiên do chưa hiểu kĩ nghĩa của các từ nên đã sử dụng từ sai. Vì vậy cần nắm chắc nghĩa của từ để sử dụng cho đúng, phù hợp với văn cảnh.
- Sử dụng từ địa phương hợp lí. Nên coi một số từ địa phương là chuẩn trong các trường hợp sau:
+ Từ địa phương và từ toàn dân được dùng song song
+Từ để gọi tên sự vật, hiện tượng chỉ có ở địa phương.
3. Lỗi ngôn ngữ
Lỗi ngôn ngữ là những thể hiện ngôn ngữ làm người tiếp nhận thông tin hiểu sai, không hiểu hay không chấp nhận, phù hợp với tư duy của con người.
Tuy nhiên khi nhìn nhận một lỗi ngôn ngữ nên dựa vào những kiến thức chung mà cộng đồng vẫn chấp nhận hay không chấp nhận.
Đôi khi có thể do năng lực ngôn ngữ của người phát tin kém mặc dù trong tư duy người phát thì đúng nên không truyền đạt hết được những thông tin cần thông báo. Do đó làm người nghe hiểu sai hay không hiểu được nội dung. Điều đó đã phávỡ nguyên tắc tương ứng 1-1 giữa việc mã hoá và giải mã.
Do người viết muốn sáng tạo ra những cái mới để tạo ra sự hấp dẫn nhưng đôi khi những cái mới đó làm người đọc hiểu sai nghĩa, không phù hợp với sự chấp nhận chung của cộng đồng. Tuy nhiên nếu các sáng tạo đó phù hợp với cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận thì nó lại có sức lôi cuốn người đọc. Trường hợp đó người ta lại không coi là lỗi.
Khi xác định lỗi ngôn ngữ phải dựa trên những đặc trưng về phong cách chức năng, tức tu từ học chuẩn mực một cách không cứng nhắc, rập khuôn. Mỗi phong cách chức năng khác nhau lại có cách viết, cách sử dụng từ...khác nhau. Lỗi ngôn ngữ có liên quan đến nhiều mặt khác nhau của ngôn ngữ học như: phong cách học, từ vựng học, ngữ pháp học...Mỗi mặt đều có hệ thống chuẩn mực riêng cho phép người ta nhận định đâu là lỗi ngôn ngữ.
Theo ý kiến của Gs Nguyễn Văn Hiệp và Gs Nguyễn Minh Thuyết trong các văn bản thường mắc phải các loại lỗi sau:
+ Lỗi lặp, thừa từ
+ Lỗi thiếu từ
+ Lỗi dùng từ sai nghĩa
+ Lỗi sai về phong cách
Với tác giả Hoàng Anh lại chia thành 4 loại lỗi:
+ Lỗi về phong cách
+ Lỗi về nghĩa của từ
+ Lỗi về kết hợp từ
+ Lỗi về lặp từ
Qua công trình nghiên cứu Phạm Thị Hồng Vân đã khảo sát được các loại lỗi sa...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status