Khảo sát ngữ âm Kinh Môn - Hải Dương - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Khảo sát ngữ âm Kinh Môn - Hải Dương



MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Đối Tượng 4
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 5
4.1. Phương pháp nghiên cứu chung 5
4.2. Phương pháp cụ thể 5
4.3. Tiến hành thực tế 6
4.4. Xử lý tư liệu 6
NỘI DUNG 7
1. Vài nét về địa bàn huyện Kinh Môn 7
2. Quan niệm về thổ ngữ 8
3. Khảo sát cụ thể 8
3.1. Thanh điệu 8
3.2. Âm đầu 9
3.3. Lẫn lộn phụ âm đầu 10
4. Âm chính 12
4.1. Tương ứng giữa “ă” và “â” 13
4.2. Nguyên âm ưu iu 13
4.3. Nguyên âm “ươ iê” 14
4.4. Âm ô  u 14
4.5. Có sự nhầm lẫn giữa “ư” và “â” 15
4.6. Nguyên âm /e/ biến thành /ie/ 15
4.7. Biến đổi “iê” thành “ê” 16
5. Âm cuối 16
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Khảo sát ngữ âm Kinh Môn - Hải Dương
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành Thank các thầy cô giáo trong khoa Ngôn ngữ, người dân địa phương tại địa bàn khảo sát và các bạn trong lớp đã tận tình giúp đỡ em để em hoàn thành tốt báo cáo này. Trong quá trình khảo sát và viết báo cáo, không thể tránh khỏi những thiếu sót, vậy em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành Thank cô giáo đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bản báo cáo này.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN KINH MÔN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiếng việt là một ngôn ngữ vừa thống nhất, vừa đa dạng. Tính thống nhất nằm trong bản chất của ngôn ngữ, cái làm cho nó được gọi là tiếng việt, còn ở mặt biểu hiện khi thỡ nó là ngôn ngữ văn học mềm mại và uyển chuyển, khi thì tiếng địa phương mang nặng dấu ấn quê hương của từng vùng, miền.
Chính vì thế, phương ngữ học chú ý đến nét khác biệt của một phương ngữ, thổ ngữ so với ngôn ngữ toàn dân và vùng quanh nó, tìm ra sự khác nhau chứ không phải có một thành kiến nào hết. Phương ngữ học, nghiên cứu sự khác nhau, để tìm ra quy luật đi đến sự thống nhất.
Ở nước ta, nghiên cứu phương ngữ vẫn rất cần thiết đi vào đặc điểm của từng thổ ngữ trong những vùng lớn, đi sâu tìm hiểu, miêu tả nó một cách trọn vẹn hoàn chỉnh
Trong thực tế nghiên cứu chúng tui nhận thấy thổ ngữ Kinh Môn có rất nhiều điểm tương đồng và khác biệt với các cùng khác trong tỉnh Hải Dương Và những vùng xung quanh. Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về tiếng nói của người dân nơi đây. Vì vậy mà bài viết của chúng tui khảo sát mặt ngữ âm tức là phát âm của người dân Kinh Môn.
2. Đối Tượng
Đối tượng mà chúng tui khảo sát trong bài báo cáo này là tiếng nói của người dân đang sinh sống trên địa bàn huyện Kinh Môn. Đặc biệt là tiếng nói của người dân bản địa, với đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi và trình độ khác nhau: bao gồm các ông cụ (bà cụ) già, nam, nữ thanh niên, trẻ em…..
3. Mục đích nghiên cứu
Như chúng tui đã trình bày, trong báo cáo này chúng tui chỉ tiến hành khảo sát thổ ngữ huyện Kinh Môn vào thời điểm hiện tại, tức là tìm hiểu thổ ngữ hiện tại của huyện Kinh Môn. Nghiên cứu thổ ngữ huyện Kinh Môn, chúng tui nhằm miêu tả chân thực bức tranh phương ngữ huyện Kinh Môn (Hải Dương), qua đó mọi người có được cái nhìn toàn vẹn nhất về một vùng phương ngữ.
Nghiên cứu thổ ngữ huyện Kinh Môn còn có ý nghĩa quan trọng sẽ mặt thực tiễn, đối với chính người dân nơi đây. Trước hết nó có thể giúp cho việc dạy và học tiếng Việt trong nhà trường được tốt hơn vì học sinh cần biết được và hiểu được mối quan hệ giữa thổ ngữ của nơi mình đang sinh sống với ngôn ngữ chuẩn qua đó hướng tới việc chuẩn hoá tiếng Việt. Đồng thời, nghiên cứu ngôn ngữ Kinh Môn còn góp phần tìm hiểu và giữ gìn bản sắc văn hoá của người dân địa phương.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Để có được tư liệu cho bài viết này chúng tui đã được trực tiếp đi tới địa bàn để thu thập những thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn:
+/ Trực tiếp hỏi người dân ở địa phương xem họ có thể phát hiện ra đặc trưng của tiếng nói của họ hay không ( chúng tui gọi là phỏng vấn chính thức)
+/ Bằng cách hỏi thăm nói chuyện tự nhiên rồi bí mật ghi âm (chúng tui gọi là phỏng vấn không chính thức).
4.2. Phương pháp cụ thể
- Bản đồ, máy ghi âm..
- Khảo sát địa bàn:
+/ Phạm vi, lãnh thổ, vị trí địa lí.
+/ Tình hình dân cư.
+/ Vài nét về văn hoá xã hội, ngôn ngữ.
- Chọn tư liệu viên (Theo độ tuổi)
+/ Từ 1 đến 15 tuổi
+/ Từ 15 đến 35 tuổi
+/ Từ 35 tuổi trở nên.
Chúng tui chọn theo lứa tuổi để có cái nhìn toàn diện về tiếng nói của người dân Kinh môn, đồng thời qua đó để có thể thấy được sự biến đổi của tiếng nói của vùng này hiện nay( với thay mặt là lớp người trẻ tuổi) so với trước đây (với thay mặt lớp người cao tuổi). Trong đó, chúng tui lấy trọng tâm nghiên cứu là nhóm tư liệu viên từ 15 đến 35 tuổi bởi ở lứa tuổi này đã bắt đầu hoàn chỉnh và định hình về tiếng nói của mình.
Trong quá trình chọn tư liệu viên chúng tui chọn những người là cư dân bản địa, ít di chuyển xa địa bàn cư trú để đảm bảo tiếng nói của họ là tiếng nói gốc, không bị pha tạp nhiều thứ tiếng khác. Họ cũng là những người còn lưu giữ được nhiều đặc trưng của tiếng nói Kinh Môn trước đây làm nên đặc trưng của thổ ngữ Kinh Môn.
4.3. Tiến hành thực tế
Chúng tui sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua hình thức rất quen thuộc đó là hỏi thăm trò chuyện. Bằng cách này chúng tui hướng câu chuyện vào những vấn đề xoay quanh cuộc sống sinh hoạt, công việc… của người dân nơi đây để tạo ra một tâm lý thoải mái và gần gũi.Trên cơ sở này chúng tui có thể tìm ra được sự khác biệt về mặt ngữ âm của người dân Kinh Môn so với các vùng lân cận và với ngôn ngữ toàn dân.
Trong khi nói chuyện chúng tui đã lồng những từ cần kiểm tra vào trong cuộc trò chuyện, trong các câu hỏi để họ phát âm một cách tự nhiên.
4.4. Xử lý tư liệu
- Nghe băng ghi âm
- Thống kê tư liệu
- Mô tả cụ thể sự khác biệt trong cách phát âm của từng khu (phía bắc và phía nam)
- So sánh với các vùng xung quanh và với ngôn ngữ toàn dân.Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét bước đầu.
NỘI DUNG
1. Vài nét về địa bàn huyện Kinh Môn
Xét về vị trí địa lí, bản thân Kinh Môn nằm trên giao điểm tiếp giáp Phía Bắc giáp với huyện Đông Triều (Quảng Ninh Quảng Ninh), - Phía Nam giáp với huyện Thanh Hà và huyện Kim Thành. Phía Đông giáp với huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng). Phía Tây giáp với huyện Chí Linh và một phần huyện Nam Sách.
Kinh Môn là một vùng đất cổ mà các vùng văn hoá việt cổ chính là vùng sự bảo lưu các giá trị trong gia đình và dòng tộc mạnh hơn rất nhiều các gia đình có xu hướng hội nhập. Chính điều đó đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần mạnh mẽ để người dân nơi đây bảo tồn những nét riêng của mình. Đây là một làng việt cổ. Điều này còn lưu giữ lại trong cách đặt tên các xã ở đây như An Sinh, nơi đây có đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu; Phạm Mệnh: Vùng đất quê ông Phạm Sư Mạnh, Thượng Quận. Đất phong của một vị quận công đời hậu Lê (Lê Túc Tông), Đình Huề Trì được xây dụng từ thế kỉ XVI thờ một vị danh tướng thời Lê đã được cấp chứng nhận di tích lịch sử. Nơi đây còn tồn tại một hệ thống ngữ âm và từ vựng có mức độ “đậm đặc” hơn ở một số vùng khác, là một nơi có một vùng ngữ âm đặc thù nhưng quá trình bảo lưu rất khó. Hiện nay hệ thống ngữ âm và từ vựng đang bị phổ cập hoá theo hướng chuẩn của ngôn ngữ toàn dân.
Kinh Môn là một vùng có vị trí hết sức quan trọng là một điểm nút quan trọng của ngã ba tam tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh (cách Hải Phòng một con sông Đá Lạc và cách Quảng Ninh một con sông Kinh Thầy) nên quá trình giao lưu kinh tế, ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status