Luận án Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay - pdf 16

Download miễn phí Luận án Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay



Với Tòa án nhân dân các cấp, thẩm quyền xét xử được căn cứ theo cấp hành chính (trừ cấp huyện, các cấp khác đều xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm) là mâu thuẫn với nguyên tắc hai cấp xét xử. Mặt khác, thẩm quyền bổ nhiệm thẩm phán các cấp đều tập trung về một đầu mối (chủ tịch nước) là chưa hợp lý và ảnh hưởng tới cơ cấu, số lượng thẩm phán ở tòa án cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hiện nay. Ngoài ra, tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra, thi hành án còn thiếu tập trung, tản mạn và hiệu quả thấp. Đặc biệt, sự phân định giữa các loại thi hành án (dân sự, hình sự, hành chính, kinh tế, lao động) về thẩm quyền, cách và được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau đang tạo ra nhiều bất hợp lý cả về tổ chức lẫn hoạt động. Thực trạng đó đã và đang góp phần tạo ra tính thiếu công bằng trong áp dụng pháp luật của các cơ quan này.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

vực này.
Ÿ Tài phán các tranh chấp kinh tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay cũng đang đặt ra những vấn đề có liên quan tới việc đảm bảo CBXH, cần được điều chỉnh kịp thời ngoài những phức tạp như đã nói ở phần trên. Một mặt, chưa có qui định về việc thương lượng giữa các chủ thể khi phát sinh tranh chấp mặc dù trên thực tế, đây là cách được các bên thích sử dụng vì nó tiện lợi, ít tốn kém, đảm bảo được uy tín trên thương trường. Đây là một thiếu sót khá lớn trong pháp luật kinh tế. Không thể đồng nhất các qui định về hòa giải tại Điều 36 của Pháp lệnh giải quyết các tranh chấp kinh tế với việc thương lượng của các chủ thể vì nó không phải là một giai đoạn tố tụng. Mặt khác, hiệu quả giải quyết tranh chấp tại Tòa án kinh tế hiện nay rất kém. Theo Báo cáo tổng kết công tác ngành tòa án năm 1999, số vụ án kinh tế được thụ lý ở các cấp là 1.280 vụ (giảm 2 vụ so với năm 1998). Ngoại trừ Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý nhiều nhất (57,4% tổng số án cả nước), nhiều tòa án chỉ thụ lý từ 5 - 7 vụ, thậm chí, không có vụ nào. Điều này có nguyên nhân từ sự rườm rà về thủ tục tố tụng, về hiệu lực của bản án thấp, về khuynh hướng hình sự hóa các tranh chấp kinh tế, về chi phí tốn kém... Trong khi đó, việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài phi chính phủ (theo Nghị định 116-CP ngày 5/9/1994 của Chính phủ) cũng còn những hạn chế về hiệu quả khi chưa có những qui định về một số vấn đề như: công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài kinh tế; khi một bên tranh chấp không công nhận phán quyết của trọng tài kinh tế thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án xem xét và cưỡng chế thi hành hay không...
* Đảm bảo bằng pháp luật đối với cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền là một vấn đề bức xúc trong việc thực hiện CBXH trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Tuy vậy, nó lại là "mảng trống" khá lớn trong hệ thống pháp luật nước ta. Điều này có nguyên nhân từ quá khứ nhưng chưa được quan tâm thích đáng trong hiện tại. Cho đến nay, nhà nước chưa ban hành một văn bản pháp luật có hiệu lực tương đối cao về vấn đề này. Vì thế, các qui phạm pháp luật có liên quan chỉ mới dừng lại ở những nguyên tắc chung, nằm rải rác ở một số luật (Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Luật thương mại...) hay pháp lệnh (Pháp lệnh bảo hộ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Pháp lệnh nhãn hiệu hàng hóa...) và trong những văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn. Các qui phạm đó thiếu tính đồng bộ, toàn diện và nhiều trong số chúng, không còn phù hợp với thực tiễn của vấn đề này. Về nội dung, điều đó thể hiện qua một số khía cạnh nổi bật sau:
Ÿ Chưa có một qui định cụ thể, đầy đủ và hợp lý về những hành vi bị coi là cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền không bị kiểm soát, phù hợp với thực tiễn của thị trường Việt Nam hiện nay. Điều đó gây khó khăn cho việc nhận thức và xử lý các hành vi trên.
Ÿ Còn thiếu nhiều qui định cần thiết điều chỉnh sự cạnh tranh trên thị trường bất động sản như thực hiện các quyền trao đổi, chuyển nhượng, thế chấp, cho thuê đất hay nhà ở. Vì thế, việc thực hiện các quyền nói trên rất phức tạp, phiền hà, gây tốn kém và chúng thường diễn ra ngấm ngầm, trá hình để tránh sự kiểm soát của nhà nước hay để trốn thuế.
Ÿ Sự vi phạm các quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ đang ngày càng gay gắt cũng có nguyên nhân từ hiệu quả điều chỉnh pháp luật còn thấp. Mặt khác, các qui định của pháp luật trong lĩnh vực này còn chưa bao quát hết những vấn đề mới nảy sinh như: bảo hộ các sản phẩm từ gen sinh học, các tổ hợp mạch điện, phần mềm máy tính... Ngoài ra, vấn đề bảo vệ bí mật thương mại, đơn giản và hợp lý hóa thủ tục chuyển giao công nghệ vào Việt Nam cũng chưa được giải quyết triệt để, tạo thuận lợi cho việc giải quyết các vi phạm trong lĩnh vực này.
Ÿ Sự cạnh tranh trên các thị trường vốn và sức lao động cũng đặt ra nhiều vấn đề cần đảm bảo sự công bằng như xử lý các hành vi huy động vốn "ngoài luật" (như chơi hụi, cho vay "nóng"...); cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; việc bồi thường chi phí đào tạo cho nhà nước hay doanh nghiệp khi người lao động không tuân thủ hợp đồng; đưa người nước ngoài vào làm việc trái phép ở Việt Nam..
Ÿ Còn thiếu các qui định cụ thể và nghiêm minh trong việc xác định và xử lý các hành vi lợi dụng vị trí độc quyền của một số doanh nghiệp (độc quyền nhà nước) như tạo ra khan hiếm giả tạo để nâng giá hàng hóa, cản trở quyền tự do lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng, chất lượng, giá cả hàng hóa và dịch vụ thất thường... Hành vi lợi dụng vị trí độc quyền của một số doanh nghiệp đang tạo ra sự không bình đẳng, không công bằng trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong bối cảnh của cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền không bị kiểm soát như hiện nay, còn nhiều hạn chế. Tuy đã có Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng song hiệu lực trên thực tế của nó rất kém do việc cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện nó chưa thật đầy đủ, hợp lý.
* Thực hiện nguyên tắc "phân phối theo lao động" trong chế độ tiền lương, tiền công là một nội dung quan trọng của chính sách CBXH. Do vậy, sự điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này thể hiện rõ nét vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo CBXH. So với trước đây, chế độ tiền lương và tiền công đã có những cải cách khá căn bản theo hướng dựa trên số lượng, chất lượng công việc, đảm bảo tái sản xuất lao động, tiền tệ hóa tiền lương, xóa bỏ chế độ bao cấp bằng hiện vật, thực hiện mối tương quan hợp lý về tiền lương, tiền công giữa các bộ phận lao động mà khởi đầu là cuộc cải cách tiền lương theo Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ. Tuy nhiên, càng về sau, do bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân, chính sách tiền lương và tiền công của chúng ta càng bộc lộ nhiều bất hợp lý và thiếu công bằng, được thể hiện trong các văn bản qui phạm pháp luật về vấn đề này. Điển hình là:
- Có quá nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh về tiền lương, tiền công của người lao động. Ngoài Bộ luật lao động, còn có một khối lượng văn bản pháp luật từ Nghị định trở xuống cùng điều chỉnh vấn đề này. Gần như mỗi thành phần kinh tế, mỗi loại hình cơ quan nhà nước, doanh nghiệp đều có chế độ tiền lương, tiền công riêng. Điều này cũng có điểm hợp lý song từ đó, nảy sinh tình trạng thiếu thống nhất, thiếu công bằng về tiền lương, tiền công giữa các khu vực với nhau (giữa hành chính - sự nghiệp với sản xuất kinh doanh) thậm chí, trong cùng một khu vực với nhau. Điều đó góp phần tạo ra sự phân hóa giữa người lao động. Chẳng hạn, theo Quyết định số 708/1999 của Bộ lao động, thương binh và xã hội qui định mức lương tối thiểu của lao động phổ thông Việt Nam làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì: ở...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status