Đặc điểm cấu trúc so sánh trong tùy bút Nguyễn Tuân - pdf 16

Link tải miễn phí luận văn

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
I. Vài nét về phép so sánh 1
1. Khái niệm 1
2. Cấu trúc phép so sánh 2
3. Thế nào là so sánh tu từ 2
II. Phạm vi và ý nghĩa của việc nghiên cứu 3
1. Phạm vi 3
2. Ý nghĩa 4
B. PHẦN KHẢO SÁT PHÂN TÍCH 5
I. Đặc điểm về cái so sánh 5
1. Trước cách mạng 5
2. Sau cách mạng 5
3. Nhận xét 7
II. Đặc điểm cái được so sánh (vế B) 7
1. Trước cách mạng 7
2. Sau cách mạng 7
3. Nhận xét 9
III. Cách biểu hiện quan hệ so sánh 10
IV. Điểm nhìn nghệ thuật chi phối sự lựa chọn cái so sánh, cái được so sánh 10
C. KẾT LUẬN 13
Trong văn học Việt Nam, tên tuổi Nguyễn Tuân (1910-1987) được biết đến như một nhà văn tài hoa, kiêu bạc, với quan điểm duy mĩ về nghệ thuật. Trước cách mạng tháng Tám, ông được đánh giá là hiện tượng phức tạp nhưng những trong tuỳ bút, những truyện ngắn đậm chất lãng mạn của ông vẫn được độc giả yêu thích. Càng về sau Nguyễn Tuân càng gắn bó và thành công với tuỳ bút chúng ta biết đến ông giai đoạn này qua tuỳ bút “kháng chiến và hoà bình”, “Sông Đà” và những bài in rải rác khác.
Tính chất tự do phóng túng của thể tài này đã thử thách rất nhiều cây bút, song dường như chỉ đến Nguyễn Tuân nó mới tìm được ra đúng dáng hình và bản chất. Đòi hỏi của nghề văn trước hết là sự tự biết mình, một sự dũng cảm dám làm mình, kèm với nó là một sự tự tin rằng mình có ích cho đời ngay ở sự đơn nhất, độc đáo, không lập lại. Nguyễn Tuân hiểu điều này và qua thể tuỳ bút ông thực sự tìm thấy lẽ sống, lẽ sáng tác, ở đó ông không chỉ biết những điều mình cảm nhận mà còn có đất phô bày cái mảng tri thức cổ kim mà sự học mang đến cho ông.
Từ trước đến nay giới nghiên cứu và đông đảo độc giả đều đánh giá cao tài của Nguyễn Tuân nhưng việc đi sâu vào lãnh địa tuỳ bút ủa ông với tư ách là văn bản nghệ thuật ngôn từ vẫn chưa được chú tâm . Một trong những điều làm nên đặc sắc của văn Nguyễn Tuân là cacyh diễn đạt .Việc tìm hiểu nghệ thuật viết văn Nguyễn Tuân, bắt đầu từ khảo sát cách đặt câu ,dùng từ quả thực cần thiết.
Những năm gần đây, bên cạnh việ nghiên cứu văn học bằng con mắt của chuyên môn ngôn ngữ , tức là tiếp cận và lý giải trên cơ sở đặc diểm hình thức, là xu hướng tích cực đang đem lị nhiều hiệu quả .Chúng tui muốn nương theo con dường này soi xét nghệ thuật tuỳ bút của Nguyễn Tuân bát đầu từ đặc điểm cấu trúc so sánh tu từ .

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Vài nét về phép so sánh
1. Khái niệm
So sánh thói quen là thói quen ngôn ngữ trong cuộc sống của nhân dân lao động nói chung và người Việt Nam nói riêng .Câu chuyện về Huệ Tử trong”cổ học tinh hoa” _người khinói chuyện hay dẫn ví dụ _ cho thấy việc so sánh có giá trị nhận thức vô cùng quan trọng .Nó là nguyên nhân đồng thời có tác dụng làm phong phú thế giới tưởng tượng cuă con người trong quá trình tiếp nhận và khám phá cái đệp của thế giới xung quanh.
So sánh là một trong ba thể của ca dao. Ta rất hay gặp lối nói của tác giả dân gian như:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt rơi giếng nước, hạt ra ruộng cày
Chị em gái như trái cau non¬
Mà trong trong cả văn xuôi (sử thi của người dân tộc thiểu số): tả nàng Hơbia “da trắng hơn hoa vông, mắt sáng như mặt chim phí, ngực đỏ như ức chim nhông, ngón tay thon hình lá hành, tiếng nói tựa nước đùa trong ống”, tả ngôi nhà rông “dài như một tiếng chiêng ngân”.
Như thế so sánh là một lối tư duy phổ biến và có lịch sử rất lâu đời. Tuy nhiên không vì thế mà so sánh dần dần bị lu mờ và xem nhẹ, nhất là trong nghệ thuật ngôn từ. Cùng với sự phát triển và không ngừng đổi mới, tìm tòi phong cách thể hiện, các nhà văn, nhà thơ cũng đang sáng tạo thêm nhiều dáng vẻ đặc sắc cho lối so sánh.

8NUn9bzNYC31zg6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status