Chủ đề trong tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ của Vũ Trong Phụng - pdf 16

Download miễn phí Khóa luận Chủ đề trong tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ của Vũ Trong Phụng



MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Bố cục của đề tài 3
NỘI DUNG 4
1.1. Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Vũ Trọng Phụng 4
1.1.1. Tiểu sử Vũ Trọng Phụng 4
1.1.2. Sự nghiệp văn chương của Vũ Trọng Phụng 6
1.2. Tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ 8
1.2.1. Giông tố 8
1.2.2. Số đỏ 9
1.2.3. Làm đĩ 11
Chương 2 Chủ đề trong Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ 13
2.1. Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ nhìn từ góc độ đề tài 13
2.2. Chủ đề trong Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ 15
2.2.1. Chủ đề về tệ nạn xã hội 16
2.2.2. Chủ đề về đạo đức 21
2.2.3. Chủ đề về cái dâm và sự tha hóa nhân cách 25
Chương 3: Các yếu tố nghệ thuật thể hiện chủ đề trong Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ 33
3.1 Không gian, thời gian 33
3.1.1. Không - thời gian trong Số đỏ 33
3.1.2. Không - thời gian trong Giông tố 35
3.1.3. Không - thời gian trong Làm đĩ 38
3.2. Kết cấu 39
3.2.1 Kết cấu đối lập, tương phản 39
3.2.2. Kết cấu hình tượng 40
3.2.3. Kết cấu cốt truyện 42
3.3. Ngôn ngữ 42
3.4. Giọng điệu 45
KẾT LUẬN 48
Tài liệu tham khảo 51
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cho bần dân” trên báo thì Tú Anh lên tiếng: “ở cái xã hội này, muốn vinh quang cũng không khó mấy nhỉ”.
Số đỏ một hành trình đi đến mộ của nhân loại. Nhận ra được tệ nạn của xã hội đương trời, cho nên, dù ở góc nhìn nào: xã hội, chính trị, hài hước, tâm lí... ông đều hướng vào kẻ thù của nhân dân, của dân tộc. Kẻ thù đó là bọn thực dân, địa chủ phong kiến, tư sản mại bản. Chúng cấu kết trong guồng máy chính trị xã hội đương thời để ra sức bóc lột, đàn áp, thực hiên chính sách ngu dân, bần cùng, trụy lạc hóa nhân dân. Ông đã mạnh tay lôi ra mặt sáng bộ mặt xâu xa, dâm đãng, bỉ ổi độc ác, xảo quyệt dẫu chúng có được che dấu một cách khôn khéo, quỷ thuật, đánh bóng mạ vàng bởi những phong trào, những hoạt động dưới danh nghĩa văn minh, âu hóa, tiến bộ... âm mưu của bọn thực dân thật là thâm cay, nó làm cho tầng lớp thanh niên Việt Nam sa chân vào trụy lạc mà quên đi lòng yêu nước thương nòi. Những sân quần vợt, tiệm may Âu hóa của vợ chồng Văn Minh, khách sạn Bồng Lai là những minh chứng.
Làm đĩ tuy là một cuốn sách giáo dục tâm lý thiên về phạm trù đạo đức, nhưng ta thấy thấp thoáng trong đó những tệ nạn xã hội như gái điếm, thuốc phiện, nhà chứa...ngay từ những trang đầu ta đã thấy xuất hiện dấu hiệu của tệ nạn xã hội, những cái xấu xa được che đậy thật kín đáo, một nhà chứa mà dù là những tay sành chơi nhưng nếu không có người mách nước cho thì không bao giờ biết:
“Không! Dù là ngài đã ăn chơi lọc lõi, đã trải đời hết sức, đã biết rõ đủ các mặt trái nhơ nhuốc của xã hội đi nữa, chắc ngài cũng phải đến phân vân như chúng tui mà thôi, chớ ngài không thể có ngay cái tính khinh đời ngạo mạn dám tin ngay rằng sự mãi dâm lại có thể đóng đại bản doanh ở trong một nơi như nhà này” [7, 436].
Thế đấy, tệ nạn xã hội đã lan vào mọi ngốc ngách của xã hội dưới nhiều hình thức tinh vi khác nhau. Có lẽ những cái đó chỉ có Vũ Trọng Phụng mới nhìn thấy.
Tệ nạn xã hội được Vũ Trọng Phụng nêu lên rất kỹ trong những tác phẩm của mình, những nhân vật của ông không chỉ là trong hư cấu mà đó là những nhân vật ngoài đời bước vào trong tác phẩm. Ông như là kính chiếu yêu đem soi chiếu vào những tên máu mặt đương thời làm lộ rõ hết những chân tơ kẻ tóc của chúng. Hách là ai? Chẳng phải hư cấu, hắn là một nhân vật quan trọng trong xã hội ngày ấy mà tên tuổi và ảnh hưởng được ghi trong cuốn những nhân vật Đông Dương in năm 1941. Bà Phó Đoan cũng không phải là một nhân vật hư cấu, mà nó được chế thành từ những câu chuyện đời thực... Sỡ dĩ chúng tui đưa ra những dẫn chứng đó là vì để khẳng định lại một lần nữa rằng những gì mà Vũ Trong Phụng viết về tệ nạn xã hội trong những tác phẩm của ông thì đều là những vấn đề nổi cộm trong xã hội lúc bấy giờ...
2.2.2. Chủ đề về đạo đức
Đạo đức là một phạm trù xã hội mà bất kì thời đại nào cũng cần có. Nó như là thước đo cho nhân cách của con người, là cầu nối giữa người với người với nhau.
Trong Giông tố đạo đức chủ yếu xoay quanh một gia đình loạn luân nhưng nội dung, ý nghĩa vượt xa phạm vi sinh hoạt đạo đức gia đình, trước hết, đó là một bức tranh xã hội được vẽ bằng những nét bút tái tạo, găy gắt mà chân thực, toát lên lời kết án dữ dội của nhà văn: cái bã vật chất đã làm biến đổi đạo đức của con người. Không một tác phẩm nào đạo đức lại trở nên xa xỉ như trong Giông tố. Trong một gia đình mà cha cưỡng hiếp vợ của con, con lại thông dâm với vợ bố và anh em lại lấy nhau... một mối quan hệ dùng dằng, phức tạp nhưng đăc biệt là nó đã vượt qua ranh giới của đạo đức.
Nghị Hách một con người mất hết nhân cách đạo đức, lừa cho bạn phải đi tù, hãm hiếp vợ bạn tạo thành đứa con vô thừa nhận là Long, cưỡng dâm vợ chưa cưới của con trai mình. Ngay bản thân chung đụng không biết với bao nhiêu người mà khi chứng kiến cảnh vợ ngoại tình thì lại lồng lộn lên. Chính bà cả vợ của Hách đã tố cáo hắn:
“Ừ đấy! Bà thế đấy!... Nó là cung văn thật đấy nhưng mà bụng dạ nó tốt, nó ăn ở có nhân có nghĩa... Nó còn hơn cái mặt mày! Đồ lường đảo! Quân giết người! Đồ lường thầy phản bạn! Quân hiếp dâm!... Ừ mày cứ li dị bà đi, rồi bà tố cáo tội lường gạt, tội giết người của mày trước pháp luật cho mà xem! Mày về hỏi mười một con vợ lẽ của mày, xem có phải mày đã hiếp chúng không? Có phải mày đã bỏ bã rượu vào nhà bố mẹ chúng, để bố mẹ chúng bán rẻ cho mày không?” [7, 220]
Bao nhiêu việc mình làm y chưa từng chột dạ nhưng khi chứng kiến vợ ngoại tình thì làm cho Hách như có dịp ôn lại cả quá khứ bỉ ổi của lão, chính sau đó, trong bữa tiệc thiết đãi ở Tiểu Vạn Trường thành, hắn đọc một bài diễn văn rất kêu, nói đến luân lý, đạo đức, bác ái, bình dân... Khi đang thực hiện buổi diễn thuyết của mình thì óc lão hiện ra cảnh vợ chung đụng với kẻ khác, nghĩ đến Long là con lão, đến Tú Anh là con riêng của vợ mình thì bất chợt nước mắt ứa ra. Những giọt nước mắt đó làm cho những người trong buổi diễn thuyết đó cảm động. Chưa bao giờ ngòi bút Vũ Trong Phụng lại mỉa mai cay đắng như trong bài diễn văn đó. Đạo đức gì ở Nghị Hách chứ? Phát chẩn cho bần dân cùng kiệt ư? đó chẳng qua là âm mưu trong việc thực hiện vươn lên chức nghị trưởng của y mà thôi. Phát chẩn cho dân, đó là một nghĩa cử cao đẹp và nó xuất phát từ tình thương của con người, hay nói cách khác là xuất phát từ đạo đức. Vậy mà cách phát chẩn của Nghị Hách ta xem có được không. Bần dân thì chen chúc nhau chờ bố thí từ sáng sớm vậy mà đến 8 giờ cuộc phát chẩn mới bắt đầu, mà lại “bắt đầu bằng những roi vọt của lính và tiếng kêu khóc của dân”. Ấy vậy mà sau cuộc phát chẩn đó lại là một bữa đại tiệc uy nghi cho việc dự lễ gắn huy chương của y. Hắn thương gì dân chúng chứ, Hách chỉ xứng đáng là một kẻ đạo đức giả. Đạo đức gì mà sắp xếp nên cuộc hôn nhân cho chính hai đứa con đẻ của mình chứ. Đạo đức là cái nhân bản của con người, nhưng dường như cái nhân bản đó đã không còn ngự trị trong con người của Hách từ đã rất lâu rồi. Thật là không còn chút đạo đức nào khi cho hai đứa con đẻ của mình lấy nhau, mà còn lại ra vẻ đạo đức:
“Thưa các bà, các cô, các ngài, đây là con gái tôi. Nó không lấy chồng quan, nó không lấy trạng sư, bác sỹ. Nó lấy một người chồng nhũn nhặn, một hột máu rơi của giai cấp lao khổ, một đại biểu của bình dân, là đứa trẻ vô thừa nhận này!” [7, 231]
Chưa bao giờ đạo đức lại trở nên xa xỉ như thế. Cả Nghị Hách, cả Long, cả Tú Anh lẫn ông già Hải Vân đều thế. Xem ra Tú Anh chỉ là nạn nhân của đạo đức mà thôi, Tú Anh có học, tuấn tú là một người mà ta tưởng như là thấu tình đạt lý khi ép bố mình lấy lẽ Mịch, khi gã em gái của mình cho Long, nhưng những việc làm đó chẳng qua chỉ là để cứu vớt cái thanh danh cho Hách mà thôi. Ông già Hải Vân và cả Tú Anh nữa cuối cùng cũng đã hiểu rõ mọi chuyện của gia đình Hách, nhưng trong bữa tiệc, khi nghị Hách ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status