Truyện ngắn Thạch Lam – truyện ngắn Pauxtốpxki: sự gặp gỡ của phong cách nghệ thuật - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Truyện ngắn Thạch Lam – truyện ngắn Pauxtốpxki: sự gặp gỡ của phong cách nghệ thuật



Trần thuật tựsựbao giờcũng được tiến hành với một chủthểkểnhất định. Đó là người
đứng ra kểlại câu chuyện và tổchức các yếu tốkhác loại vào trong chỉnh thểcủa cái nhìn và
sựthụcảm. Vì vậy, đặc điểm tưduy, cá tính, cái nhìn, quan niệm của người trần thuật được
khắc ghi trong mỗi văn bản nghệthuật.
Sửdụng một cách nghệthuật hai cách trần thuật cơbản , kết hợp với sựlựa
chọn điểm nhìn linh hoạt, Thạch Lam – Pauxtốpxki đã tạo ra cái “duyên” của lời kể, cách kể,
“thổi hồn” cho những truyện ngắn vốn không có chuyện.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

bụi cây rậm rạp” (Cây
tường vi) [65, tr. 247]. Bản hợp xướng của tiếng hót chim họa mi, tiếng cá quẫy, tiếng tù và
mục đồng là khúc nhạc nền cho cảnh gặp gỡ tình cờ, thú vị giữa Masa và anh phi công. Bức
tranh cánh đồng quê rực rỡ, sống động thật hòa hợp với tâm trạng vui tươi, háo hức khám
phá điều mới mẻ ở họ. Những màu sắc được hòa phối khéo léo, tạo thành một bức tranh
tuyệt mĩ của vùng thảo nguyên. Ở đó, Pauxtốpxki như nhà họa sĩ tài hoa đã nắm bắt được cái
hồn của hoa cỏ và tạo nên những tuyệt tác của thiên nhiên:
“Hai bên đường, những cây tường vi mọc cao lút thành một bức tường dựng đứng. Hoa
tường vi nở còn ướt át, đỏ rực như những ngọn lửa, đến nỗi những tia nắng nằm trên vùng lá
bên những bông hoa tường vi cũng trở nên lạnh lẽo và nhợt nhạt hơn. Tưởng như những đóa
hoa tường vi đó đã vĩnh viễn đứt lìa khỏi những cành đầy gai góc và lơ lửng trên không như
những ngọn lửa nhỏ rực rỡ.
[…] Từng quãng một, những bụi tường vi lại cắt quãng bằng những bụi hoa cựa gà nở
rộ chĩa lên những bông hoa hình nến màu xanh sẫm gần như màu đen. Phía sau, cỏ và hoa
đủ các loại, quấn quýt vào nhau, lấp lánh gờn gợn như những làn sóng đầy nắng, cả một khu
vườn um tùm trăm hồng nghìn tía: xa trục thảo đỏ và trắng, hoa hồng tử thái, hoa cẩm quỳ
dại, ánh sáng rọi vào cánh hoa trong suốt hồng lên, hoa cúc trắng như tuyết và hàng trăm
thứ hoa khác mà cả hai đều không biết gọi chúng là gì” [65, tr. 254].
Bức tranh hoa đồng cỏ nội có thêm nét duyên dáng, sinh động bởi sự góp mặt của các
loài vật vùng thảo nguyên:
“Trong rặng tường vi, những con ong vàng vành đen cần mẫn bay vo vo.Thực vậy,
trong bầy ong giống như những dải băng ngắn của những chiếc mề đay Xanh Gioóc ngày
xưa. Và bọn ong này cũng dũng cảm như những chiến sĩ dạn dày chiến trận, chúng chẳng sợ
người, lại còn sẵn sàng gây gổ với người nữa.
[...] Những con cun cút phành phạch vụt bay lên từ mặt đất. Một con gà nước núp dưới
cái hốc ẩm ướt của một thân cây đã chết, cất tiếng kêu cùng cục, nhạo bác tất cả mọi chuyện
trên đời. Đàn sơn ca run rẩy bay lên không, nhưng tiếng hót của chúng lại không từ nơi
chúng đang bay lên mà như từ phía sông đưa lại” [65, tr. 254].
Quả thật, sự phối hợp, đan cài giữa chúng đã tạo nên bức tranh toàn cảnh tựa như một
kì quan của tạo hóa.
Ở Gió biển, trong phút giây bối rối vì hạnh phúc, ngỡ ngàng, cảnh được khúc xạ qua
tâm trạng của anh lính thủy thật lãng mạn:
“Sương mù đẫm nắng nằm trên Maxcơva. Mọi cửa sổ đều mở toang. Cái tươi mát của
ban đêm ùa vào những khung cửa sổ ấy. Buổi sáng ra đời trong ánh lấp loáng ẩm ướt của
trận mưa vừa qua. Trong buổi sáng này người ta đã cảm giác trước một mùa hè dài, những
cơn mưa rào ấm áp, những buổi hoàng hôn trong suốt, những cánh hoa đoạn bay dưới
chân” [65, tr. 289].
Trong Cầu vồng trắng, lúc Pêtrốp cô đơn, cảnh thật ảm đạm, đìu hiu: “Dãy núi Alatao
đứng sững ở phía nam thành phố như một bức trường thành màu xám. Tuyết đã rắc lên các
đỉnh núi. Buổi tối trong những căn nhà đều giá lạnh, im lìm và tối tăm”, “ban đêm vừng
trăng nhô lên trên những rặng thùy dương trơ trụi và trong ánh sáng chói chang, thành phố
có một vẻ gì dữ dội” [65, tr. 324]. Còn trong niềm hạnh phúc vô biên khi chạm tay đến tình
yêu, cảnh bỗng chuyển đổi đầy thơ mộng: “Và vùng sáng xanh biếc của những vì sao mọc
trên đỉnh núi nối đuôi nhau thành chuỗi dài lấp lánh” [65, tr. 331]. Ở Bình nguyên tuyết phủ,
ngay từ những dòng đầu của truyện, cảnh vắng lặng, rợn ngợp bởi tuyết trắng, báo hiệu một
cuộc đời cô đơn, u buồn: “Đại dương đẩy những bọt sóng dài lên bãi cát. Năm qua tháng lại
sóng ầm ĩ không mỏi và Alan đã quen với tiếng sóng đến nỗi chàng không còn để ý đến nó
nữa. Ngược lại, sự yên lặng ở chung quanh đã làm chàng ngạc nhiên. Chàng có cảm giác
cùng với tuyết, yên lặng đang từ trên trời rơi xuống” [65, tr. 355]. Bóng tối và sắc trắng của
bình nguyên tuyết phủ đan dệt thành một khung cảnh kì ảo, êm đềm, làm dậy lên trong Alan
dòng tâm tư như những đợt sóng cồn
Cũng theo cơ chế ấy, truyện của Thạch Lam là những bức tranh xoay theo cái trục tâm
trạng của nhân vật. Đó là cảnh đẹp thần tiên của một đêm trăng vùng hạ du ở Nắng trong
vườn: “Trên mặt sông, một cơn gió mát hiu hiu thổi, tiếng sông róc rách vỗ vào mạn thuyền
như một thứ nhạc vui (…) Hai bên bờ sông, ruộng mạ non phớt theo chiều gió, nương chè
sắn thắm ở ven đồi, mờ dần đằng xa sau một làn sương nhẹ” [44, tr. 69]. Bức họa vùng quê
có sự đan cài giữa các điệu xanh của cây cối thể hiện một sức sống tràn trề và những thanh
âm trong trẻo, mộc mạc từ thiên nhiên. Cảnh làm nổi bật “cái tình yêu đang réo rắt trong
lòng nàng (nhân vật Hậu – người viết chú thích)” [44, tr.69] và cả nhân vật tôi. Hai đứa trẻ
mở đầu với bức tranh phố huyện chiều tối. Bức tranh ấy mở ra khung cảnh yên ả, thanh
bình:“Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái ngoài đồng ruộng
theo gió nhẹ đưa vào” [44, tr. 149].
Tóm lại, chính tình yêu nước thiết tha và niềm rung cảm mãnh liệt trước cái đẹp của tạo
hóa là “nội lực” để Thạch Lam và Pauxtốpxki, qua những truyện ngắn của mình, đã tái tạo
nên gương mặt thiên nhiên mang đậm phong vị, “hồn cốt” dân tộc.
Ở phương diện nội dung tự sự, Thạch Lam và Pauxtốpxki đã có sự gặp gỡ trong việc
lựa chọn hiện thực phản ánh là những cảm xúc mới mẻ, bất chợt của con người và cái đẹp
tiềm tàng, khuất lấp. Bằng sự nhạy cảm bản năng của người nghệ sĩ đích thực, Thạch Lam và
Pauxtốpxki đã lắng nghe những vang động trong tâm hồn nhân vật và khắc họa một thế
giới nội cảm đa dạng, phong phú mà hết sức vi tế của con người.
Bên cạnh đó, ngòi bút của Thạch Lam và Pauxtốpxki hướng đến những con người dung
dị bình thường trong cuộc sống, khai quật vỉa quặng tâm hồn, lối sống của họ và trải lên
trang văn những nét đẹp sống động, bất ngờ. Pauxtốpxki đã phát hiện trong những con
người Nga chân chất, bình dị một tâm hồn đa cảm, thánh thiện, yêu cái đẹp, luôn hướng đến
những điều cao cả. Họ thay mặt tiêu biểu cho tính cách Nga: nhân hậu, bộc trực, bao dung,
cao thượng. Thạch Lam phơi bày lên trang văn của mình vẻ đẹp kín đáo của tâm hồn Việt,
(nhất là vẻ đẹp của người phụ nữ): danh dự, nghĩa tình, triết lí sống dung hòa, cởi mở.
Sự giao thoa giữa văn hóa Việt và Nga đậm nhất ở lĩnh vực lối sống là cách ứng xử
đậm đà tình nghĩa của họ. Tình người được thăng hoa. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa
Việt Nam, văn hóa ứng xử của người Việt là trọng tình: “Xét về quan hệ giao tiếp, nguồn
gốc văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn đến người Việt Nam lấy tình cảm,
lấy sự yêu, sự ghét làm nguyên tắc ứng xử. Nếu trong tổng thể, người Việt Nam lấy sự hài
hòa âm dương làm nguyên lý chủ đạo nhưng vẫn thiên về âm ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status