Người yêu dấu (Beloved) của Toni Morrison dưới góc nhìn huyền thoại - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: HUYỀN THOẠI – THUẬT NGỮVÀ NHỮNG VẤN ĐỀ. 27
LIÊN QUAN
1.1.Giới thuyết vềkhái niệm . 27
1.1.1. Huyền thoại . 27
1.1.2. Cổmẫu và ý nghĩa của “những biểu tượng mang tính hằng số”. 31
1.2. Cổmẫu trong Người yêu dấu. 36
1.2.1. Các hình ảnh . 36
1.2.2. Các motif . 48
Chương 2: HÌNH ẢNH NGƯỜI MẸVĨ ĐẠI VÀ NHỮNG KHỔNẠN. 56
2.1. Nguyên lí tính Mẫu trong huyền thoại phương Đông và
phương Tây . 56
2.1.1. Biểu tượng của sựkhởi thủy và quyền lực tối thượng . 57
2.1.2. Biểu tượng của sựtrù phú, thịnh vượng. 61
2.1.3. Nạn nhân của sựthiếu công bằng nơi Thượng Đế. 64
2.2. Người mẹvĩ đại và những khổnạn trong Người yêu dấu.66
2.2.1. Baby Suggs thần thánh . 66
2.2.2. Sethe và khát vọng vươn đến tựdo, hạnh phúc . 77
Chương 3: SỰHIẾN TẾVÀ TÁI SINH TRONG NGƯỜI YÊU DẤU. 91
3.1. Hiến tế- Tái sinhnhưlà đềtài gốc huyền thoại . 91
3.1.1. Hiến tế- lễthức thiêng liêng của tín ngưỡng nguyên thủy . 92
3.1.2. Tái sinh– yếu tốtương hỗtrong định thức “chết đi – sống lại” . 99
3.2. Hiến tế- Tái sinhnhưlà một motif trung tâm trong Người yêu dấu.100
3.2.1. Những con người không mang tầm vóc người và những thân phận bị hiến tế. 100
3.2.2. Người yêu dấu và các cấp độtái sinh . 106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 117
PHỤLỤC. 125

Bên cạnh vị nam thần là nữ thần tối cao – người mẹ, cụ tổ thông thái và
thanh khiết, là bà nội. Nam thần thì vĩ đại còn nữ thần thì đẹp đẽ (…). Nam
thần dạy cách tiến hành chiến tranh và sử dụng vũ khí, còn nữ thần dạy quay
tơ, dệt vải, gặt hái. Thơ ca bắt nguồn từ ông, còn truyền thuyết từ bà. Trong
luật cổ đại, quyền lực của người cha bắt rễ khá sâu. Ông đặt đứa con mới
sinh lên đầu gối và nhận ra nó. Đồng thời trong luật lệ dân gian cổ xưa còn
ghi nhận là: đầu tiên thì những người phụ nữ chiếm địa vị xã hội cao. Sự
trọng vọng phụ nữ của người Đức đã được Tacit (nhà sử học La Mã – người
viết chú thích) ghi nhận và lịch sử đã chứng minh điều này từ các thế kỉ
Trung cổ. [64, tr. 200]
Nhân vật thay mặt cho các vị Nữ thần mà Grimm nhắc tới là Maria. Vai trò
của Maria trong truyện cổ Đức gắn liền với “những đặc điểm đa thần giáo dịu
dàng” và “không một nền thơ ca nào có thể đặt cái gì đối nghịch nó”, “Maria lúc
thì là đức mẹ, lúc là người thợ dệt, lúc thì là cô gái sẵn sàng giúp đỡ mọi người”
[64, tr. 197].
Tương tự đối với những người nông dân Ý, nhìn chung Maria đã chiếm vị trí
hết sức quan trọng trong các tín niệm của họ.
Trong huyền thoại Ấn Độ, nhân vật đóng vai trò quan trọng của sự sáng thế
là Parvati – nữ thần mẹ trong truyền thuyết của người Hindu, vợ của thần Shiva vĩ
đại. Tiền thân của bà là Devi hay còn gọi là Mahadevi (Đại nữ thần) – một nhân vật
tổng hợp bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau của nữ thần trong một loạt các hiện
thân trái ngược nhau. Trong các nền văn hóa ban sơ của Ấn Độ, nữ thần mẹ là
Shakti, cội nguồn của mọi năng lượng trong vũ trụ, đem lại sự phì nhiêu cho mặt
đất. Một số hiện thân của nữ thần này có liên quan đến sức mạnh của thiên nhiên
như Ushas – bình minh, Ganga – dòng sông. Về sau bà được bao gộp vào trong
truyện thần thoại về sáng thế mang tính phụ hệ của người Hindu, với tư cách là vợ
của thần Shiva. Ngoài ra, ở một số quốc gia châu Á khác, các vị Nữ thần và huyền
tích về công lao sáng thế của họ vẫn được gìn giữ và lưu truyền cho đến tận ngày
nay. Theo huyền thoại sáng thế của người Dayak tại Borneo, Jata là tiên nữ trên trời
đã tạo ra mặt đất và đồi núi trong giai đoạn sáng thế thứ hai. Thần thoại Nhật Bản
thì ghi nhận rằng vị Hoàng đế đầu tiên của nước Nhật là hậu duệ của nữ thần mặt
trời Amaterasu. Còn trong thần thoại Việt Nam, câu chuyện về khởi nguyên của thế
giới gắn liền với hình ảnh của hai vị thủy tổ Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng với sự
tích bọc trăm trứng.
Rõ ràng tuy được hình thành từ nhiều quốc gia khác nhau nhưng giữa những
câu chuyện trên ta vẫn dễ dàng lần ra mối dây liên hệ: nguồn gốc của mọi dân tộc
đều liên quan mật thiết đến vai trò tạo tác của người phụ nữ. Những huyền tích trên
cho ta cảm nhận sâu sắc hơn nhận định: huyền thoại là tài sản chung của nhân loại
và từ những câu chuyện về các vị thần mà con người từ khắp nơi trên thế giới có thể
xích lại gần nhau để hiểu nhau nhiều hơn.
Trong xã hội cổ đại, quyền lực của những vị thánh thường được hiện thực
hóa vào một nhân vật cụ thể trên trần thế, một con người bằng xương bằng thịt.
Người ấy có thể là nữ hay nam tùy thuộc vào quan niệm của mỗi dân tộc và đức tin
của mỗi tôn giáo. Người Đức cổ đại cho rằng người phụ nữ có một uy lực thiêng
liêng và chính vì vậy mà họ đã tiếp nhận những lời nói của những người này như
những lời phán truyền. Vì là cầu nối giữa cõi thiêng và cõi tục nên đôi khi người
phụ nữ còn được tôn thờ như những vị thánh sống. Tại vùng đất Argos, những viên
tư tế (người phụ trách việc thờ cúng thần linh của cả cộng đồng) thường là phụ nữ
và có khả năng phán bảo những lời tiên tri. Ở Madura (đảo Java), thần linh cũng
thường chọn “người phát ngôn” của mình là phụ nữ hơn là nam giới. Trong thời kì
thị tộc mẫu hệ của xã hội nguyên thủy, phụ nữ thường đảm đương những trọng
trách của cộng đồng và giữ quyền định đoạt mọi vấn đề thiết yếu trong gia đình.
Với những người châu Phi thuộc “thuyết nữ quyền” thì họ cho rằng những người
phụ nữ da đen, và cả những nữ văn sĩ gốc Phi sống trên đất Mĩ có khả năng thay đổi
cả nền văn hóa Mĩ không chỉ về giới tính, giai cấp mà còn cả về vấn đề chủng tộc.
Tóm lại, sâu thẳm trong cõi vô thức của mỗi dân tộc đều lưu giữ cho riêng
mình hình ảnh của một vị Nữ thần Mẹ. Hình ảnh ấy vừa như là biểu tượng của sự
chở che, nâng đỡ tinh thần của họ mỗi khi gặp phải những trở ngại hay biến cố
trong cuộc sống, vừa tượng trưng cho một chốn bình an để họ dừng chân hòng mưu
cầu sự yên ổn trong tâm hồn. Đất Mẹ – nơi khởi thủy cũng là chốn tìm về và bao
giờ cũng được hướng đến với một niềm tôn kính.
2.1.2. Biểu tượng của sự trù phú, thịnh vượng
Trong cách nhìn nhận của người dân Hi Lạp, những vị thần tiên bất tử ngự
trên núi cao lắm khi chẳng mang lại lợi ích gì cho con người, thậm chí họ còn gây
ra bao tai họa, là nỗi khiếp nhược của những sinh vật nhỏ bé, yếu ớt (sự say mê vô
độ các thiếu nữ phàm trần của Zeus chẳng hạn). Ngược lại, có hai vị thần mặt đất
được xem là những người bạn tốt thực sự của loài người. Đó là Demeter – Nữ Thần
Lúa Bắp, con gái của thần Cronus và Rhea, và Dionysus – vị thần Rượu. Trái ngược
với vẻ lạnh lùng xa cách của các thần Olympus, Nữ thần Demeter với tính cách gần
gũi, thân thiện đã chiếm được cảm tình tuyệt đối của người dân lao động. Bằng sự
ân cần, bà đã dạy cho con người cách trồng bắp – một trong những loại cây lương
thực chính của họ. Sự ra hoa, kết quả của cánh đồng bắp đầu tiên cũng chính là dấu
hiệu cho biết cuộc sống của loài người đã dần đi vào ổn định. Nếu như công việc
chính của người đàn ông trong thời kì thị tộc nguyên thủy là săn bắn và đánh nhau
thì nhiệm vụ chủ yếu của những người phụ nữ là chăm sóc vườn tược. Và khi ấy, họ
- những người bà, người mẹ đảm đang – lại cảm giác an tâm hơn khi nhận được sự
hướng dẫn tận tình của một vị Nữ thần mà sau này họ tôn kính gọi là Nữ thần Lúa
Bắp. Họ tin rằng mùa màng sẽ tươi tốt hơn nếu nhận được sự trợ giúp từ những hạt
lúa thiêng của Demeter. Sân đập lúa cũng đặt dưới sự che chở của bà. Trên sân đập
lúa thiêng liêng, khi họ sàng sẩy thì “đích thân Demeter, vị nữ thần tóc vàng như
bắp chín, sẽ phân chia hạt và trấu riêng ra trong luồng gió thổi” [21, tr. 53]. Điều
khiến cho Demeter được người dân kính trọng hơn nữa là bà không chấp nhận lối
hiến tế đẫm máu như các vị thần khác. Phẩm vật để đền đáp công ơn của bà đơn

giản chỉ là sự k...


xQh13o5jY88Kx3q
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status