Vai trò của tổ chức công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ lao động luôn biến đổi không ngừng. Bên cạnh đó trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, người lao động ở vị thế yếu hơn. Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử thì vai trò trọng tâm của tổ chức công đoàn vẫn là thay mặt nhằm bảo vệ quyền và lợi ích gắn liền với nghề nghiệp của người lao động. Do vậy, công đoàn luôn thu hút được số đông người lao động tham gia. Cùng với những yếu tố khác, công đoàn có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt vai trò của mình.
Trước tình hình đó việc tìm hiểu, nghiên cứu, xem xét mọi khía cạnh của tổ chức công đoàn khi thể hiện vai trò của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động là cần thiết và có tính chất rất thực tiễn. Qua đó có thể đưa ra những mặt hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế đó và những kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể của pháp luật ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của công đoàn nhằm tạo ra một hành lang pháp lý giúp cho công đoàn thực hiện tốt chức năng thay mặt và bảo vệ trong giai đoạn mới. Mặc dù hệ thống pháp luật đã qua nhiều lần sửa đổi bổ sung và vấn đề này cũng đã được sự quan tâm đóng góp của nhiều người nhưng cho đến nay hoạt động của tổ chức công đoàn vẫn gặp phải những lúng túng, khó khăn, nhiều vấn đề còn chưa được quan tâm đề cập hay còn bỏ ngõ.
Xuất phát từ những đòi hỏi khách quan và cấp bách trên, tác giả muốn tham gia đóng góp vào hoạt động xây dựng, đánh giá và hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nói chung và trong lĩnh vực đại diện, bảo vệ người lao động khi xảy ra tranh chấp lao động của tổ chức công đoàn nói riêng, cũng như để nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn của tổ chức công đoàn. Do đó tác giả chọn đề tài “Vai trò của tổ chức công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động”.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là công nhân viên chức lao động, đoàn viên công đoàn và hoạt động của công đoàn các cấp.
Từ những mục đích, yêu cầu của đề tài, tiểu luận gồm những nội dung cơ bản sau: Phần lời nói đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung gồm những phần cơ bản sau:
Chương I: Cơ sở lý luận.
Chương II: Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc thay mặt và bảo vệ người lao động khi xảy ra tranh chấp lao động.
Chương III: Thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động.
Với phạm vi nghiên cứu đề tài và những kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập tại trường cũng như trong quá trình tiếp xúc với thực tiễn, tác giả đã cố gắng nghiên cứu vận dụng một cách cơ bản những quy định của pháp luật, đồng thời kết hợp với nghiên cứu thực trạng để hoàn thiện tốt nhất đề tài này. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không tránh những sai sót, hạn chế nhất định, rất mong sự nhận xét đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Những vấn đề lý luận về tranh chấp lao động
1.1.1. Khái niệm về tranh chấp lao động
Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ lao động chủ yếu được thiết lập thông qua hợp đồng lao động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi giữa NLĐ và NSDLĐ. Thực chất đây là quan hệ dựa trên sự hiểu biết quan tâm lẫn nhau để đạt được những lợi ích mà mỗi bên đặt ra. Chính vì mục đích đạt được lợi ích tối đa là động lực trực tiếp của cả hai bên mà giữa họ khó có thể dung hòa được những quyền lợi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng lao động. NLĐ thường có nhu cầu tăng lương, giảm giờ làm và được làm việc trong môi trường lao động ngày càng tốt hơn. Ngược lại, NSDLĐ lại có xu hướng tăng cường độ thời gian làm việc, giảm chi phí sản xuất… nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn. Những đòi hỏi ngược chiều này sẽ trở nên bất đồng, mâu thuẫn nếu hai bên không biết dung hòa quyền lợi của nhau để đạt được mục đích chung. Do đó, sự phát sinh tranh chấp lao động giữa hai bên là điều không thể tránh khỏi.
Cho đến nay, do đặc điểm tình hình và điều kiện cụ thể khác nhau mà mỗi nước có những quy định khác nhau về TCLĐ. Từ đó, mỗi quốc gia có những cơ chế giải quyết TCLĐ khác nhau. Theo pháp luật Inđônêxia, TCLĐ là “Sự tranh chấp giữa Công đoàn và Ban quản lý hay NSDLĐ”, mở rộng phạm vi hơn, pháp luật Malayxia lại cho rằng “TCLĐ là bất kỳ sự tranh chấp giữa NSDLĐ với công nhân của người đó mà có liên quan đến việc sử dụng lao động hay những điều kiện làm việc bất kỳ một công nhân nào kể trên” [Đặng Đức San (1996), Tìm hiểu pháp luật về giải quyết TCLĐ, NXB TPHCM].
Ở nước ta, khái niệm TCLĐ cũng được thể hiện trong BLLĐ 1995 sửa đổi, bổ sung năm 2006 định nghĩa TCLĐ như sau “TCLĐ là tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa NLĐ, tập thể lao động với NSDLĐ” (khoản 1 điều 157 BLLĐ).
Từ những định nghĩa trên TCLĐ có thể được nhận diện dựa vào những đặc điểm:
- TCLĐ luôn phát sinh, tồn tại gắn với quan hệ lao động. Điều đó có nghĩa là sự bất đồng, sự mâu thuẫn giữa NLĐ và NSDLĐ luôn phát sinh từ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên chủ thể trong quan hệ lao động.

/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status