Lá số tiền định của kim lăng thập nhị kim thoa trong Hồng Lâu Mộng - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Lá số tiền định của kim lăng thập nhị kim thoa trong Hồng Lâu Mộng



Lá sốcủa đại tiểu thưnhà họGiảvẽhình một cây cung, trên cây cung treo một
quảphật thủcùng với lời sấm:
Sau tuổi hai mươi đã trải đời,
Kìa hoa lựu nởcửa cung soi.
Ba xuân nào được bằng xuân mới,
Thỏgặp hùm kia giấc mộng xuôi [10, tập 1, tr.107].
Trong lá sốnày ta thấy tác giảtiếp tục sửdụng nghệthuật song quan, nghĩa là
dùng từ đồng âm đểám chỉnhân vật. Hình ảnh cây cung là một vũkhí tượng trưng
cho mâu thuẫn và chiến tranh, đồng thời chữ“cung” còn đồng âm với chữ“cung”
trong chữcung vi, cung đình. Còn quảphật thủ, âm Hán Việt là “hương duyên” đọc
là “xiang yuán” đồng âm với chữ“yuán” là “nguyên”, ẩn tên “Nguyên” của Giả
Nguyên Xuân. Cuộc đời GiảNguyên Xuân được dựbáo trong lá sốtiền định là:



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hơ thứ ba của bản dịch đã không chuyển tải được thời điểm Thám Xuân đi
lấy chồng qua hình ảnh ẩn dụ “thanh minh”: “Thanh minh thế tống giang biên vọng”
(Thanh minh khóc tiễn bên sông đứng nhìn). Thanh minh là thời điểm thích hợp để
thả diều nhưng đó cũng là tiết của ma quỷ, là thời điểm rất xấu. Chính lúc ấy Thám
Xuân lại rời gia đình đi lấy chồng xa.
Trong gia đình họ Giả, nhất là trong các chị em, Thám Xuân là người tương đối
tỉnh táo và có cái nhìn thấu suốt hơn cả, đồng thời nàng cũng là cô gái mang nhiều
hoài bão và ước mơ, nhưng sinh bất phùng thời “gặp lúc nhà suy vận cũng suy”.
Những câu nói, nhận định xác đáng, phản ánh đúng thực trạng gia tộc họ Giả đều
xuất phát cửa miệng nàng. Chính nàng là người nhận thấy mâu thuẫn sâu sắc trong
gia đình, trong nội bộ giai cấp thống trị, luôn tranh giành đấu đá lẫn nhau, mọi người
chỉ hận là không thể ăn thịt được nhau. Nàng cũng nhận thấy gia tộc mình không sớm
thì muộn sẽ lâm vào cảnh cây đổ vượn tan đàn. Cho nên việc Thám Xuân lấy chồng
xa chẳng phải là chuyện ngẫu nhiên. Việc nàng lấy chồng xa, một mặt cho thấy sự
chia rẽ trong gia đình quý tộc phong kiến, mặt khác nó là kết cục tất yếu của việc
Thám Xuân quản lý gia đình thất bại.
2.3.4. Lá số thứ tư (Lá số của Sử Tương Vân).
Trên lá số của nàng Sử Tương Vân có một bức họa vẽ hình đám mây bay, một
dòng nước chảy cùng bài thơ:
Giàu sang cũng thế thôi.
Từ bé mẹ cha bỏ đi rồi.
Nhìn bóng chiều ngậm ngùi,
Sông Tương nước chảy mây Sở trôi [10, tập 1, tr.108].
Hai câu thơ đầu cho thấy Tương Vân sinh trong một gia đình phong kiến hào
môn vọng tộc, giàu sang danh giá. Câu nói lưu truyền trong dân gian: “Cung A phòng
xây lên ba trăm dặm đã đủ chưa? Họ Sử đất Kim Lăng ở vẫn không vừa”[10, tập 1,
tr.85] chính là nói đến gia tộc của Tương Vân. Nhưng cuộc đời cô tiểu thư con nhà
quyền quý ấy có thực sự sung sướng hạnh phúc không? Lá số tiền định của nàng cho
biết: Tương Vân mồ côi cha mẹ từ tấm bé “từ bé mẹ cha bỏ đi rồi”. Tuy sống trong
gia đình giàu sang nhưng không ai quan tâm chăm sóc nên tuổi thơ của nàng thiếu
vắng tình cảm gia đình. Nàng chỉ có thể một mình đối diện với ráng chiều mà thương
cho số phận mình. Câu thơ cuối: “Sông Tương nước chảy mây Sở trôi” cùng với
hình ảnh một đám mây bay, một dòng nước chảy trong bức họa ẩn tên của Tương
Vân. Đồng thời “sông Tương” và “mây Sở” còn là điển cố, là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ
hạnh phúc gia đình tạm thời, ngắn ngủi của Tương Vân.
2.3.5. Lá số thứ năm (Lá số của Diệu Ngọc).
“Muốn sạch mà không sạch.
Rằng không chửa hẳn không.
Thương thay mình vàng ngọc,
Bùn lầy sa vào trong”[10, tập 1, tr.108].
Bài thơ với ngôn từ giản dị dễ hiểu, tác giả không dùng hình thức ám chỉ nên
chúng ta có thể thấy ngay đây là lá số của Diệu Ngọc. Diệu Ngọc xuất gia một cách
miễn cưỡng nên nàng chưa thể dứt khỏi vòng tục luỵ. Khi sống trong am Lũng Thuý
nơi Đại quan viên, Diệu Ngọc đã có những ẩn tình thầm kín với Giả Bảo Ngọc nên
dù đã ở chốn không môn nhưng “không chửa hẳn không”. Là một ni cô nàng chọn
cách sống thanh cao trong sạch nhưng vẫn không thoát khỏi sự quấy nhiễu của người
đời. Nên cuối cùng bị cướp bắt, phải chịu tiếng ô nhục mà cũng không thể giữ được
tấm thân trong sạch. Thế nên kết cục nàng phải lâm vào cảnh:
“Thương thay mình vàng ngọc,
Bùn lầy sa vào trong”.
2.3.6. Lá số thứ sáu (Lá số của Giả Nghênh Xuân).
Lá số tiền định của Nghênh Xuân vẽ hình con lang dữ, đuổi bắt một mỹ nữ định
ăn thịt, dưới có câu:
Rõ ràng giống sói Trung Sơn,
Gặp khi đắc ý ngông cuồng lắm thay.
Làm cho hoa liễu thân này,
Hoàng lương giấc mộng mới đầy một năm [10, tập 1, tr.108]
Trong lá số này tác giả Tào Tuyết Cần đã sử dụng hai biện pháp nghệ thuật: điển
cố và chiết tự.
“Sói Trung Sơn” là điển cố lấy từ truyện ngụ ngôn cổ đại Trung Quốc. Triệu
Giản tử là đại phu nước Tấn, cuối thời Xuân Thu, đi săn ở Trung Sơn, ông bắn trúng
một con sói, sói bị thương bỏ chạy, trên đường chạy trốn, nó gặp Đông Quách tiên
sinh. Đông Quách tiên sinh cứu nó bằng cách giấu vào cái đãy sách đeo trên vai. Sau
khi thoát chết, sói không những không nhớ ơn ngược lại còn đòi ăn thịt Đông Quách
tiên sinh [14, tr.74-79]. Từ câu chuyện trên, ba chữ “Sói Trung Sơn” trở thành điển cố
dùng để chỉ người chuyên lấy oán trả ơn, phản trắc lang tâm. Ngoài ra, người Trung
Quốc còn dùng từ này để chỉ người chồng độc ác, ngược đãi vợ con. Bên cạnh đó hai
chữ “tử hệ” trong câu thơ nguyên tác: “Tử hệ Trung Sơn lang” ghép lại thành chữ
“tôn” ám chỉ họ của Tôn Thiệu Tổ, người chồng xấu xa của Nghênh Xuân. “Hoàng
lương” là điển cố ám chỉ cuộc sống của Nghênh Xuân ngắn ngủi như một giấc mộng
mà thôi.
Giả Nghênh Xuân bị gả cho Tôn Thiệu Tổ cũng giống như lấy phải loài lang sói,
người chồng phản trắc ấy hành hạ, ngược đãi nàng không chút xót thương khiến cho
Nghênh Xuân chỉ một năm sau khi lấy chồng đã không chịu nỗi sự giày vò về thể xác
và tinh thần đành phải giã từ dương thế trong đớn đau, tuyệt vọng.
2.3.7. Lá số thứ bảy (Lá số của Giả Tích Xuân).
Tích Xuân đã chọn cho mình một hướng đi khác so với các chị em nhưng cũng
bất hạnh không kém. Lá số tiền định của Tích Xuân vẽ một tòa miếu cổ, trong đó có
một mỹ nhân ngồi xem kinh, có mấy câu phán:
Biết rõ ba xuân cảnh chóng già,
Thời trang đổi lấy áo cà sa.
Thương thay con gái nhà khuê các,
Một ngọn đèn xanh cạnh phật bà [10, tập 1, tr.108].
Câu thơ đầu cho thấy Tích Xuân đã nhìn thấy cuộc đời của Tam xuân: Nguyên
Xuân, Nghênh Xuân, Thám Xuân, người mất sớm, người bị chồng bạc đãi đến chết,
người lấy chồng xa không biết số phận ra sao. Ba người chị là ba cảnh đời bất hạnh
mà Tích Xuân đã sớm nhìn thấy và nàng nhận thức được rằng cuộc sống thật phù du.
Thế nên Tích Xuân quyết tâm xa lánh chốn ô trọc nhiều thị phi, tìm đến chốn thiền
môn, mong cho mình có được những ngày tháng an lành. Cuộc đời Tích Xuân tuy
thoát khỏi những ưu tư, phiền muộn thế tục nhưng vốn là một tiểu thư quen sống
cuộc đời nhung lụa có kẻ hầu người hạ như nàng giờ đây phải cam sống cảnh đời tu
hành, cô tịch, thanh đạm. Cuộc sống của nàng tuy không đến nỗi phải lâm vào cảnh
khất thực nhưng số phận của một tiểu thư con nhà gia thế mà cuối cùng phải chịu
cảnh sống cơ cực như thế thì cũng thật đáng thương.
2.3.8. Lá số thứ tám (Lá số của Vương Hy Phượng).
Lá số của Phượng Thư vẽ hình một núi băng, trên có một con chim phượng mái.
Có mấy câu phán:
Chim phượng kìa sao đến lỗi thời,
Người đều yêu mến bực cao tài.
Một theo hai lệnh, ba thôi cả,
Nhìn lại Kim Lăng luống ngậm ngùi [10, tập 1, tr.108 – 109].
Lời thơ trên cho thấy đây là một người phụ nữ đầy tài năng, thông minh sắc sảo
nhưng sinh bất phùng thời. Hình ảnh “núi băng” tượng trưng cho phủ Giả, “chim
phượng” là hình...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status