Khảo sát một số câu tục ngữ có nhiều cách hiểu - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Khảo sát một số câu tục ngữ có nhiều cách hiểu



Thái độ đánh giá ở đây là của người sửdụng câu TN đối với vấn đề được đềcập. Khi
có sựtương đồng giữa điều câu TN muốn nói với thực tếkhách quan nào đó, thì người ta sẽ
dùng câu TN đểthểhiện, nói lên ởdạng cô đọng, ngắn gọn. Đối với những câu TN đơn
nghĩa thì không có gì đáng bàn. Nhưng đối với những câu TN có nhiều nghĩa mà cùng thể
hiện một đối tượng, hàng động thì cần chú ý. Hiểu câu TN nhưthếnào là phụthuộc
vào thái độ, đánh giá của người nói đối với đối tượng được đềcập. Chúng tôi xin nêu một số
trường hợp:



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ếu xác định “Bút (thì) sa, gà (thì) chết thì
vô nghĩa.
3.1.1.4. Mô hình: Lành (Nên) làm A, vỡ (không nên, thủng, rách…) làm B. Thí
dụ: Lành làm thúng, vỡ làm mê; Nên làm cột mạ, không nên hạ cột con;... Ý nghĩa chung
của các câu này nói về nguyên vật liệu được tận dụng: tốt lành thì làm ra thứ cao cấp; xấu,
hỏng thì làm hàng thứ phẩm, không để uổng phí. Đối với con người cũng vậy: tùy theo năng
lực, điều kiện của từng người mà sử dụng vào các công việc thích hợp, làm việc lớn không
được thì làm việc nhỏ, làm công việc cao sang không được thì làm những việc bình thường,
đơn giản,... chứ không có chuyện không làm, không dùng. Có sức thì dùng vào việc nặng,
người yếu thì dùng vào việc nhẹ, thông minh thì cho chỉ huy, không thì sai vặt,... Chúng ta
cũng có câu tương tự như các câu trên nhưng hiểu khác nhau: Lành làm gáo, vỡ làm muôi,
lôi thôi làm thìa:
- Không có vật gì, người nào bỏ phí cả, tùy công dụng, khả năng mà dùng: gáo dừa
khô được tra cán vào dùng để múc nước, nếu gáo bị vỡ làm đôi thì gọt đẽo thành cái muôi
(giá) để xúc cơm, múc chè,… Nếu muôi bị vỡ nữa hay gáo bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ thì
dùng làm muỗng cũng được [2, 10, 46, tr.782, 396, 172].
- Thái độ bất cần, muốn sao thì sao [10, tr. 396].
Như vậy, chúng ta thấy rằng nghĩa thứ nhất hợp lí hơn. Thí dụ: “Tuy chị vẫn nghĩ và
nói trước mặt chồng “Lành làm gáo, vỡ làm muôi” nhưng lúc này chị không kịp nghĩ đến
câu ấy” [Nguyễn Khải – Xung đột, tr. 57].
Nghĩa thứ hai chỉ là nghĩa phụ, có chút tiêu cực vì không thể hiện thái độ coi trọng sự
vật, sự việc, con người,…
Tóm lại, mặc dù có những ngoại lệ, dị biệt như trên, nhưng chúng tui cũng mạnh dạn
đề xuất cách hiểu ở một số câu TN theo hệ thống mô hình cấu trúc câu. Có thể có những bất
cập, nhưng trước mắt, qua khảo sát một số câu ở trên, chúng tui thấy cách làm này là có sơ
sở, chấp nhận được, ít nhất là đối với những câu đã khảo sát.
3.1.2. Hệ thống dị bản, đồng nghĩa, gần nghĩa
TN luôn luôn được lưu truyền trong không gian và thời gian, qua từng thời kì, giai
đoạn, địa phương, từng cá nhân khác nhau. Quá trình lưu truyền như vậy, tất yếu dẫn đến sự
biến đổi của tác phẩm. Sự biến đổi có thể xảy ra hai khả năng sau:
- Sự biến đổi vượt quá độ, quá giới hạn, nội dung thay đổi thì trở thành một tác phẩm
khác. Thí dụ: Ăn muối còn hơn chuối chết (Ăn muối còn hơn chuối chát), Ăn chung, mủng
riêng (Ăn chung, mùng riêng),...
- Sự biến đổi chưa vượt quá độ, chưa quá giới hạn, nó vẫn là nó, vẫn nội dung đó
nhưng có thêm sắc thái mới. Đây là hai bản khác nhau của cùng một tác phẩm, chúng là dị
bản. Thí dụ: Đắm đò nhân thể giặt mẹt (Đắm đò nhân thể rửa trôn), Đứa dại để trôn, người
khôn xấu hổ (Đứa dại cởi truồng, người khôn xấu mặt),...
Chúng tui dùng hệ thống dị bản, những câu đồng nghĩa, gần nghĩa để hỗ trợ việc lựa
chọn cách hiểu. Bởi lẽ giữa các dị bản với câu đang xét có mối quan hệ gần gũi với nhau.
Thứ nhất, chỉ mức độ, sắc thái nghĩa có thay đổi chút ít nhưng nói chung chúng có cùng sợi
dây ngữ nghĩa. Thứ hai, các dị bản phần lớn đều có chức năng tường giải, làm rõ nghĩa cho
nhau. Thứ ba, chúng tui chọn “nghĩa này” vì thực tế “số đông” (các dị bản) đã có nghĩa như
vậy. Sau đây là một vài câu TN:
1. Bán gà ngày gió, bán chó ngày mưa. Cây này được các sách hiểu khác nhau như sau:
- Một kinh nghiệm mua bán gà: hàng hóa (gà , chó,...) mà đem bán không đúng lúc
(ngày gió, ngày mưa,...) thì mất giá. Bởi vì vào ngày gió thì lông gà xù lên, xơ xác, không
mượt, mồng tái mét,… ngày mưa thì lông chó bết vào, thân thể còm rọm, run lên, trông kém
mã [2, 10, 19, tr. 116, 52, 171].
- Người ta tin rằng gà hay toi về mùa có gió, còn khi trời mưa thì người ta thích ăn
thịt chó. Bán thế có lợi [46, tr. 28].
Với câu TN trên, chúng tui tìm được một số dị bản sau: Bán gà kiêng ngày gió, bán
chó kiêng ngày mưa [10, tr. 52], Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa [7, tr. 161].
Qua hai dị bản trên, rõ ràng đây là một lời khuyên không nên bán gà vào ngày có gió
mạnh, bán chó vào ngày mưa nhiều. Hai dị bản này đã góp phần làm rõ nghĩa hơn, chi tiết
hơn, cụ thể hơn nghĩa của câu TN trên (cũng tức là câu TN trên cô đọng hơn, hàm súc hơn
hai dị bản). Và dĩ nhiên, cách hiểu thứ nhất đối với câu TN, theo chúng tui là hợp lí, có cơ
sở. Còn cách hiểu thứ hai thì chưa thuyết phục, chưa bao quát vấn đề. Theo như lời giải
thích của tác giả thì phải bán gà vào mùa có gió và bán chó khi trời mưa. Nhưng chúng tui
không tìm thấy câu TN hay dị bản nào nói về việc bán chó ngày mưa hay trời mưa thì người
ta thích ăn thịt chó. Lại nữa, nếu trời mưa người ta thích ăn thịt chó thì đây cũng không phải
là hiện tượng phổ biến. Như vậy, cho “trời mưa thì người ta thích ăn thịt chó” là một sự suy
diễn thiếu cơ sở đích đáng. Nguyên nhân có lẽ do tính cô đúc của câu TN so với hai dị bản.
Ta còn có một dị bản nữa còn ngắn hơn các câu trên là: “Gà ngày gió, chó ngày mưa” [10,
tr. 295]. Câu này, về hình thức thì không còn cho ta biết là “bán” hay “không bán” nữa. Nếu
ai có đầu óc nặng về suy diễn thì có thể hiểu khác nhau: có thể “bán” hay “không bán”, có
thể: “ăn” hay “không ăn”, “nuôi” hay “không nuôi”,... Và như vậy thêm một lần nữa khẳng
định rằng, cấu trúc cô đọng, hàm súc của TN có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau,
trong đó không loại trừ những cách hiểu áp đặt, tùy tiện,... Và cũng cho ta thấy rằng “quá
trình hình thành dị bản của tục ngữ nhiều khi là quá trình diễn ra sự rút gọn các ngôn từ vốn
đã cô đọng” [58, tr. 258].
2. Ai ăn trầu người ấy đỏ môi. Câu này được hiểu:
- Ai giỏi ai hay mặc họ hay tỏ thái độ bàng quan đối với thắng lợi của người khác
[10, 46, tr. 14, 07].
- Người nào cũng phải trực tiếp đón nhận kết quả của hành vi mình đã gây ra. Làm
đẹp sẽ được đẹp, làm xấu sẽ bị cười chê, làm chuyện tàn ác sẽ bị lên án [2, tr.09].
Chúng ta có một số câu đồng nghĩa, gần nghĩa sau: Ai ăn mặn người ấy khát nước;
Ai đắp nấm người ấy ấm mồ; Ai cởi truồng người ấy xấu; Ai đi chùa người ấy được phước;
Ai chửa nấy đẻ; Ai làm người ấy chịu; Ai đội mũ lệch người ấy xấu;...
Các câu này, tuy sắc thái nghĩa từng câu khác nhau nhưng có điểm chung là quan hệ
giữa các vế trong câu giống nhau: nguyên nhân (điều kiện) – kết quả. Có nguyên nhân này
thì có kết quả tương ứng, người nào làm việc gì thì chính người ấy phải nhận lấy kết quả từ
việc làm đó. Chẳng hạn, người nào cởi truồng thì chính người ấy phải xấu hổ (trừ trường
hợp bệnh tật, vô cảm), người nào đội mũ lệch thì chính người ấy phải chịu xấu hổ (theo
quan niệm xưa),... Trường hợp “Ai ăn trầu người ấy đỏ môi ” cũng tương tự: người nào ăn
trầu (trầu màu đỏ) thì chính người ấy phải nhận lấy kết quả là “đỏ môi” theo cả nghĩa đen
lẫn nghĩa bóng. Như vậy, cách hiểu thứ hai
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status