Truyện ngắn chiến tranh của Ernest Hemingway - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Truyện ngắn chiến tranh của Ernest Hemingway



Trong Con sông lớn hai lòng I+II, dòng sông thân yêu thời thơ ấu lại là không gian ẩn
mình lý tưởng cho Nick đểanh vượt qua những thương tích quá lớn trong chiến tranh. Không
gian thiên nhiên trong lành trong những chuyến đi câu là nơi Nick gửi gắm niềm ưu tư, tâm sự
mà anh không thểchia sẻcùng ai. Chính không gian dòng sông, khu rừng yên tĩnh ấy làm anh
quên đi những ám ảnh vềtội ác, bạo lực và cái chết mà anh đã chứng kiến, thậm chí là nạn nhân
trong chiến tranh. Sựthật là có trường hợp nhiều cựu binh Mỹ đã từng tham chiến ởViệt Nam
không thểsống nổi ởthành phốhay nhà của mình nên vào rừng cắm trại ởmột mình nhưnhân
vật Nick. Trong Lời giới thiệuvềNick trong Con sông lớn hai lòng, James Fenton viết: họ
“quay về, nhận thấy không thểsống nổi ởthành phốhay nhà của mình, bèn vào rừng cắm trại
hay làm những túp lều nhỏsống biệt lập với mọi người.” [96]. Trong luận án của mình, Trần
ThịThuận xem sông, suối, khu rừng, tuyết trắng là sựcứu rỗi của nhân vật Nick [81, tr.123].
Theo chúng tôi, không gian sông, suối, khu rừng chỉlà không gian trú ẩn của Nick. Đó là không
gian đểnhân vật quên đi những biến cốkhốc liệt của chiến tranh và đểtạo sựcân bằng cho
cuộc sống
và hủy diệt.
Đặc biệt không gian trong truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway rất hạn hẹp. Nó
được giới hạn trọng một phạm vi nhất định. Đó là một không gian đầy ấn tượng, một lát cắt đặc
sắc của hiện thực. Điều này tạo nên sự thiếu hụt tích cực trong cảm nhận của người đọc. Nó
như một thứ ngôn ngữ nghệ thuật độc đáo của E. Hemingway.
Có khi không gian của truyện ngắn chiến tranh E. Hemingway như: không gian những
trận chiến, không gian những cuộc rút lui, chiếc cầu, bệnh viện, chiếc giường… được mở rộng
trong tiểu thuyết của ông và trở nên những hình tượng giàu ý nghĩa. Nó như sự nối dài cánh tay
truyện ngắn để đạt bề sâu của nó. Chính vì vậy không gian chiến tranh là đặc điểm quan trọng
để xác định truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway.
CHƯƠNG 3: Nhân vật trong truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway
3. 1. Nhân vật và nhân vật truyện ngắn
3. 1. 1. Nhân vật
Nhân vật (hay nói đầy đủ hơn là nhân vật văn học) là khái niệm quen thuộc trong nghiên
cứu văn học. Hầu hết các từ điển văn học, thuật ngữ văn học đều nhắc đến khái niệm này.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, nhân vật văn học là:
Con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học… Nhân vật văn học là một đơn
vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống.
Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người… Nhân vật văn
học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người.
[40, tr.235-236]
Trong 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân bổ sung: “Nhân vật văn học là một trong
những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường
phái hay dòng phong cách” [3].
Như vậy các nhà nghiên cứu, các nhà văn thống nhất về khái niệm nhân vật ở các điểm
như: nhân vật là con người trong tác phẩm, có lời nói, hành động, cảm xúc. Chúng có khả năng
khái quát con người, thể hiện quan niệm, lí tưởng thẩm mĩ của con người. Nói như B. Brêch:
“Nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của con người sống,
mà là hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả” [71, tr.210]. Nhân vật
trong tác phẩm rất đa dạng, có khi là con
người, loài vật, đồ vật…
Đó là khái niệm nhân vật văn học nói chung.
3. 1. 2. Nhân vật truyện ngắn
Nhiều nhà văn, nhà thơ hiểu nhân vật truyện ngắn theo những cách khác nhau. Nguyễn
Đức Nam cho rằng: “Nhân vật truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã
hội, ý thức xã hội hay tồn tại xã hội hay trạng thái tồn tại của con người” [63, tr.240]. Nhà
văn Nguyễn Minh Châu lại nhận xét: “nhân vật là một lát cắt của dòng đời” [20, tr.102]. Nhà
văn Bùi Hiển lại có quan điểm: nhân vật trong truyện ngắn thường phát khởi từ “một khoảnh
khắc trong cuộc đời con người mà dựng lên… khoảnh khắc mà nhân vật thể hiện đầy đủ nhất ý
chí, tình cảm của con người.” [44, tr.98]. Vũ Thị Tố Nga (Đại học Hải Phòng) cho rằng:
“Truyện ngắn thường chớp lấy cái thần thái của nhân vật” [65] …
Từ những ý kiến trên, ta thấy nhân vật truyện ngắn là nhân vật có những đặc điểm của
nhân vật văn học nói chung song nó được miêu tả hết sức ngắn gọn. Nó có thể là chỉ vài nét
phác thảo về một phần đời, một chốc lát, một khoảnh khắc của con người. Nó có thể không đầu,
không cuối, không tên, không tuổi, không tính cách, không quá khứ, tương lai, không có kết
cục... Song không phải vì vậy mà sự phản ánh hiện thực của nó kém đi. Với đặc thù ngắn gọn,
cô đọng, nhân vật của truyện ngắn đã mô tả hiện thực bằng cách riêng của mình. Vì thế, nó là
sứ giả truyền đi thế giới quan, nhân sinh quan của nhà văn. Nhân vật truyện ngắn có thể chỉ
được khắc họa qua một lát cắt hay một tình huống nên sức biểu hiện của nó phục thuộc vào
cường độ cảm xúc và sự chắc lọc của chi tiết của tác giả.
Với cách hiểu khái niệm nhân vật văn học như vậy, chúng tui chỉ khảo sát nhân vật trong
truyện ngắn chiến tranh của Hemingway là con người cụ thể, con người chịu tác động bởi chiến
tranh.
3. 2. Nhân vật trong truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway
Nhìn chung, nhân vật của Hemingway rất đa dạng và sống động. Đó là những con người
cụ thể như: đấu sĩ bò tót, gã đi săn, người đi câu, những người lính, viên sĩ quan, ông lão, bà cụ,
phụ nữ, hài nhi… Các nhân vật của E. Hemingway đủ các thành phần nghề nghiệp và màu da.
E. Hemingway cho rằng ông cấu tạo ra “những con người sống”, “những con người chứ không
phải nhân vật”. André Maurois nhận xét: “Nhân vật của Hemingway rất sống. Họ không nói tới
tâm hồn của họ. Họ không bày tỏ tình cảm của họ, họ đòi ăn, uống, họ chửi tục, cười, không có
gì ngoài những cái đó.” [29, tr.142]. Cách miêu tả nhân vật của E. Hemingway rất ấn tượng.
Ông tập trung miêu tả những điểm nổi bật của nhân vật tạo nên các phản ứng và gây cho người
đọc cảm xúc.
Đặc biệt, nhân vật của E. Hemingway rất phức tạp, nhất là tính cách. Theo Lê Huy Bắc,
hai yếu tố trong tính cách nhân vật E. Hemingway là “phong độ chịu đựng dưới áp lực” và “bất
khả bại”. Các yếu tố đó đã hòa tan vào hai nét cơ bản quan niệm con người của Hemingway:
con người ý thức và con người ám ảnh [7, tr.73]. Nhân vật của E. Hemingway ý thức về sự đổ
vỡ và thân phận của con người, nhất là con người trong chiến tranh. Đào Ngọc Chương cũng
nhận xét: “Nhân vật của Ernest Hemingway vừa theo đuổi một điều gì đó rất riêng vừa phải hội
nhập vào thế giới khó hội nhập hay vừa bị ám ảnh riêng cần che giấu vừa phải bày tỏ mình
trước người khác như một nỗ lực khẳng định nhân cách” [25].
Theo chúng tôi, nhân vật trong sáng tác của E. Hemingway nói chung và nhân vật
truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway nói riêng là những nhân vật sống động, phong phú.
Đó là những con người trong thời đại chiến tranh hỗn loạn, những con người bị tác động khủng
khiếp của chiến tranh. Đó là những con người với những nỗi sợ hãi, ám ảnh khủng khiếp. Tuy
nhiên họ là những con người chán ghét bạo lực, chiến tranh và khao khát tự do, hòa bình.
Với cách nhìn nhận chung như vậy về nhân vật của E. Hemingway, khi khảo sát truyện
ngắn chiến tranh của E. Hemingway, chúng tui chia các kiểu nhân vật sau:
3. 2. 1. Những người tham chiến
Trong truyện ngắn chiến tranh, hình ảnh những người tham chiến được coi là tiêu điểm.
Nói đến những người tham chiến là nói đến những người trực tiếp cầm súng hay phục vụ tại
chiến trường. Trong truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway, những người tham chiến là
viên...


kPfglueaydZD10u
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status