Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh



MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời Thank
Mục lục
Danh mục các chữviết tắt
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: PHƯƠNG PHÁP ĐỌC SÁNG TẠO TRONG GIỜDẠY
HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG ỞTRƯỜNG THPT
1.1. Bản chất, đặc trưng và tác dụng của phương pháp đọc sáng tạo . 16
1.1.1. Bản chất của phương pháp đọc sáng tạo. 16
1.1.2. Đặc trưng và tác dụng của phương pháp đọc sáng tạo. 16
1.2. Những tiền đềkhoa học của phương pháp đọc sáng tạo . 19
1.2.1. Quan điểm mỹhọc tiếp nhận . 19
1.2.2. Quan điểm khoa học giáo dục – lí luận dạy học hiện đại . 23
Chương 2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỌC SÁNG TẠO
TRONG GIỜDẠY TÁC PHẨM THƠTRỮTÌNH Ở LỚP 12 TRƯỜNG THPT
2.1. Những yêu cầu chính đối với việc vận dụng phương pháp đọc
sáng tạo vào giờhọc thểloại thơtrữtình ởlớp 12 trường THPT. 27
2.1.1. Vấn đềloại thểvăn học với việc dạy học thơtrữtình . 27
2.1.2. Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học tác phẩm
thơtrữtình ởtrường THPT . 40
2.2. Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học bài thơSóng
của Xuân Quỳnh. 52
2.2.1. Về đềtài của văn bản nghệthuật và tâm thếtiếp nhận của
người đọc - học sinh.52
2.2.2. Tìm nhân vật trữtình của bài thơ. 52
2.2.3. Tìm hiểu, phát hiện ý nghĩa theo kết cấu văn bản . 53
2.2.4. Tìm giọng điệu và ngôn ngữthơ. 55
2.2.5. Những điều cần lưu ý khi thúc đẩy hoạt động đồng sáng
tạo của học sinh. 57
2.3. Những yêu cầu đối với giáo viên . 58
2.4. Thiết kếbài dạy đọc - hiểu bài thơSóng . 58
2.5. Thuyết minh giáo án thực nghiệm . 68
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯPHẠM
3.1. Mô tảthực nghiệm. 75
3.1.1. Mục đích và nhiệm vụthực nghiệm . 75
3.1.2. Đối tượng của thực nghiệm. 75
3.1.3. Thời gian và quy trình tiến hành thực nghiệm. 76
3.2. Tổchức thực nghiệm. 76
3.2.1. Giao nhiệm vụthực nghiệm. 76
3.2.2. Theo dõi tiến trình giờdạy thực nghiệm . 76
3.3. Đánh giá kết quảthực nghiệm . 77
3.3.1. Nhận xét kết quảhọc tập của lớp thực nghiệm. 77
3.3.2. Xửlí kết quảthực nghiệm. 77
3.4. Kết luận chung vềthực nghiệm . 79
3.5. Kết quảthu nhận được từphiếu tham khảo ý kiến GV và HS . 82
KẾT LUẬN. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 88
PHỤLỤC. 92



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

t thời máu lửa của một đơn vị anh hùng - đoàn quân Tây Tiến.
Những kỷ niệm về kháng chiến, cứ dồn dập, đậm dần lên trong tâm hồn của
người đại đội trưởng ấy, tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” vẫn
sống mãi trong trái tim của mỗi người lính Tây Tiến vừa lãng mạn vừa anh
hùng: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/ Mường Lát hoa về trong đêm
hơi.”.
Tuy nhiên, đọc thành tiếng như vừa nói, dù sao cũng chỉ mới là bước
thâm nhập đầu tiên tạo ấn tượng cho cảm thụ chứ chưa phải thể hiện yêu cầu
cơ bản của đọc. Chính vì thế, vào thời điểm triển khai cải cách môn văn vào
những năm giữa thập niên 80, khi vận dụng đst, chúng ta có sự ngộ nhận về
khái niệm đọc, do quá chú ý tới các biện pháp đọc như vừa đề cập mà ít quan
tâm tới việc khai thác, khám phá kết cấu ngôn từ, hình tượng bài thơ nên đã
có những bất cập khi vận dụng. Giờ văn thường thấy đọc nhiều cách nhưng
vẫn xoáy vào việc đọc thành tiếng, đọc theo cảm xúc và đó chỉ là những hoạt
động bên ngoài của khái niệm đọc. Đúng như Krudiashep đã nói: “Nghệ thuật
phải đào tạo ra những người nghệ sĩ, không phải với ý nghĩa nghề nghiệp mà
với ý nghĩa là gợi lên nhu cầu giao tiếp với cái đẹp, phát triển các năng khiếu
nghệ thuật”[52,tr.43]. Đó chính là yêu cầu quan trọng chủ yếu của việc dạy
học tác phẩm văn chương. Đọc tác phẩm chính là quá trình người đọc thâm
nhập bài thơ để chỉ ra được cái hay, cái đẹp của văn bản nghệ thuật một cách
tinh tế, chính xác và có sức thuyết phục. Bởi thế, có người gọi đây là “giải mã
thông điệp” để nhằm nắm trúng được ý nghĩa do nhà thơ gởi qua bản thông
điệp của mình. Khi tìm hiểu bài thơ Tràng giang trong nhịp điệu trầm lắng
của tiết tấu thất ngôn, người đọc phải căn cứ vào những từ ngữ, hình ảnh thể
hiện để nhận ra tâm trạng nhà thơ. Hình ảnh con thuyền trôi “xuôi mái ” sóng
không vỗ vào mạn mà “nước song song” rồi sóng “buồn”, nước “sầu” mang
theo “củi một cành khô lạc mấy dòng”. Cành củi ấy như một thân phận lạc
loài, bơ vơ không định hướng. Một cành củi khô bỗng như có linh hồn là nhờ
có lối đảo ngữ “củi một cành khô” làm liên tưởng tới thân phận con người
trước dòng đời xô đẩy. Vì thế, trong bước đọc, người cảm thụ phải tìm ra cái
hay cái đẹp của sự gắn bó giữa nghệ thuật và nội dung của tác phẩm. Người
đọc không những cần nắm những kiến thức về lí luận, lịch sử, vốn sống mà
trước hết phải có kiến thức về ngôn ngữ. Chẳng hạn với hai câu thơ: “Non cao
những ngóng cùng trông/ Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày.” trong bài
“Thề non nước” của Tản Đà, nếu người đọc không có kiến thức về ngôn ngữ
thì không thể thấy được sự độc đáo, sáng tạo của ông trong cách sử dụng từ
ngữ “khô” để cực tả nỗi nhớ mong của non đối với nước. Chỉ có từ “khô” mới
diễn tả hết tình yêu thuỷ chung của non dành cho nước. Chính vì yêu mà nước
đã khóc vì nhớ non đến khi nước mắt không còn để khóc nữa. Muốn phân tích
được cái hay cái đẹp của từ “khô” người đọc phải huy động các từ ngữ có thể
thay thế cho từ khô như: cạn, tuôn, trào, từ đó đem so sánh giá trị của chúng
khi được thay vào câu thơ xem chúng có lột tả được những điều nhà thơ muốn
gửi gắm hay không, nhờ vậy HS sẽ tìm ra đúng ý nghĩa của từ mà nhà thơ đã
sử dụng. Do vậy, để tiến hành quá trình đọc có hiệu quả, chúng ta cần tìm
những biện pháp cụ thể của đst như sau:
 Đọc diễn cảm: Đọc diễn cảm được xem là một cách thức dạy văn
khá quen thuộc trong nhà trường. Tác dụng của biện pháp này, xét về bản chất
vẫn dựa trên những đặc trưng của phương tiện ngôn ngữ âm thanh là chất liệu
tạo nên hình tượng nghệ thuật. Về cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng ta tích luỹ
được nhiều hiểu biết để có thể phát huy thế mạnh của biện pháp dạy học này.
Đọc diễn cảm chính là sự bình tâm lắng nghe và tìm ra cái giọng điệu của nhà
thơ bộc lộ qua đó. Như GS Lê Trí Viễn bộc bạch: “Thông thường đứng trước
một bài văn, câu thơ, thậm chí một đọc văn, sau khi làm mọi động tác cần
thiết, kể cả việc tìm hiểu chữ nghĩa ở bước khởi đầu, tui đọc đi đọc lại, đọc to,
đọc thầm, có khi ngâm nga nếu là thơ, nhiều ngày, có khi đứt quãng, có khi
liên tục và chú ý lắng nghe thử nó gợi cho mình cái gì, nó nói với mình cái gì
là chính. Có thể coi đó là lời tâm sự sâu kín nhất trong lòng bạn, có tỏ ra hết
lòng với bạn thì bạn mới trao cho mình nghe”[41,tr.63]. Có thể xem đây là
yêu cầu của cảm thụ thể hiện bằng đọc. Đọc chính là con đường đi vào tác
phẩm như đã từng biết. Nhờ đó tiếng nói của nhà thơ sẽ được tái hiện theo
dòng tưởng tượng của người đọc khám phá ra cái giá trị chứa đựng trong tác
phẩm.
Đọc diễn cảm, do vậy là bước thực hiện việc thâm nhập tác phẩm bằng
cảm thụ trực tiếp của người đọc. Vì thế, việc đọc diễn cảm có thể diễn ra mọi
lúc trong quá trình thâm nhập văn bản nghệ thuật. Yêu cầu đọc diễn cảm là
diễn tả sự cảm thụ, thể hiện năng lực phân tích tác phẩm của người đọc. Việc
chuẩn bị để đọc diễn cảm không những phải dựa trên tiền đề các kết quả phân
tích mà còn đòi hỏi phải đào sâu và làm phong phú thêm những kết quả đó.
Quả vậy, để xác định rằng, khi đọc, cần đưa vào tác phẩm những cảm xúc và
tư tưởng gì thì phải cảm nhận được tâm trạng, lĩnh hội được hình tượng của
bài thơ. Chỉ có thể tìm ra ngữ điệu đúng đắn nếu tiếp cận được giọng thơ của
tác giả và đồng thời cảm giác tư tưởng của tác giả tạo nên âm hưởng nào
trong tâm hồn của bản thân ta, cảm giác cái gì là thân thiết với ta trong tư
tưởng đó, trong dòng tình cảm đó. Vì thế, các tác giả của công trình nghiên
cứu phương pháp do Rez chủ biên, khi hướng vào việc “phát hiện giai điệu cơ
bản, âm hình chủ đạo của cách đọc” khi đọc bài thơ “Cánh buồm” của
Lermontov đã đề ra việc soạn bảng “phối âm cảm xúc” để có tính nhất quán,
tính hoàn chỉnh của ấn tượng khi nghe bài thơ. Đây là một kinh nghiệm bổ
ích. Vì thế, chúng ta có thể vận dụng kinh nghiệm này vào dạy học các bài thơ
trữ tình, nhất là với những văn bản - tác phẩm có nội dung phong phú và hình
thức biểu đạt đa dạng các sắc thái biểu cảm. Chẳng hạn, chúng ta có thể lập
một bảng “ phối âm cảm xúc” như vậy khi đọc diễn cảm các bài thơ “Việt
Bắc”, “Bên kia sông Đuống”, “Tây Tiến”, “Sóng”, “Tiếng đàn ghi ta của Lor-
ca”.
Ngoài ra cũng cần thấy, hình thức đọc diễn cảm mang ý nghĩa nghệ
thuật cao, có sức cuốn hút người nghe, đó là giọng đọc, ngâm của các nghệ sĩ.
Hình thức này có tác dụng hỗ trợ cho việc cảm thụ trực tiếp tác phẩm nhưng
không thể thay thế việc tự đọc của HS.
Bên cạnh đọc diễn cảm, chúng ta còn có thể vận dụng các biện pháp
của ppđst nhằm tạo ra sự đồng thể nghiệm tích cực khi đọc t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status